Vtv2 đánh giá tác động môi trường

Đánh giá môi trường chiến lược và Đánh giá tác động môi trường là công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý môi trường ở mỗi quốc gia, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Điều đó góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam.

Trong những năm vừa qua, ĐTM đã trở thành một trong các nội dung quan trọng của quá trình, lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, việc đánh giá môi trường chiến lược các dự án phát triển kinh tế - xã hội hay ĐTM dự án quy hoạch xây dựng đô thị còn ít được quan tâm. Thực tiễn cho thấy, đánh giá môi tr­ường chiến l­ược th­ường thiếu và chư­a phải là nội dung của quy hoạch xây dựng vùng; đồng thời ĐTM cũng th­ường thiếu và chư­a phải là nội dung của các dự án quy hoạch xây dựng đô thị (kể cả ở giai đoạn quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết). Mặt khác năng lực quản lý môi tr­ường quốc gia và địa ph­ương hiện nay còn nhiều bất cập chư­a đáp ứng được các yêu cầu về ĐMC các dự án quy hoạch xây dựng vùng, ĐTM các dự án quy hoạch xây dựng đô thị. Trong công tác QHXD đô thị, những khu vực nhạy cảm như bãi chôn lấp chất thải rắn, trạm xử lý nước thải, nhà máy sản xuất phân vi sinh, các khu công nghiệp cũ, mới, khu nghĩa trang, nghĩa địa v.v... là những thành phần môi trường quan trọng và nhạy cảm vẫn thiếu vắng trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.

Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án quy hoạch xây dựng đô thị có ý nghĩa quan trọng, mang tính định hướng cao cho việc thực hiện các bước tiếp theo là Đánh giá môi trường dự án quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu công nghiệp (cụm công trình) và các dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể.

Hiện nay, một số trường đại học như trường Đại học Quốc gia, ĐHXD, ĐH Bách Khoa, ĐH Giao thông, ĐH Thủy Lợi đã có tài liệu giảng dạy cho môn học ĐTM. Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội cũng là một trong số các trung tâm đào tạo lớn của cả nước, có đặc thù riêng. Đối tượng đào tạo là sinh viên các ngành kiến trúc quy hoạch, xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị. Trong ngành QHXD đô thị, đối tượng của ĐMC là các dự án quy hoạch xây dựng vùng, đối tượng của ĐTM là các dự án quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng chi tiết; các dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể. Do vậy, yêu cầu về tài liệu giảng dạy môn học ĐTM cũng có những nét đặc thù riêng, khác với các trường khác.

Tài liệu được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ĐMC các dự án phát triển kinh tế- xã hội, ĐMC các dự án QHXD vùng; ĐTM các dự án QHXD đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình hay cụm công trình cũng như sự khác biệt giữa ĐMC và ĐTM; các phương pháp đánh giá tác động môi trường và khả năng áp dụng các phương pháp này để đánh giá tác động môi trường các dự án QHXD đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc cụm công trình) cụ thể.

Trong quá trình biên soạn tác giả cũng cố gắng cập nhật những tài liệu và thông tin, các văn bản pháp luật của nhà nước mới ban hành sau khi Luật BVMT Việt Nam 2005 ra đời liên quan đến ĐMC, và ĐTM.

Tài liệu được biên soạn để giảng dạy cho sinh viên các ngành quy hoạch xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị như: cấp thoát nước, giao thông, CBKT và đặc biệt là sinh viên ngành kỹ thuật môi trường của Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học khác, những người đang hoạt động trong lĩnh vực QHXD, quản lý môi trường liên quan.

VOV.VN - Để phù hợp với tình hình thực tế phát triển ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư phát triển, quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được chỉnh sửa, có nhiều điểm mới và được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020.

Theo ông Nguyễn Xuân Hải – Vụ trưởng Vụ Thẩm định Đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), đến nay đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một trong những công cụ đã phát huy tác dụng đối với công tác quản lý môi trường của Việt Nam. Để phù hợp với tình hình thực tế phát triển ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư phát triển, quy định về ĐTM đã được chỉnh sửa, có nhiều điểm mới và được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020.

Vtv2 đánh giá tác động môi trường

Ông Nguyễn Xuân Hải – Vụ trưởng Vụ Thẩm định Đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT).

Cụ thể, so với Luật BVMT năm 2014 trở về trước, Luật BVMT năm 2020 đã quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường đối với các dự án có tác động xấu đến môi trường mức độ cao trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Đồng thời các dự án này phải thực hiện ĐTM trong giai đoạn nghiên cứu khả thi. Ngoài ra, ĐTM được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Nội dung báo cáo ĐTM được quy định cụ thể trong các Thông tư hướng dẫn theo hướng ngày càng chi tiết, cụ thể, thực chất và khả thi hơn. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật trước năm 2021 giao các Bộ chuyên ngành và UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo ĐTM. Luật BVMT năm 2020 chỉ giao Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo ĐTM.

Về phê duyệt: Luật BVMT năm 1993 là phê chuẩn báo cáo ĐTM; từ năm 2005 đổi sang là phê duyệt báo cáo ĐTM và từ Luật BVMT năm 2020 là phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.

Từ trước khi ban hành Luật BVMT năm 2020, cơ quan thẩm định, phê duyệt ĐTM bao gồm Bộ TN&MT, các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ (đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình), Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM đối với các dự án có yếu tố bí mật quốc gia); UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện (thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường đối với các dự án tác động môi trường không lớn dưới dạng cam kết BVMT, kế hoạch BVMT). Tuy nhiên, Luật BVMT năm 2020, đã yêu cầu thống nhất quản lý công tác thẩm định ĐTM, cơ quan thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM chỉ còn Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư thuộc bí mật Nhà nước về quốc phòng, an ninh) và UBND cấp tỉnh.

Vtv2 đánh giá tác động môi trường

Công tác quản lý môi trường vẫn còn một số tồn tại, khó khăn nhất định, công tác phối hợp chưa chặt chẽ.

Theo Luật BVMT năm 2020, thành phần hội đồng thẩm định được quy định công khai và tạo điều kiện để nhiều thành phần được tham gia. Các chuyên gia tham gia vào Hội đồng thẩm định các cấp được chọn lựa và phần lớn đều là các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp; chất lượng chuyên gia tham gia hoạt động Hội đồng thẩm định ĐTM có khác nhau giữa các địa phương vì nhiều lý do khác nhau (yếu tố địa lý, kinh phí,…). Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM được thay thế bằng quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM.

"Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, trong quá trình thực hiện công tác ĐTM những điểm mới này khiến việc thực thi bước đầu vẫn còn một số tồn tại, những khó khăn nhất định, trong đó sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác BVMT chưa thường xuyên, liên tục nên việc theo dõi, đôn đốc các cơ sở thực hiện các yêu cầu về BVMT theo quy định còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ TN&MT với địa phương chưa thực sự chặt chẽ. Nguồn lực để thực hiện công tác ĐTM còn thiếu. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chủ dự án và đơn vị tư vấn trong quá trình thực hiện ĐTM, nhiều trường hợp Chủ dự án đã giao khoán, phó mặc cho bên tư vấn môi trường thực hiện ĐTM, trong khi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung báo cáo ĐTM là thuộc về Chủ dự án. Do không có sự phối hợp chặt chẽ này, nội dung tư vấn môi trường đưa ra trong báo cáo ĐTM đôi khi không thống nhất, thậm chí không phù hợp với nội dung của dự án đầu tư; các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đưa ra trong báo cáo ĐTM đã không được thực hiện do Chủ dự án không nắm được nội dung báo cáo ĐTM…", ông Nguyễn Xuân Hải chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Xuân Hải, hiện nay, một số dự án đầu tư mới vào Việt Nam đã, đang và sẽ áp dụng các kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT) nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm phát thải ô nhiễm. Tuy nhiên, BAT mà các chủ dự án cam kết áp dụng tại Việt Nam được đến từ nước ngoài, Việt Nam chưa xây dựng và ban hành các hướng dẫn về yêu cầu áp dụng BAT phù hợp với điều kiện thực tế, dẫn đến khó khăn trong công tác sàng lọc, lựa chọn, thẩm định các dự án đầu tư mới và các dự án nâng cấp, mở rộng, chuyển đổi công nghệ.

Ngoài ra, Điều 52 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể về một số nội dung liên quan đến khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư và khoảng cách an toàn về môi trường từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng đến khu dân cư. Trong đó, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT chủ trì xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 53 Luật BVMT, cụ thể là các cơ sở, kho tàng phát sinh bụi, mùi và tiếng ồn.

Thực tế việc triển khai các quy định về khoảng cách an toàn đã được áp dụng chung từ nhiều năm trong giai đoạn lập quy hoạch xây dựng với căn cứ áp dụng là QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, hoặc các quy định chuyên ngành như khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định của Luật Chăn nuôi, chuyên ngành dầu khí, hóa chất... Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc và thực tế đã phát sinh khiếu kiện của người dân khi các cơ sở, kho tàng không đảm bảo khoảng cách an toàn đối với khu dân cư./.