Vợ shark bình là ai

Shark Bình là doanh nhân thành đạt với 2 thập kỷ "chinh chiến" trên thương trường. Những sản phẩm, dịch vụ công nghệ kỹ thuật số mà doanh nghiệp của ông cung cấp đã và đang nâng cao chất lượng công việc, cuộc sống cho mọi người, chẳng hạn như những cái tên mPoS, VIMO, Boxme, FastGo, Ngân Lượng... JobOKO sẽ giới thiệu đến bạn chân dung vị tỷ phú này cũng như con đường sự nghiệp ấn tượng của ông để bạn đọc có thông tin đầy đủ trả lời câu hỏi Shark Bình là ai?

Những thông tin cần biết về cuộc đời và sự nghiệp của Shark Bình

1. Shark Bình là ai? Tiểu sử của Shark Nguyễn Hòa Bình

Shark Bình tên đầy đủ là Nguyễn Hòa Bình, sinh năm 1981 tại Hà Nội. Xuất phát điểm của ông được cho là có lợi thế hơn nhiều doanh nhân khác vì môi trường học tập tốt, tiến bộ. Được biết, từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Hòa Bình đã bộc lộ niềm yêu thích và tài năng trong lĩnh vực công nghệ. Ông bắt đầu học và tập tành lập trình từ những năm cấp 3, sau đó thi vào Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau những thăng trầm khởi nghiệp, ông trở thành một doanh nhân thành đạt với cương vị người sáng lập và Chủ tịch HĐQT Tập đoàn NextTech, lĩnh vực kinh doanh chính là phần mềm, các sản phẩm công nghệ và chuyển đổi số. Ngoài ra, Shark Bình cũng đầu tư sang một số lĩnh vực khác.
Tóm tắt tiểu sử của Shark Bình:

  • Tên đầy đủ: Nguyễn Hòa Bình
  • Biệt danh: Shark "tri kỷ", Shark "ngáo giá"...
  • Năm sinh: 1981
  • Quê quán: Hà Nội
  • Nổi tiếng vì: Chủ tịch Tập đoàn NextTech; Nhà đầu tư - giám khảo chương trình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam
  • Học vấn: Cử nhân Đại học Công nghệ (ĐHQGHN), thạc sĩ ngành Tin học đô thị tại Đại học thành phố Osaka (Nhật Bản)
  • Vợ: Đào Lan Hương
  • Con: 1 con trai (Minh Quân)
  • Facebook: https://www.facebook.com/SharkBinh

2. Shark Bình tài sản có bao nhiêu? giàu cỡ nào?

Khởi nghiệp từ những năm 19, 20 tuổi và hiện tại quản lý, là cổ đông lớn của hệ sinh thái NextTech, tài sản của Shark Bình chắc chắn không nhỏ. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có con số thống kê chính xác nào với tổng tài sản của ông. Nhiều người nhận định rằng Shark Bình có thể là chủ sở hữu của hàng nghìn tỷ đồng. Điều này giống như một lẽ "đương nhiên" vì tất cả các Shark của Shark Tank Việt Nam đều rất thành công và là những "cá mập" giàu có.

3. Tuổi thơ của Shark Bình NextTech

Là một người khá kín tiếng về đời tư, không có nhiều thông tin về gia đình và những năm tháng tuổi thơ, đi học của Shark Bình, ngoài việc biết ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Dù vậy, một số thông tin mà chúng ta biết được cho đến nay là trong quá trình đi học, đặc biệt là khi lên đại học, Shark Bình luôn thể hiện sự xuất sắc, giỏi giang và niềm đam mê với công nghệ của mình bằng việc tham gia và giành giải thưởng trong nhiều cuộc thi, chẳng hạn như:

  • Trí Tuệ Việt Nam.
  • Tài năng trẻ tin học.
  • Tuổi trẻ sáng tạo.

4. Con đường sự nghiệp của Shark Bình gắn với công nghệ và chuyển đổi số

4.1. Khởi nghiệp từ rất sớm

Là một 8X "đời đầu", giỏi kỹ thuật chuyên môn lại nhanh nhẹn và có máu kinh doanh, năng động, Shark Bình đã quyết định thành lập công ty phần mềm từ khi mới học năm thứ 2 đại học - sau những khoảng thời gian làm công việc lập trình cho nhiều dự án công nghệ. Hợp tác với 2 người bạn - mà một trong số đó sau này trở thành vợ của ông, 3 người có số vốn chưa tới 20 triệu nhưng đã quyết tâm "xông pha" với mục tiêu "không thành công cũng thành nhân".
Công ty đầu tiên với cái tên PeaceSoft ra đời như thế và đến năm 2003, chỉ dùng 5 phút tại hội thảo Net Booking châu Á, Shark Bình đã kêu gọi đầu tư thành công từ Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG cho công ty non trẻ của mình. Đến năm 2010, Shark Bình chuyển sang thành lập và vận hành trang thương mại điện tử Chodientu.vn - một trong những nền tảng thương mại điện tử sơ khai ở Việt Nam lúc bấy giờ.

Quá trình xây dựng sự nghiệp của Shark Bình ra sao?

4.2. "Ba chìm bảy nổi" vì khởi nghiệp

Mặc dù vào thời điểm đó, PeaceSoft chưa phải một công ty lớn nhưng hoạt động khá ổn định. Dự án Chodientu.vn và sau đó là eBay.vn (hợp tác và nhận đầu tư từ eBay) cùng vận hành và bước đầu đạt được những thành tựu nhất định. Cho đến khi các sàn thương mại Lazada và Shopee "đổ bộ" thì không cạnh tranh được nữa. Dưới thực trạng không tiếp tục chống đỡ được nữa, eBay rút, PeaceSoft đứng trên bờ vực và sự nghiệp gây dựng 10 năm của Shark Bình cũng có nguy cơ đổ vỡ. Không bỏ cuộc, Shark Bình chuyển từ thương mại điện tử sang điện tử hóa thương mại với sự ra đời của NextTech.

4.3. Ông chủ của tập đoàn công nghệ triệu USD

NextTech thực sự là một sinh thái với nhiều công ty con trong tập đoàn, thành lập vào năm 2016, đến nay đã có 20 dịch vụ điện tử hoá hoạt động ở Việt Nam cùng 8 thị trường khác (Đông Nam Á và Trung Quốc). Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thanh toán điện tử, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần, thương mại điện tử và giáo dục. Hiện NextTech có khoảng hơn 1.000 nhân viên. Vào năm 2018, doanh thu giao dịch của NextTech là 1,5 tỷ USD.
Những thành tích Shark Bình đạt được với NextTech:

  • Top 10 người có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet tại Việt Nam giai đoạn 2007-2017.
  • Top 10 công ty có ảnh hưởng đến sự phát triển Internet của Việt Nam.

4.4. Shark Bình "ngáo giá"

Nổi tiếng là một nhà đầu tư sắc sảo và khá "phũ phàng" với các chủ doanh nghiệp startup, biệt danh Shark Bình ngáo giá đã ra đời từ sau Shark Tank. Khi một chủ doanh nghiệp kêu gọi số vốn đầu tư tới 5 triệu USD chỉ cho 10% cổ phần của công ty xuất nhập khẩu khung xếp (sản lượng bán ra mới đạt khoảng 1.000 chiếc), Shark Bình đã "thẳng tay" chỉ ra rằng điều này là bất khả thi và câu nói "Em phải tính ra, đừng ngáo giá" nổi tiếng từ đó.

5. Shark Bình và vợ

Trước đây, người ta gần như không biết gì về vợ con của Shark Bình và phải đến tháng 5 vừa qua, một số thông tin hiếm hoi về gia đình nhỏ của ông. Được biết, Shark Bình và vợ là bà Đào Lan Hương là bạn từ thời đi học và là người cùng ông khởi nghiệp từ PeaceSoft. Sau này, vợ Shark Bình giữ chức Phó chủ tịch ở NextTech trước khi quyết định chuyển sang thành lập và quản lý Học viện Sáng tạo Công nghệ Teky chuyên về giáo dục.
Bản thân ông và vợ gần như không chia sẻ ảnh chụp gia đình trên mạng xã hội, tuổi tác của con trai hai người vẫn được giữ kín ngoài tên là Minh Quân. Shark Bình có lần chia sẻ rằng con trai ông bộc lộ niềm yêu thích với công nghệ, máy móc từ khi còn nhỏ.

Shark Bình hiếm khi chia sẻ hình ảnh về vợ và con trai

6. Những câu nói truyền cảm hứng của Shark Bình

Một số người cho rằng Shark Bình quá gắt khi "dội nước đá" vào những startup đang nỗ lực khởi nghiệp. Tuy nhiên, bản thân ông và nhiều người khác thì cho rằng quan điểm và những chia sẻ của Shark là hoàn toàn chính xác. Startup cần kế hoạch, tính toán, chiến dịch... chứ không phải mơ mộng là sẽ thành công.
Suốt chương trình, Shark Bình đã có nhiều câu nói "để đời", ngắn mà chất như:

  • "Shark Tank là một sân chơi chỉ nói về tiền thôi"
  • "Anh xin em đừng làm mô hình kinh doanh này nữa bởi vì em sẽ mất tiền"
  • "Kể cả em định giá không phải 250 tỷ, định giá 2,5 tỷ thôi hoặc 250 triệu, anh cũng sẽ không đầu tư, vì các em đang làm một thứ vô nghĩa"
  • "Các em không phải là người của Trái đất này"
  • "Tụi em giống anh cách đây 20 năm, rất non và xanh".

Những thông tin về Shark Bình - một doanh nhân thành đạt với hơn 20 năm kinh nghiệm xông pha, từng vấp phải khó khăn nhưng vẫn kiên trì, đứng vững và thành lập, điều hành một tập đoàn triệu đô với 20 công ty thành viên có tạo cảm hứng, động lực cho bạn? Hy vọng rằng Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn sớm Next100 do Shark Bình thành lập sẽ hoạt động tốt với mục tiêu cung cấp hỗ trợ hữu ích nhất cho startup Việt.

MỤC LỤC:
1. Shark Bình là ai? Tiểu sử của Shark Nguyễn Hòa Bình
2. Shark Bình tài sản có bao nhiêu? giàu cỡ nào?​
3. Tuổi thơ của Shark Bình NextTech
4. Con đường sự nghiệp của Shark Bình gắn với công nghệ và chuyển đổi số
5. Shark Bình và vợ
6. Những câu nói truyền cảm hứng của Shark Bình

Đọc thêm: Shark Liên là ai? Tiểu sử "Nữ hoàng bảo hiểm"

Đọc thêm: Shark Hưng là ai? Tiểu sử của "ông trùm" tập đoàn CEN GROUP

Bà Đào Lan Hương, Chủ tịch và sáng lập Học viện Teky Việt Nam, đã tham gia với vai trò diễn giả chia sẻ tại Carnival Doanh nhân trẻ ASEAN lần thứ VI tổ chức trong hai ngày 19-20/11. Chủ đề "Reimagining Business in the New Paradigm" (Tạm dịch: Tái tạo mô hình kinh doanh mới) đã mang đến nhiều bài học kinh nghiệm cho lãnh đạo doanh nghiệp và kết nối cộng đồng doanh nhân trẻ Đông Nam Á.

Với vai trò là người dẫn dắt của một "startup trẻ" trong lĩnh vực giáo dục về công nghệ cho trẻ em Việt Nam, chủ tịch Học viện Teky đã có những trao đổi vô cùng hữu ích, không chỉ dành cho những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh mà còn cho các mô hình doanh nghiệp khác nhau.

Dưới đây là ba bài học bà Đào Lan Hương đã chia sẻ trong sự kiện này:

Bài học 1: Khích lệ đội ngũ và duy trì văn hóa doanh nghiệp

Trong đợt bùng phát dịch ở TP.HCM, các doanh nghiệp đều như "ngồi trên đống lửa", thiệt hại nặng nề về tinh thần và vật chất. Các nỗi lo của nhân viên về sức khoẻ, an toàn, ổn định, thu nhập hoàn toàn có thật, nhiều người ngoài đối diện với khó khăn trong thu nhập còn kèm theo cả mất mát người thân.

Chưa bao giờ chúng tôi chứng kiến nhiều khó khăn đến vậy. Sự quan tâm của lãnh đạo tới đội ngũ và mọi người với nhau là nguồn sức mạnh của chính doanh nghiệp và mỗi người lúc này, thậm chí quan trọng với cả chính lãnh đạo chúng tôi. Còn nhớ giai đoạn giãn cách toàn xã hội tháng 4 năm 2020, doanh số của chúng tôi giảm mạnh còn 15%, điều này khiến tôi thực sự rất lo lắng.

Riêng năm 2021, toàn bộ ngành giáo dục đã phải dừng hoạt động offline liên tục trong 6 tháng, rất nhiều tổ chức giáo dục đã đóng cửa, các lãnh đạo trong ngành giáo dục đều nhìn bức tranh thị trường như một con đường hầm tăm tối chưa thấy lối thoát. Những lúc như thế, chính anh em tập thể lại là người động viên mình.

Vợ shark bình là ai

Chủ tịch Teky Đào Lan Hương (Emme Dao) chia sẻ trong sự kiện

Đối diện với thách thức, chúng tôi xác định con đường duy nhất để vượt qua là startup lại từ đầu với công nghệ, nhanh chóng thực hiện mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động từ offline sang online, trở thành tổ chức công nghệ giáo dục ngay từ thời điểm đại dịch diễn ra vào tháng 2 năm 2020.

Toàn bộ đội ngũ quyết tâm nhanh chóng xây dựng nền tảng edtech và chương trình giảng dạy trực tuyến, team công nghệ ngày đêm làm việc hết công suất liên tục nhiều tháng làm tăng ca, team nội dung ở lại văn phòng suốt thời gian giãn cách, team bán hàng tư vấn cho khách hàng trong cả thời gian ban ngày hoặc buổi tối.

Đội ngũ chuyên môn, giảng viên thậm chí đồng hành, động viên ngược lại lãnh đạo và lạc quan về tương lai, điều đó thật đáng quý trong hoàn cảnh khó khăn này. Nếu không có một đội ngũ và văn hóa tích cực, chia sẻ, thấu hiểu, thích ứng với sự thay đổi thì chắc chắn sẽ vô cùng khó khăn để doanh nghiệp tồn tại và bước tiếp.

Bài học 2: Tăng cường giao tiếp

Trong giai đoạn đầy biến động vì Covid, chúng tôi cũng giống như những doanh nghiệp khác, sống hôm nay, lo cho hôm nay và chuẩn bị những gì tốt nhất cho ngày mai bằng những mục tiêu thực tế chứ không phải những điều quá xa vời. Mình chân thành thẳng thắn với mọi người về các kế hoạch ngắn hạn chứ không còn "đao to búa lớn" nữa.

Đứng trước nhiều khó khăn, quyết sách của lãnhh đạo phải căn cứ vào nhiều yếu tố, những chi phí nào cần cắt sẽ phải mạnh tay cắt, nhưng khoản nào cần đầu tư để tổ chức vẫn phải duy trì hiện tại và phát triển sau đại dịch thì vẫn phải mạnh mẽ quyết tâm triển khai.

Nhiều khi mình phải giữ tâm thế lạc quan về tương lai trong khi giải quyết những vấn đề thực tế hiện tại, phải tích cực chia sẻ mới giúp anh em thấy được con đường và yên tâm theo đuổi. Ngoài ra sự cầu thị, thẳng thắn của lãnh đạo đối diện với những quyết định không phù hợp cũng chính là sự mạnh mẽ, chân thành của người lãnh đạo lúc này.

Tôi tin rằng trước bao nhiêu áp lực ngổn ngang, các quyết định lại cần phải thực hiện nhanh chóng thì giải pháp khó lòng trọn vẹn, khó tránh những điều sai lầm, nhưng cần chân thành đối thoại về nó, chỉ có như vậy cả đội mới có thể cùng nhìn về một mục tiêu và đồng lòng vượt qua khó khăn.

Bài học 3: Cùng nhau đưa ra những quyết định khó khăn

Điều hành một doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng đối diện với nhiều quyết định khó khăn với mức độ rủi ro cao hơn. Việc đưa ra các quyết định trở nên khó khăn hơn và doanh nghiệp cần vượt qua những lựa chọn đó nhanh hơn để giảm bớt các thiệt hại tổn thương tiếp tục phát sinh.

Tuy nhiên, quyết định đúng và nhanh chóng ngày hôm nay tốt hơn nhiều so với quyết định hoàn hảo vào ngày mai, điều này đặc biệt đúng với 1 thế giới biến động, không có gì là chắc chắn này.

Cách chúng tôi đưa ra quyết định điều hành cũng thay đổi so với trước, một vấn đề thường được phân tích thành những lựa chọn nhỏ quan trọng, cho phép nhiều người tham gia thảo luận để làm rõ quy trình xử lý vấn đề. Đây là cách đảm bảo mọi người cùng hiểu mục tiêu, cùng chung một con thuyền, đảm bảo thông tin thông suốt trong điều kiện giãn cách thường xuyên.

Vợ shark bình là ai

6th Asean Young Entrepreneurs Carnival là sự kiện luôn được các doanh nghiệp Đông Nam Á đón chờ

Chìa khóa đột phá trong giai đoạn "bình thường mới"

Những năm gần đây, thuật ngữ VUCA ngày càng trở nên phổ biến. Đây là tên viết tắt của các từ trong quan điểm cho rằng môi trường kinh doanh luôn phải đối mặt với: nhiều biến động (Volatility), bất định (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity).

Những thay đổi nhanh chóng này đang gây áp lực cực lớn lên các lãnh đạo doanh nghiệp theo những cách không thể lường trước được. Đối diện với nhiều thách thức trong giai đoạn dịch bệnh và kỷ nguyên VUCA, chủ tịch Đào Lan Hương định nghĩa "bình thường mới" với hoạt động giáo dục của Teky có 3 đặc điểm:

● là thay đổi từ "offline first" (ngoại tuyến trước tiên) sang "online first" (trực tuyến trước tiên) trong mọi khâu, từ kinh doanh tới giảng dạy và vận hành.

● là tổ chức nguồn lực phân tán, tự động hoá hay số hoá công việc chính nhằm giải quyết nút thắt cho vấn đề đại dịch.

● là luôn sẵn sàng tâm thế thay đổi, đặt ra những mục tiêu mới. Hôm nay có thể đặt ra mục tiêu, tổ chức công việc thế này, nhưng ngày mai có thể đưa ra được quyết định mới, cơ cấu mới và phải thích nghi ngay để đáp ứng được yêu cầu thực tế, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại.

Bà Đào Lan Hương cũng chia sẻ thêm, mặc dù gần như phải "xoá game đi làm lại từ đầu" nhưng "bình thường mới" cũng có "cơ hội mới", Teky đã đạt được những thành tựu đổi mới trong lĩnh vực giáo dục của mình với sự ra mắt của các nền tảng giáo dục online TOPPY, TEKY, CODEKITTEN được đón nhận tích cực của nhà trường và phụ huynh. Các giải pháp giáo dục này đã trở thành thương hiệu giáo dục công nghệ dẫn đầu tại Việt Nam (theo báo cáo tại TechFest Vietnam).

Hiện tại, TOPPY đã đứng Top 3 trong số các ứng dụng học online trên iOS, Top 5 trên Android và Top 30 trên toàn bộ danh mục Education của Google Play. CODEKITTEN đã sở hữu hơn 20.000 tài khoản đăng ký học lập trình miễn phí, được sử dụng trong gần 10 cuộc thi lập trình của các đơn vị Thành đoàn, tỉnh đoàn và Sở GD&ĐT tổ chức như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Đắk Nông,...

"Dù chúng ta sử dụng những công nghệ tiên tiến đến thế nào, chúng ta theo đuổi khoa học kỹ thuật hiện đại đến đâu thì nó vẫn không thể thay thế được con người và cũng không thể thay thế được tinh thần đồng đội", chủ tịch Đào Lan Hương bổ sung thêm, "thành công của doanh nghiệp không phải tới từ công nghệ hay sản phẩm, bản chất của sự thành công, tất cả đều đến từ con người."