Vở bài tập Tiếng Việt trang 120

Qua lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 119, 120, 121 - Luyện từ và câu hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

Vở bài tập Tiếng Việt trang 120

Bài 1a: Viết vào bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tao của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dâu gạch xiên.

Trả lời:

Hai / cha con / bước / đi / trên / cát /

Ánh / mặt trời / rực rỡ / biển / xanh /

Bóng / cha / dài / lênh khênh /

Bóng / con / tròn / chắc nịch. /

Bài 1b: Tìm thêm ví dụ minh họa cho các kiểu cấu tạo từ (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ), rồi ghi vào bảng phân loại:

Trả lời:

Từ Từ đơn Từ phức
Từ ghép Từ láy
a) Từ trong khổ thơ hai, bước, đi, tròn, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, con, tròn cha con, mặt trời, chắc nịch rực rỡ, lênh khênh
b) Từ tìm thêm mẹ, con, hát, ru, nhớ tổ quốc, quê hương, công cha bụ bẫm, lộng lẫy, long lanh

Bài 2: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào ? (Đó là những từ đổng nghĩa, đồng âm hay là một từ nhiều nghĩa?). Đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp trong bảng dưới đây :

Trả lời:

Ví dụ Từ đồng nghĩa Từ nhiều nghĩa Từ đồng âm

a) đánh cờ

đánh giặc

đánh trống

+

b) trong veo

trong vắt

trong xanh

+

c) thi đậu

xôi đậu

chim đậu trên cành

+

Bài 3: Tìm và viết lại các từ đồng nghĩa với những từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) trong bài Cây rơm (sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 167) :

Trả lời:

tinh ranh

tinh khôn, ranh mãnh, khôn ngoan, ranh ma.

dâng

hiến, tặng, biếu, cho, nộp, cống

êm đềm

êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm.

Giải thích vì sao nhà văn chọn 3 từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) nói trên mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.

- Không thể thay “tinh ranh" bằng những từ khác vì “tinh ranh” dùng để chỉ vừa khôn, vừa nghịch nhưng nghiêng về nghịch nhiều hơn. Cũng không thể dùng “khôn ngoan” vì nghiêng về “khôn” nhiều hơn, còn “ranh mãnh, ranh ma” cũng được dùng chỉ khôn, tuy nhiên lại không ngoan.

- Từ “dâng” dùng đúng nhất vì nó thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã ...

- Từ “êm đềm” dùng đúng nhất vì nó vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể, vừa diễn tả cảm giác dễ chịu về tinh thần của con người.

Bài 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau :

Trả lời:

a) Có mới nới cũ

b) Xấu gỗ, tốt nước sơn.

c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.

Với bài giải Luyện từ và câu Tuần 16 trang 118, 119, 120, 121 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

Vở bài tập Tiếng Việt trang 120

CÂU KỂ

I - Nhận xét

1, Câu in đậm trong đoạn văn sau đây được dùng làm gì. Cuối câu ấy có dấu gì ?

Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu ?

Trả lời:

Câu in đậm được dùng để hỏi. Cuối câu có dấu chấm hỏi.

2, Những câu còn lại trong đoạn văn trên được dùng làm gì ? (đánh dấu x vào ô thích hợp). Cuối mỗi câu có dấu gì ?

giới thiệu kể tảnêu ý kiến có dấu gì?
a) Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ.
b) Chú có cái mũi rất dài.
c) Chú người gỗ được.. để mở một kho báu.

Trả lời:

giới thiệu kể tảnêu ý kiến có dấu gì?
a) Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. x Cuối câu có dấu chấm
b) Chú có cái mũi rất dài. x Cuối câu có dấu chấm
c) Chú người gỗ được.. để mở một kho báu. x Cuối câu có dấu chấm

3, Ba câu sau đây cũng là câu kể. Theo em, chúng được dùng làm gì ? Đánh dấu x vào ô thích hợp.

giới thiệu kể tảnêu ý kiến
a) Ba-ra-ba uống rượu đã say.
b) Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói :
c) Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.

Trả lời:

giới thiệu kể tảnêu ý kiến
a) Ba-ra-ba uống rượu đã say. x
b) Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói : x
c) Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này. x

II - Luyện tập

1, Trong các câu văn sau, câu nào là câu kể. Ghi dấu x vào ô trước câu kể. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì.

Vở bài tập Tiếng Việt trang 120
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.

Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.

Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng

Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Trả lời:

1.x Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.(Câu kể)

Dùng để: Kể lại sự việc

2. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

Dùng để: Tả cánh diều

3.x Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.( Câu kể)

Dùng để: Kể lại sự việc và nói lên tình cảm, suy nghĩ

4. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng

Dùng để: Tả tiếng sáo

5. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Dùng để: Nêu ra lời nhận xét

2, Đặt câu kể theo các gợi ý sau:

a) Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về.

b) Tả chiếc bút em đang dùng.

c) Trình bày ý kiến của em về tình bạn.

d) Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.

Trả lời:

a, Hằng ngày, sau khi đi học về, em thường nghỉ ngơi một lát, sau đó em sẽ phụ mẹ dọn cơm. Sau khi cả nhà ăn tối xong, em phụ mẹ lau bàn ăn, xếp lại bàn ghế. Đôi khi mẹ còn cho em phụ mẹ rửa chén, ấy là những ngày ít bài tập.

b, Cây bút máy em đang dùng là cây bút mẹ mua cho em hồi đầu năm học này. Nó rất đẹp. Thân bút màu xanh thẫm, nắp bút mạ màu vàng bóng rất bắt mắt. Đầu bút thon nhọn, xinh xắn vô cùng. Đặc biệt trên nắp bút còn có cái cài, trên đó khắc chữ Hồng Hà, em có thể cài cây bút vào tập mà không hề sợ rơi, thật tiện vô cùng

c, Tình bạn là tình cảm cao quỷ giữa người và người. Có một người bạn tốt bên cạnh ta sẽ có cơ hội san sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công cũng như thất bại. Bạn sẽ an ủi ta và giúp ta có được sự bình yên. Một người bạn tốt còn giúp ta tiến bộ trong học tập cũng như trong cuộc sống. Ta và bạn giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục nhược điểm để cả hai cùng tốt hơn, hoàn thiện hơn ...

d, Hôm nay cô trả bài tập làm văn đã làm hôm trước, em được điểm mười. Em vui sướng vô cùng. Giờ tan học, em muốn chạy ngay ra cổng, nói ba em đang đứng đợi để khoe với ba niềm vui của mình.

112

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu trang 120, 121, 121 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 1 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 120, 121, 122 Luyện từ và câu - Câu kể Ai làm gì?

II. Luyện tập

1. Đánh dấu X vào □ trước câu kể Ai làm gì ? Viết lại chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu đó.

Câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

□ Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.

 ................

 ................

□ Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

 ................

 ................

□ Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

Mẹ

đựng hạt giống... để gieo cấy mùa sau

□ Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

 ................

 ................

2. Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn:

Phương pháp giải:

1) Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

2) 

- Hình thức: Đoạn văn

- Nội dung: Kể về các công việc trong một buổi sáng của em

- Yêu cầu: Có sử dụng  câu kể Ai làm gì?

Trả lời:

1)

Câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

□ Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.

Cuộc sống quê tôi

gắn bó với cây cọ

x Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

Cha tôi

làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

x Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

Mẹ

đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

x Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Chị tôi

đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

2)

Hằng ngày, khoảng 5 giờ, em thức dậy. Em ra sân, tập thể dục. Sau đó, em làm vệ sinh cá nhân, kiểm tra lại tập bút để chuẩn bị đến trường. Mẹ em đã chuẩn bị cho em bữa sáng ngon lành. Em cùng ba mẹ ăn sáng. Ba dắt xe ra rồi đưa em đến trường.

*Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì?