Việt nam đã được vào world cup chưa

Tuyển nữ Việt Nam đã dự World Cup, khi nào đến nam?

Việt nam đã được vào world cup chưa
Việt nam đã được vào world cup chưa

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam vượt qua đối thủ mạnh Đài Loan với tỉ số 2-1.

Với việc tuyển nữ Việt Nam nối gót tuyển trẻ U20 cùng tuyển Futsal giành vé tham dự World Cup, người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang rất nóng lòng chờ đợi tuyển nam một ngày nào đó làm được điều tương tự.

Thoạt nhìn, tấm vé tham dự vòng loại thứ ba World Cup 2022 là một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho thấy tuyển nam Việt Nam đã tiến gần hơn đến đấu trường World Cup, tuy nhiên, giữa cái sự gần hơn ấy tới việc đoạt vé đến giải đấu này lại là một chặng đường rất xa bất chấp việc từ World Cup 2026, số lượng đội được tham dự sẽ tăng lên con số 48.

Sự khác biệt giữa bóng đá nam và nữ

Những ngày qua, xung quanh chiến tích giành vé dự World Cup của tuyển nữ Việt Nam, có rất nhiều phân tích mổ xẻ câu chuyện theo hướng bóng đá nữ của chúng ta vốn phải chịu nhiều thiệt thòi như ít được chú ý, đầu tư nhỏ giọt nhưng lại luôn đi trước về thành tích so với đồng nghiệp nam.

Đúng là bóng đá nữ Việt Nam phải chịu nhiều khó khăn về chế độ đãi ngộ, điều kiện sinh hoạt, ăn uống và hy vọng rằng, sức bật cùng độ lan tỏa từ chiến tích được dự World Cup sẽ giúp thay đổi điều đó.

Tuy nhiên, việc đem những thiệt thòi của tuyển nữ Việt Nam để so sánh, hay nặng nề hơn là chỉ trích tuyển nam theo kiểu dù được đầu tư nhiều tiền của nhưng không đạt được thành tích tương tự xem ra là một góc nhìn hơi hạn hẹp.

Khác với bóng đá nam vốn từ lâu không còn là nội dung thể thao đơn thuần mà đã trở thành một ngành công nghiệp kim tiền, bóng đá nữ thế giới kém phổ biến hơn hẳn đồng nghĩa mức độ cạnh tranh cũng không thể nào sánh bằng bóng đá nam.

Việt Nam 'không an phận' sau chiến thắng 3-1 trước tuyển TQ

Vòng loại World Cup: VN thắng TQ 3-1 trong ngày mùng 1 Tết

Việt nam đã được vào world cup chưa
Việt nam đã được vào world cup chưa

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Phải đến năm 1991, kỳ World Cup bóng đá nữ đầu tiên mới được tổ chức tại Trung Quốc với chỉ 12 đội tham dự và cho đến World Cup 2011, số lượng đội tham dự giải đấu qua hai thập kỷ cũng chỉ có 16 đội.

Bên cạnh lịch sử phát triển non trẻ, một khía cạnh đáng quan tâm khác khiến bóng đá nữ kém phát triển hơn hẳn bóng đá nam là các yếu tố văn hóa - xã hội.

Như ở Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), nếu ở bóng đá nam, khu vực Trung - Tây Á có rất nhiều đội tuyển mạnh thì ngược lại, cho đến nhiều năm trước, đây vẫn gần như là một vùng trắng về bóng đá nữ vì yếu tố tôn giáo.

Đó chính là lý do mà từ năm 2014, khi Triều Tiên do nhiều vấn đề khác nhau phải rút lui khỏi các giải đấu, bóng đá nữ Việt Nam luôn có cơ hội lớn để dự World Cup khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp của chúng ta quanh đi quẩn lại chỉ có hai đội tuyển cùng khu vực như Thái Lan, Myanmar hay mới nổi vài năm gần đây cũng chỉ có thêm Đài Loan và Philippines.

Trận Úc-Việt Nam: Cờ vàng là lý do VTV phát sóng trận đấu chậm 10 phút?

Trận đấu Tết năm Hổ: Việt Nam thắng TQ 3-1 ở Vòng loại World Cup

Bóng đá nam: 2026 hay xa hơn nữa ?

Giờ, chúng ta hay quay trở lại với mục tiêu World Cup của tuyển nam Việt Nam, tất nhiên như đã phân tích, mục tiêu ấy chẳng phải vì tuyển nữ dù chịu nhiều thiệt thòi đã làm được thì tuyển nam cũng phải làm được mà là cho đến lúc này, đó cần là đích đến để có thể duy trì chiều đi lên của sự phát triển bóng đá Việt Nam.

Việt nam đã được vào world cup chưa
Việt nam đã được vào world cup chưa

Nguồn hình ảnh, Hoàng Hải Thịnh

Chụp lại hình ảnh,

Tuyển nam Việt Nam thắng tuyển Trung Quốc 3-1 trong vòng loại World Cup.

Tuyển nữ Việt Nam và ngưỡng cửa World Cup

Những năm gần đây, trong các đề án phát triển bóng đá Việt Nam của VFF hay tham vọng khi xây dựng trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF ở Hưng Yên hồi năm 2018, các nhà điều hành cũng như đào tạo trẻ đều nhấn mạnh đến cột mốc World Cup 2026, giải đấu mà số lượng đội tham dự giải được FIFA mở rộng lên 48 đội.

Tuy nhiên, với những biến động cả khách quan lẫn chủ quan thời gian gần đây cũng như thực tế màn trình diễn của Việt Nam ở lần đầu tiên lọt vào vòng loại thứ ba, có vẻ World Cup 2026 chỉ nên được xem là cột mốc mà từ đó về sau, chúng ta phải mạnh dạn đặt mục tiêu dự World Cup hơn là việc phải dự cho bằng được kỳ World Cup ấy, bởi ngay cả khi mở rộng lên 48 đội, nội lực nền bóng đá Việt Nam chưa sẵn sàng để cạnh tranh sòng phẳng cho kỳ World Cup 2026.

Theo kế hoạch ban đầu, AFC sẽ được phân bổ 8 suất tham dự World Cup 2026, tức là hơn hiện tại 3,5 suất; ngoài ra còn thêm một suất tham gia play-off Liên lục địa.

Nghe thì có vẻ nhiều nhưng đi vào phân tích thì thấy cơ hội của Việt Nam dù có cải thiện thật nhưng trước mắt chẳng đáng bao nhiêu.

Về phía đối thủ, cứ cho là nhóm 5 ông lớn Nhật Bản, Iran, Hàn Quốc, Australia và Saudi Arabia nắm chắc 5 suất, Việt Nam sẽ nhắm một trong ba suất còn lại và đối thủ của chúng ta còn đó UAE, Iraq, Uzbekistan, Oman, Kuwait, Thái Lan… - tức vẫn còn rất nhiều đội tuyển từ ngang ngửa cho đến mạnh hơn Việt Nam cạnh tranh cho các tấm vé còn lại.

Về phía ta, như HLV Park Hang-seo từng chia sẻ nhiều lần rằng nền bóng đá không thể mong đạt được những cột mốc mới chỉ bằng lứa cầu thủ hiện tại mà cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo trẻ cũng như chuyên nghiệp hóa hệ thống giải vô địch quốc gia.

Nói vậy để thấy, ngày đến với World Cup của tuyển nam Việt Nam dù đã xích lại gần hơn đáng kể so với trước đây xong vẫn còn xa và đòi hỏi nhiều nỗ lực cũng như sự kiên nhẫn của cả những người làm bóng đá lẫn người hâm mộ; và ở hành trình ấy, chỉ sự đầu tư thôi là chưa đủ mà phải đầu tư sao cho đúng và hợp lý.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.