Việc tước đoạt những kẻ đi tước đoạt là gì năm 2024

Tôi thấy vừa qua các góp ý cho văn kiện của Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam có hai loại: phê phán kịch liệt hoặc bênh vực triệt để chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bài viết không mang tính học thuật chỉ nhằm trình bày một số suy nghĩ với những ai đã từng góp ý cho văn kiên đảng, không phải là góp ý cho văn kiện đó.

1/ Chủ nghĩa Mác-Lê vẫn hấp dẫn:

Về thực tiễn và lý luận, khi Đông Âu sụp đổ đã chứng tỏ học thuyết Mác đã cáo chung nhưng chỉ cáo chung ở các nước văn minh, đã phát triển.

Theo tôi thì cho đến bây giờ, học thuyết ấy vẫn còn sức hấp dẫn đặc biệt. Thử nhìn vào các cuộc tranh giành quyền lực hiện nay ở một số nước châu Phi, Trung, Nam Mỹ, châu Á thì thấy ngay bóng dáng học thuyết Mác Lênin đằng sau những cuộc nổi dậy, những cuộc đảo chính, những lời hô hào lật đổ, bóng dáng của đấu tranh giai cấp, của tước đoạt.

Tại sao vậy? Có thể trả lời ngay: mục đích của tranh giành quyền lực có mùi lật đổ chính là ước muốn cháy bỏng thông qua quyền lực mà chiếm hữu của cải nhiều hơn. Nhất là trong các quốc gia mà phương thức sản xuất nào đó không làm ra nhiều của cải và phương thức phân chia của cải xã hội nào đó đầy dẫy bất công thì cuộc đấu tranh giành quyền lực càng gay gắt,quyết liệt và ở đó mặc nhiên có Mác Lênin, có sự tham dự đông đảo của nhân dân đói nghèo.

Ở châu Á, theo Mác có phương thức sản xuất đặc biệt nên khó lòng thực hiện chủ nghĩa Mác. Nhưng xét lịch sử Trung hoa và Việt nam thì khẩu hiệu đấu tranh giai cấp của tiến sĩ Mác là giống với khẩu hiệu “cướp của nhà giàu chia cho người nghèo” của người nông dân tá điền thất học hoặc ít học. “Cướp của nhà giàu chia cho người nghèo” và “tước đoạt” là có cùng phương thức và mục đích.

Lịch sử không thể giả định nhưng cứ cho là tất cả các phong trào cách mạng (nông dân hay công nhân) từ trước đến nay ở Trung quốc và Việt nam không nêu, không thực hiện khẩu hiệu “cướp của nhà giàu chia cho người nghèo”, ”tước đoạt” thì có tập hợp được lực lượng, có thành công không?

Tôi nghĩ là nếu các cuộc cách mạng không dùng khẩu hiệu “ăn cướp”, ”tước đoạt” thì rất ít có khả năng thành công vì không thể tập hợp được những người đói nghèo chịu nhiều áp bức bất công tham gia lực lượng cách mạng, giải phóng, hy sinh cho cách mạng, giải phóng. Đó chính là bi kịch của cách mạng giải phóng. Giải phóng xong vẫn cứ đói nghèo, vẫn cứ bị áp bức bóc lột.

Vì các cuộc cách mạng giải phóng đó chỉ biết có một việc tước đoạt của cải mà không có cách làm ra nhiều của cải hơn. Tuy vậy, khẩu hiệu tước đoạt cho đến nay vẫn còn sức hấp dẫn đặc biệt vì người cộng sản đã nêu ra tấm gương cứ tiến hành cách mạng lật đổ thì sẽ hết đói nghèo cho người làm cách mạng. Làm cách mạng chỉ mất đói nghèo, xiềng xích mà được thì được rất nhiều.

Hai phần của học thuyết Mácxít:

a/Phần “trên trời” của học thuyết Mác-Lênin: Đó là bộ ba: triết học, chính trị kinh tế học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Phần này tôi tạm gọi là phần trên trời vì nó nói đến một thế giới đại đồng, một thứ thiên quốc của Nho giáo, là thứ để trí thức tranh luận với nhau, là thứ để nghiên cứu. Trong thứ nước trời đó không có nhà nước, không có luật lệ. Mỗi cá nhân đạt đến trình độ tự giác rất cao, làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu, của cải dư thừa. Đó là thứ nước trời có tên là xã hội cộng sản chủ nghĩa khoa học. Người Trung Hoa gọi là thế giới đại đồng.

b/Phần “dưới đất” của học thuyết Mác Lênin còn gọi là hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác. Hòn đá tảng hay sợi chỉ đỏ xuyên suốt của chủ nghĩa Mác là chuyên chính vô sản. Muốn có chuyên chính vô sản thì giai cấp vô sản phải đoàn kết lại làm cách mạng tiêu diệt giai cấp tư sản bốc lột và thiết lập công cụ cai trị của mình là nhà nước chuyên chính vô sản (quân đội, công an,cảnh sát, nhà tù, toà án…), còn gọi là nhà nước nhân dân hoặc nhà nước XHCN. Thông qua công cụ nhà nước chuyên chính vô sản, đảng của giai cấp vô sản tước đoạt lại của cải là thứ mà giai cấp tư sản đã bốc lột của giai cấp vô sản thông qua giá trị thặng dư và để trấn áp sự phục thù phản cách mạng của giai cấp tư sản trở nên điên cuồng gấp nhiều lần do đã mất tất cả (Mác, Lênin dạy như vậy).

Do có sự phản kích điên cuồng như vậy, do giai cấp tư sản luôn ngóc đầu dậy như vậy, do tư tưởng tiểu sản lưu manh luôn tái hiện như vậy cho nên một số người cộng sản nói về cuộc các mạng thường trực tức là hành vi trấn áp thường trực mọi toan tính chiếm hữu của cải kiều tư bản chủ nghĩa (Như vậy, bất cứ ai có chiếm hữu của cải nói chung đều phải trở thành đối tượng trấn áp chuyên chính của cách mạng vô sản).

Có lẽ do nghĩ như vậy mà nhà lý luận hàng đầu Nguyễn Đức Bình không đồng ý cho đảng viên cộng sản làm kinh tế tư nhân.

Trong các cuộc “cách mạng” của Lưu Bang ở Trung hoa trước công nguyên, cuộc “cách mạng” của anh em Quang Trung ở Việt nam ở thế kỷ 18 và các cuộc cách mạng vô sản ở một số nước trong thế kỷ 20 có gì giống nhau?

Theo tôi thì chúng hoàn toàn giống nhau. Cái giống nhau rốt cuộc là cả hai đều đưa đất nước lâm vào tình thế lại nổ ra cuộc cách mạng khác, là đêm trước của cuộc cách mạng khác, phải tiến hành cuộc cách mạng khác do hành vi tước đoạt của cải xã hội không biết chán của quyền lực cai trị sau cách mạng thành công. Chẳng phải Mác, Lênin đã dạy ở đâu có bóc lột, ở đâu có chiếm hữu tư nhân của cải xã hội thì ở đó phải làm cách mạng vô sản, phải dùng công cụ chuyên chính để tước đoạt và tước đoạt lại đó sao?

Có ý kiến cho rằng nếu ông Nguyễn đức Bình thành lập một đảng Cộng sản khác thì đảng ấy chẳng có mấy đảng viên.

Tôi thì nghĩ khác. Một là, do bế tắc nhiều mặt, đảng Cộng sản chủ trương kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,coi doanh nhân là nhân vật trung tâm của sự phát triển, tức là nhân vật trung tâm làm ra của cải cho xã hội. Chủ trương đó làm dịch chuyển các giá trị và địa vị xã hội. Doanh nhân có vị trí trong đời sống kinh tế,xã hội,có ảnh hưởng đến chính trị mà một số đảng viên không có hoặc sẽ mất đi. Một bộ phận đảng viên không vui lòng thấy có sự chuyển dịch như vậy, sự mất đi như vậy. Khối đảng viên cộng sản này sẽ trở thành lực lượng hậu thuẫn tư tưởng Nguyễn Đức Bình.

Hai là, tôi cho rằng ông Bình sẽ nhanh chóng tập hợp được lực lượng. Bởi vì trong các nước còn nghèo đói, đại bộ phận nhân dân sống dưới mức bình thường thì khẩu hiệu “cướp của nhà giàu chia cho người nghèo” luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Ông phải nêu khẩu hiệu đó vì ông ta là người cộng sản kiên định học thuyết Mác Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh. Và rồi ông sẽ thành công, sẽ bước vào vết xe đổ của các đồng chí của mình trước đó và rồi lại có người cộng sản kiên định khác tiến hành cuộc cách mạng cùng với khẩu hiệu”tước đoạt” như ông đã dùng.

Theo tôi, chủ nghĩa Mác không phải là thứ để cho trí thức tranh luận như một số hệ tư tưởng khác mà phải thực hành học thuyết Mác, thực hành chuyên chính và tước đoạt mới thực sự quán triệt Mác.

Tại sao các đảng viên công sản ưu tú, kiên định lại không nêu cao ngọn cờ đấu tranh giai cấp nữa? Hay Việt nam ngày nay không còn sự chiếm hữu tư nhân về của cải, không còn cảnh người bốc lột người nữa? Hay là vì đảng viên Cộng sản hết nghèo nên giai cấp tư sản hết phản động?

Theo tôi, trung thành với chủ nghĩa Mác và các thứ thì nhất định phải tiến hành cách mạng lật đổ, tước đoạt.

2/ Bênh vực hoá ra lật đổ:

Trên các phương tiện truyền thông trong nước và trên mạng internet tôi thấy có các cuộc tranh luận gay gắt về chủ nghĩa Cộng sản xoay quanh khái niệm bóc lột.

Các cuộc tranh luận đó đáng ngạc nhiên là chỉ nói đến cái phần trên trời của chủ nghĩa Mác mà ít hoặc không có chữ nào đề cập đến phần dưới đất của chủ nghĩa Mác và như vậy theo tôi là chưa nói về chủ nghĩa Mác đích thực, là mù tịt chủ nghĩa Mác.

Vì đơn giản là phải có chuyên chính vô sản và không ngừng tước đoạt của cải tư hữu mới thiết lập được xã hội Cộng sản chủ nghĩa khoa học. Khuất phục người khác bằng lý luận Mác xít có mục đích là tập hợp lực lượng để làm cuộc cách mạng vô sản. Trong tình hình phân hóa khốc liệt của Việt nam, một số ít người ăn không hết, tuyệt đại bộ phận thì lần không ra, đạo đức suy đồi, thuyết giáo chủ nghĩa Mác chính là để lật đổ, để tước đoạt. Thuyết giáo càng hay thì khả năng lật đổ càng lớn.

Trong thời phong kiến,một cuộc bạo loạn nông dân nào đó nổ ra mà được Nho gia nói là do được mệnh trời thì cuộc nổi dậy ấy có cơ hội thành công. Ví như giai thoại về cái gọi là:”Lê Lợi vi quân, Nguyễn trãi vi thần”. Anh em Nguyễn Nhạc cũng làm vậy mà được đông đảo dân nghèo đi theo.

Chứng minh rằng học thuyết Mác là đúng đắn chính là cách trang bị cho các cuộc nổi dậy tính chính nghĩa. Mối họa của đảng Cộng sản và của Việt nam ngày nay nằm chính trong học thuyết Mác-Lênin và các thứ tư tưởng dẫn xuất, không phải từ các phong trào dân chủ.

Kinh điển Mác-Lênin thì đồ sộ, nói mãi vẫn còn thứ để nói nhưng cũng có thể tóm tắt học thuyết ấy vào mấy từ: Học thuyết về tước đoạt. Tước đoạt là hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác.Cũng như vậy,”cướp của nhà giàu chia cho người nghèo” là hòn đá tảng của các phong trào nông dân châu Á. Không đợi đến khi tiến sĩ Mác sáng tạo ra học thuyết, nông dân đói nghèo vô học châu Á đã thực hành học thuyết ấy đã hơn 2000 năm rồi, lại rất thành thạo.

Đảng Cộng sản Việt nam và các công cụ chuyên chính của nó có đánh bại được các cuộc cách mạng vô sản sắp xảy ra hay không? trả lời câu hỏi đó là cách chứng minh học thuyết Mác là đúng đắn hay không đúng đắn, vô địch hay không vô địch.

3/ Phê phán mà là xây dựng:

Một cách đơn giản là những người phê phán chủ nghĩa Mác chính là những người không chủ trương lật đổ kiểu Mác xít, tức là không chủ trương tước đoạt hoặc tước đoạt lại. Họ đòi dân chủ kiểu nghị viện, dân chủ có đối lập.

Đòi hỏi đó có ý thức trách nhiệm cao với đất nước. Họ chống chủ nghĩa Mác tức là chống học thuyết tước đoạt. Phê phán chủ nghĩa Mác và chỉ đòi dân chủ là công nhận sự tước đoạt vừa qua là một thực tế lịch sử, là một thực tế không đặc thù, công nhận đảng cộng sản là một thực thể đang cai trị đất nước. Những người dân chủ đòi đối lập với thực thể ấy.

Họ không đòi tước đoạt lại, tức là không tiến hành lật đổ cái mà Mác gọi là giai cấp thống trị bóc lột. Theo tôi đấy là chủ trương mà Nguyễn Trãi cho là chí nhân, đại nghĩa. Chỉ có chủ trương như vậy thì Việt nam mới nhanh chóng có nền chính trị dân chủ mà đất nước duy trì được sự ổn định và phát triển bền vững.

Lời kết

Phần trên trời của chủ nghĩa Mác là phần dùng để thuyết giáo, phần dưới đất mới tạo ra sức mạnh cho cuộc cách mạng, có sức quyến rũ rất mãnh liệt.

Phần trên trời dùng để biện minh cho hành vi tước đoạt, làm cho hành vi tước đoạt có thể chấp nhận được. Nó trang bị tính chính thống,chính nghĩa cho hành vi tước đoạt. Cướp của nhà giàu chia cho người nghèo thường được nhiều người gật đầu thông cảm bỏ qua.

Không hiểu gì phần trên trời, chỉ cần thực hành phần dưới đất của học thuyết Mác thì cũng trở thành người giác ngộ chủ nghĩa Mác, càng thực hiện triệt để phần dưới đất của học thuyết ấy thì càng trở thành người cộng sản kiên định quan điểm, lập trường.

Nhưng cả phần trên trời lẫn phần dưới đất của chủ nghĩa Mác trong thực tế chứng tỏ là không đúng, là sản phẩm của một thứ văn hóa thấp (nói theo tiến sĩ Hà sĩ Phu). Cuộc cách mạng XHCN dưới nền chuyên chính vô sản không làm ra được nhiều của cải mà phương thức phân chia của cải của nó lại đầy rẩy bất công. Xã hội định hướng XHCN (nôm na là định hướng tước đoạt, doanh nhân là con bò sữa) luôn làm cho xã hội lâm vào tình cảnh đêm trước của cuộc cách mạng.

Vậy nhân loại ngày nay có mô hình kinh tế, chính trị, xã hội nào vừa làm ra được nhiều của cải vừa có phương thức phân chia của cải cho toàn xã hội công bằng nhất?

Việt nam cần một cuộc cách mạng vô sản khác để tước đoạt lại hoặc một nền chuyên chính khác để tiếp tục tước đoạt hay cần một cuộc cải cách chính trị dân chủ triệt để, hướng đến xã hội công bằng, văn minh và phát triển bền vững?

Trả lời câu hỏi đó tức là giới thiệu được mô hình phát triển cho đất nước cũng là định hướng phát triển đúng đắn cho đất nước. Và nếu thế giới đại đồng (của cải dư thừa) là một ham muốn rất nhân bản thì ngoài chủ nghĩa Mác có thứ gì có thể làm cho nhân loại đạt được ước mơ ấy không?

Sau rốt, người cộng sản kiên định và người cộng sản không còn kiên định còn có chút lương tri phải trả lời câu hỏi này:

Tại sao dân nghèo Việt nam đầu thế kỷ hai mươi thì có quyền đào tận gốc trốc tận rễ trí phú địa hào mà dân nghèo Việt nam đầu thế kỷ 21 thì không? Chủ nghĩa Mác không còn đúng hay sao?Phải lật chúng nó đi hay phải nên dân chủ hóa chính trị quốc gia?

\===============================================

Cuộc thảo luận quanh chủ đề này đã khép lại. Quý vị có thể xem lại các thư đã gửi về dưới đây.

VK Muốn hiểu tư tưởng Mác thì trước hết phải hiểu cuộc đời Mác, vì dù sao là con người, ông cũng như mọi người khác đều chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh bên ngoài và trong gia đình. Ông ta xuất thân từ một gia đình Do thái giàu có, nhưng cả cuộc đời không lo đi kiếm tiền mà chỉ lo việc viết sách. Nghề này thì thời nào cũng không khá nổi. Có người sẽ cho rằng ông ta vô tích sự, ngay cả thiếu trách nhiệm với vợ con, nhưng cũng có người cho rằng ông ta hy sinh vì đại nghĩa cách mạng.

Điều không chối cãi được là sau này ông ta vô cùng nghèo khổ, phải sống nhờ bạn bè cùng chí hướng và nhất là Engels nhưng vẫn quá bần hàn. Mác có 7 đứa con thì do thiếu ăn, bệnh tật lại không có tiền chữa trị nên 4 đứa chết lúc vài tuổi, 2 trong số 3 đứa kia lớn lên nhưng rồi cũng chết trước Mác. Bà vợ do đó bị sụp đổ tinh thần sinh bệnh trầm cảm rồi cũng chết trước Mác. Đời sống gia đình của ông vì vậy chỉ là những chuỗi ngày vô cùng đau khổ, chỉ những ai bị chết 6 đứa con cùng với bà vợ vì nghèo khổ bệnh tật không tiền thuốc thang thì mới hiểu được.

Có lẽ phần lớn vì vậy mà ông đâm ra thù ghét chế độ ông ta đang sống. Mà cũng đúng, vì thời đó bất công đầy dẫy. Đức, Pháp, Anh, đều như vậy cả, giới thợ thuyền và giới chủ nhân sống quá khác biệt. Giới Hoàng gia bên Anh quốc (nơi Marx sống khá lâu) thì càng vô cùng xa xỉ, hoan lạc, hoang đường hơn nữa.

Do đó, thuyết Cộng sản của ông được nhiều thợ thuyền hoan nghênh. Họ theo ông không phải vì điều gì cao xa, nhưng vì họ muốn sống khá hơn, chứ tiếp tục như thời đó thi suốt đời họ không được no cơm ấm áo. Trước mắt, họ muốn lấy tiền của chủ nhân, vua quan chia ra xài, rồi sau đó có làm việc thì lương khá hơn, con cái không chết đói, chết bệnh, chết lạnh ngoài đường phố Luân-đôn, Bẹc-lin, Pa-ri, Ma-đờ-rít.

Nhưng giới chủ nhân không thể đoàn kết, mà có nhiều người không muốn tiếp tục sống quá xa hoa, nên một phần do tình nguyện, một phần do các cuộc đình công rầm rộ, mà từ từ nhượng bộ công nhân, cho họ thành lập công đoàn, từ đó CNXH, CNCS bị chết yểu ở Đức, Anh, Pháp.

Rồi nữa, sức ép tư bản đến từ Mỹ rất mạnh. Người Mỹ thực dụng hơn, họ cho công nhân làm chủ một phần công ty qua việc mua cổ phiếu, để công nhân hăng say làm việc hơn, chính giới chủ nhân cũng sẽ có lợi khi công nhân giàu lên. Chính Mác cũng cộng tác nhiều năm với một tờ báo Mỹ, "the New York Tribune". Có thể nói, Mác là một triết gia gặp thời, nhưng cái thời đó đã qua. Mác đã đóng góp rất lớn cho việc nâng cao đời sống công nông dân, thúc đẩy giới chủ nhân chịu nhượng bộ, cho công nông dân nhiều quyền lợi, phúc lợi hơn. Một thế kỷ rưỡi sau Mác, sự phân biệt giai cấp ở các nước tư bản đã hoàn toàn bị xóa bỏ. Ở châu Âu, Úc, Mỹ, Mác đã hoàn toàn thành công trong việc giúp đem lại no cơm ấm áo cho hầu hết người dân.

Nếu Mác còn sống, có lẽ cũng đang làm việc, hoặc đã mua lại một công ty Mỹ nào đó, không chừng ngay chính tờ báo ông từng cộng tác.

Nghịch lý thay, vì không hiểu nổi Mác, hay cố tình không hiểu, nên chính 4 quốc gia XHCN còn lại trên thế giới lại là 4 quốc gia đi ngược lại, phản bác lại, chính các điều căn bản nhất của triết học Mác. Giai cấp quan chức đã thay thế giai cấp chủ nhân bóc lột tận xương tủy giai cấp công nông ngư dân. Sự bất công xã hội trong 4 quốc gia phản Mác, phản Lê-nin, phản Hồ Chí Minh này thật không khác gì các sự bất công trong các quốc gia mà Mác đã rất đúng đắn khi lên tiếng chống lại.

Thanh Thanh Theo tôi thì chúng ta chẳng nên trách cứ ông Max làm gì vì dù sao thì ông cũng chỉ là một con người trần mắt thịt chứ đâu phải là một ông thánh. Hơn nữa những luận điểm của ông ta đưa ra cách nay cả 150 năm rồi. Khi đó hòan cảnh xã hội, bối cảnh thế giới hòan tòan khác.

Điều muốn nói là tệ sùng bái cá nhân mù quáng đã đưa nhân lọai nói chung và dân tộc Việt Nam vào vòng thảm họa. Và tại sao mấy ông CS đến ngày hôm nay, thế kỷ thứ 21 rồi với bao đổi thay mà vẫn cứ hô hào kiên định chủ nghĩa Max- Lê và bắt cả dân tộc phải đi theo.

KB, Mỹ Một thế kỷ rưỡi sau Mác, xã hội phương Tây hầu như không còn tàn dư nào của các điều sai quấy mà Mác từng chỉ trích, lên án, đòi lật đổ. Không còn giai cấp bóc lột nào nữa. CNTB đã sửa sai rất nhiều, từng ngày từng giờ không bao giờ ngừng nghỉ. Giai cấp chủ nhân ngày nay là mọi người vì ai cũng có thể mua cổ phiếu công ty nào họ thích, và làm chủ ngay một phần công ty đó.

CNXH, trong khi đó, đứng ỳ ra trong 150 năm qua với quá ít thay đổi. Sự sùng bái cá nhân làm thui chột mọi tư tưởng cải cách. Người CS Việt Nam cho rằng "ý tưởng đại diện cho cá nhân", vì vậy ai chỉ trích ý tưởng của Mác hoặc HCM là chỉ trích con người Mác hoặc HCM, do đó phạm vào tội "hỗn hào đại kỵ" phải bị xử phạt nặng nề.

Quan chức chính phủ cũng biết họ sai, chính phủ sai, nhưng không dám lên tiếng công khai vì đường lối XHCN không cho phép họ quay đầu lại hoặc nhích sang trái, sang phải chút nào mà phải nhất mực tuân theo các giáo điều từ 150 năm trước để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội chính trị của ngày hôm nay. Việc này chẳng khác gì sử dụng máy hơi nước để chế tạo máy bay, máy vi tính.

Các lý thuyết gia bậc nhất như Nguyễn Khắc Viện, Hoàng Minh Chính, Bùi Tín đã quay lưng trở cờ, hoặc quá già nua, hoặc chết đi. Ngày nay CNXH tại Việt Nam chỉ còn các học trò hạng cá kèo, hạng bét, bằng chứng là trong nhiều năm nay họ vẫn không thể dung hòa lý tưởng XHCN với kinh tế thị trường, đảng viên và quyền tư hữu tài sản, chống giai cấp bóc lột nhưng phải mời gọi giai cấp này vào đầu tư ngay cả nhận tiền viện trợ, đút lót của họ, v.v... Mâu thuẫn nội tâm (inner conflict) trong nội bộ đảng ngày càng nhiều, sinh ra các bệnh thần kinh xã hội, con người đảng viên ngày càng thoái hóa có hệ thống. Đây là sự bế tắc toàn diện của XHCN theo định hướng TBCN, cả về lý thuyết lẫn thực hành, không khác gì thời Liên xô cũ trước khi sụp đổ từ bên trong.

Đừng ai nên lo lắng, nước Nga ngày nay tốt đẹp hơn thời còn CS rất nhiều, ngày nay không ai xếp hàng chờ mua giấy vệ sinh, trái cây, quần áo. Các sự "huy hoàng" thời trước chỉ là cái vỏ bề ngoài, như nhà nghèo thường đeo đồ trang sức lòe loẹt, trong khi sự tiến bộ ngày nay thì mọi người dân Nga dễ dàng cảm nhận được. CNXH Việt Nam có sụp đổ thì sẽ rất tốt cho Việt Nam, có lẽ lúc đó Việt Nam sẽ có nhiều tỉ phú đô la như nước Nga hiện nay.

VK Nói 'tới bến" thì dài dòng, nói ngắn gọn dễ hiểu thì tựu trung là, Mác cho rằng CNTB bóc lột vì giới chủ nhân trả lương quá rẻ so với số tiền lời họ thu được làm của riêng, còn CNXH công bằng vì tiền lương sẽ được nâng lên trong khi tiền lời sẽ được dùng vào lợi ích xã hội.

CNCS còn công bằng hơn nữa khi tài sản toàn thế giới được gộp chung lại, do đó dầu hỏa Trung đông sẽ được chở qua Nhật ào ạt không tính tiền (vì sử dụng theo nhu cầu mà lại), rồi hàng Nhật qua Trung đông, Việt Nam (hưởng theo nhu cầu) cho con nít chơi thả giàn, người lớn tha hồ xài LCD TV khỏi cần giựt của người ta ngoài sân bay TSN.

Các khúc mắc không bao giờ giải quyết được là cái THAM thì vô hạn trong khi cái khả năng, tài nguyên, của cải, thì vô cùng hữu hạn.

Phải dung hòa hai điều trái ngược này nếu muốn xây dựng thành công CNXH. Mục đích có tốt đẹp cách mấy, cũng như việc tìm ra thuốc trị mọi loại bệnh (ngay cả Newton cũng rơi vào cái bẫy này), nhưng nếu không khả thi thì phải dẹp càng sớm càng tốt để tìm ra cách khác để cùng đạt mục đích đó.

Úc và các nước Bắc Âu không phải ngày nay đã đạt được hầu hết các mục đích của CNXH rồi hay sao? Không phải lương công nhân được nâng cao, tiền thuế từ thặng dư tư bản được sử dụng vào lợi ích xã hội hay sao?

Như vậy, tại sao Việt Nam lại không tổ chức chính phủ theo Úc, hoặc nước Bắc Âu nào đó, mà khư khư giữ lấy tổ chức chính phủ CNXH mà thực tế bao năm qua cho thấy thua xa cách tổ chức của các quốc gia kể trên?

Cũng như nếu mục đích là "tiếp thu kiến thức", vậy tại sao Việt Nam bắt buộc học sinh sinh viên phải vào lớp, điểm danh, học trường quốc doanh, v.v... trong khi miễn sao học sinh thi đậu là được, đủ kiến thức là được, cho dù học ở nhà, trên mạng, cho dù 10 tuổi mà đậu phổ thông, có kiến thức ngang với học sinh 18 tuổi, thì tại sao không cấp bằng cho trẻ đó?

Chính các việc bắt buộc, độc đạo, này mới gây ra tình trạng trì trệ trong mọi lãnh vực, vì khi sai và biết mình sai thì không thể sửa chữa. Chuyện đơn giản vậy mà cũng cãi nhau 150 năm, thật đúng như lời Kant (cũng là người Đức, 96 tuổi già hơn Mác) nói: "người khôn khỏi dạy cũng biết, kẻ ngu thì dạy ngàn năm không xong".

Nam Trung Bac, Sài Gòn, Việt Nam Tôi ngạc nhiên là sao BBC lại đăng nhiều ý kiến chụp mũ (mà chẳng lý luận gì cả) các ý kiến hay. Dễ thấy nhất là sự chụp mũ dành cho các ý kiến chống đảng phái - xây dựng đất nước. Tôi nghĩ BBC nên tỏ rõ quan điểm rõ ràng giữa đảng phái và đất nước. BBC không rõ ràng việc này thì chính những người tranh luận cũng không rõ ràng, như thế thì làm cho dân mình cứ chửi nhau suốt. Những người theo Mác cứ suốt đời cho rằng những người chống Đảng CS là chống đất nước, dân tộc và những người chống Mác thì cứ cho rằng tất cả những người cộng sản là hại dân bán nước... cứ thế thì làm sao có đoàn kết được? Vì cả hai phía đều đánh đồng đảng phái và đất nước!

Thế là có tội với các bậc liệt tổ liệt tông của chúng ta. Không có họ thì chẳng có đất nước ngày nay để các bạn thử nghiệm bằng các chủ nghĩa đâu. Dù rằng BBC là đài của ANH nhưng người Việt trong đó nên nghĩ đến tương lai của VN chứ. BBC nên loại bỏ những ý tưởng đánh đồng đất nước và đảng CS. Chuyện không dễ nhưng nên làm cho được. Hẳn là nhiều người VN chúng ta nhìn thấy sự đánh đồng này rồi đi đến chụp mũ, chửi nhau mà đau lòng lắm! Người ta hay nói người Việt không đoàn kết…qua các diễn đàn này dễ nhận thấy điều đó lắm. Chân thành cảm ơn.

Giấu tên Tôi nghĩ giờ phút này mà tranh luận từng điểm từng điều trong chủ nghĩa Mác thì chỉ có giá trị lý thuyết, chứ không ý nghĩa THỰC TẾ, vì cho dù ai thắng ai thua thì cũng không thay đổi được gì.

Nếu phe CSVN thắng thì mọi việc không thay đổi, nhưng cho dù các nhà nghiên cứu khác thắng thì mọi việc cũng vẫn không thay đổi. Chính trị Việt Nam chưa từng nghe theo lý lẽ, lý luận, mà đến nay chỉ nghe theo tiếng gươm giáo, súng đạn, và ngày nay tiếng sột soạt của đồng đô la.

Tuy vậy, tôi nghĩ đây là điều TỐT khi quan chức Việt Nam nghe theo tiếng gọi đồng tiền, "chịu tham nhũng", chứ nếu họ không ham tiền hoặc không có dịp ham tiền như bên Bắc Triều tiên, Cuba hiện nay hoặc ngay chính Việt Nam dưới thời Lê Duẩn, thì dân chúng còn khổ hơn gấp ngàn vạn lần.

Ngày nay, phải nói Việt Nam đã tiến bộ rất xa về văn hóa tư tưởng, tài chánh, so với thời người dân chạy đi vượt biên. Người ta than nghèo, chứ ít ai than "bị kềm kẹp" như lúc trước.

Mác hay không Mác, không quan trọng bằng sự tha thiết THỰC SỰ yêu thương giống nòi.

Thảo Đan, Hà Nội Thiết nghĩ, chúng ta nên cảm ơn tác giả bài viết này, ông đã ngầm nói rằng nếu như cứ để tình trạng "tức nước" như hiện nay, thì cũng sẽ có ngày "vỡ bờ" và lịch sử sẽ lặp lại, muốn trị thủy cần phải khơi dòng chảy (binh pháp).

Có độc giả nói rằng "quý vị chẳng làm gì cả chỉ được cái võ mồm", tôi thấy cũng đúng. Như tôi chẳng hạn, thấy sai thì nói vài câu, thấy đúng thì khen, nhưng khi chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để tôi làm, ăn sinh sống, tôi không bị khó dễ khi đi đến cơ quan công quyền, tôi được giải thích chu đáo về các chính sách là tôi im ngay, tin ngay.

Nhưng đối với bà con nông dân hoặc anh em công nhân khác, lực lượng rất đông đảo của xã hội ta thì khác đấy, nếu họ đã tin họ sẽ tin tới cùng, một khi đã mất lòng tin thì sẽ rất khó hoặc không thể lấy lại lòng tin nơi họ, họ sẽ "làm" chứ họ sẽ chẳng "võ mồm" đâu.

Một số người hiểu rất sai về đa đảng, đa nguyên, cứ cho rằng đa đảng, đa nguyên là mất tổ quốc, mất nước, là sụp đổ, là,.. những từ nghe rất nặng.

Chuyển sang đa đảng, đa nguyên không có nghĩa là lật đổ chính quyền, không có nghĩa là chém giết, không có nghĩa là phủ nhận những gì đang có.

Chuyển sang đa đảng, đa nguyên chỉ là thay đổi cơ cấu chính trị để sao cho việc chọn lựa người nắm chính quyền là do người dân bầu lên, để sao cho tham nhũng, hối lộ, lãng phí và các thói hư khác của người được giao quyền giảm đi vì họ luôn luôn bị giám sát bởi người của đảng khác và của toàn dân, mọi thứ sẽ trở nên minh bạch hơn.

Và cũng xin thưa với quý vị rằng, nếu có đa đảng, đa nguyên thì phần nhiều những người đang nắm chính quyền vẫn sẽ nắm chính quyền, nhưng trong một bộ máy sạch hơn, chặt hơn và có trách nhiệm với dân hơn. Làm sao mà có thể loạn được nếu có kỉ cương phép nước, có quân đội, cảnh sát, có toà án, và nhất là khi đó người dân cảm thấy thoải mái, không bị nhũng nhiễu, ai dại gì mà đi chống chính quyền.

Kim Thoa Chào Độc giả Diễn Đàn BBC, tôi rất khâm phục các bạn. Các bạn rất thấu triệt vấn đề. Khi diễn giải về học thuyết Mác, độc giả Trần Minh Thảo sử dụng quá nhiếu lần các từ ngữ “ăn cướp”, ”tước đoạt …” khiến tôi bị dị ứng. Bởi vì nhiều lần tôi đã bị cướp dây chuyền và điện thoại di động.

Lại nhớ cách đây nhiều năm, khi tôi học môn triết Mác – Lênin, thầy tôi dạy rằng : “VN đang trong thời kỳ quá độ - chấp nhận sự tham gia của các thành phần kinh tế : cá thể ,công ty trách nhiệm hữu hạn - là bước chuẩn bị tiến lên xã hội chủ nghĩa Cộng sản. ” Từ đó tôi luôn bị ám ảnh bởi từ ngữ “QUỐC HỮU HÓA”.

SV Đúng vậy, không hẹn mà gặp, ý kiến của Anh Thư y chang như ý tôi. Đảng viên ĐCSVN không lo học hành, trao dồi kiến thức để TỰ làm ra của cải. Tệ hơn Anh hùng Lương Sơn Bạt ở chỗ họ tịch thu của cải tài sản các người có tiền và chia cho chính họ, chứ không như các Anh hùng chỉ tịch thu của người ác và chia cho dân nghèo. Căn cơ như vậy, lập quốc kiểu đó, làm sao thu phục nhân tâm?

Chí Tài Tôi thấy các quí vị chỉ biết phê phán, ngồi một chỗ thân thân trách phận, chẳng có hành động nào cụ thể cả. Tự dưng tranh luận và bêu xấu đất nước mình để làm gì? Dù sao đây cũng là đất nước sinh ra các bạn, tại sao không có hành động thực tế một chút.

Chính trị ở Việt Nam chưa đến lúc phải thay đổi, đến lúc cần phải thay đổi sẽ do nhân dân đang sống ở trong đất nước này sẽ tự làm nó thay đổi. Dân chủ và cộng sản chủ nghĩa cũng có mặt tốt mặt xấu, chế độ cuối cùng của Tư bản chẳng là Xã hội chủ nghĩa là gì? Nó chỉ còn thiếu một bước thôi.

Các vị không hiểu được cái khó của những người điều hành đất nước này (tôi chỉ chung không phân chia Dân chủ hay xã hội). Ki hệ thống xã hội chủ nghĩa ở các nước đông âu sụp đổ, nếu như lãnh đạo đất nước này không giữ vững được để sụp đổ theo thì lúc này không biết những người đang luôn mồm bàn về dân chủ kia đang có cuộc sống như thế nào?

Đất nước Việt Nam là một, con người Việt Nam cũng là một, không thể có gì chia cắt bởi bất kỳ lý do chính trị nào. Đặc điểm chính trị của Việt Nam và các nước rất khác nhau, chúng ta có nhiều dân tộc, vì vậy không thể dùng các tư duy dân chủ của nước ngoài để áp đặt lên nền chính trị của Việt Nam.

Anh Thư Những bức xúc liên tục của Bà chị Kim Thoa là chính đáng, nhưng chị đã không hiểu cách diễn ý đơn giản theo thực tế của tác giả Trần Minh Thảo.

Nếu đọc truyện Anh Hùng Lương Sơn Bạc của Trung Quốc, thì ta thấy ý thức hệ của CS cách nay trên 70 năm, nhất là tại Trung Quốc và VN thì cũng tuyên truyền gần như cách "làm ăn" của những anh hùng Lương Sơn Bạc. Một đằng thì thẳng tay cướp của giết người giàu để nuôi băng đảng và bố thí cho dân nghèo, một đằng thì gây căm thù tư sản mại bản, địa chủ đều là bọn bóc lột, rồi xúi dân đấu tố, còn đảng thì tịch thu, và hứa hẹn với dân nghèo nếu cùng làm thì cùng hưởng quyền lợi đồng đều.

Nhưng thực tế xã hội thì vẫn phải có người làm, người trung gian phân phối và chỉ huy, cho nên nó lại tạo ra một xã hội bất công hơn trước .

SV Chủ nghĩa Mác rất hấp dẫn với hạng người cùng đinh cả về tư bản lẫn tư tưởng nhưng lại không muốn tự giúp chính họ mà phải nhờ vào của cải, tài năng, sức lực người khác.

Khi không "nhờ" đưọc thì họ giựt đồ của người ta. Hà Nội 1946, Chợ lớn 1979, sân bay TSN 2006 có cùng điểm giống nhau, đều là nơi xảy ra các vụ giựt đồ công khai giữa ban ngày của cán bộ đảng. Nghị quyết 36 của ĐCSVN y chang như các Nghị quyết tịch thu tài sản của "tư sản mại bản" trước đây, về cơ bản vẫn là muốn tiếm đoạt "của chùa". Thay thế các văn từ "tư sản mại bản" vào "khúc ruột ngàn dặm" và ngược lại thì các Nghị quyết cách nhau 1/4 thế kỷ này về bản chất không khác nhau là mấy.

Chủ yếu vẫn là, ai có tiền, tài, đều phải đóng góp cho CNXH, mà vì CHXH và Tổ quốc Việt Nam tuy hai mà một, nên ai không đóng góp cho CNXH tức là không đóng góp cho Tổ quốc.

Bây giờ thì thành lập công ty cho nhân viên làm, họ lấy tiền đi đánh đề, cá đá banh tiền chục tỉ, chỉ một ai vô tên tuổi nào đó đã cá bằng lương tháng của 200 ngàn công nhân (7 triệu đô la, so với 35 đô). Bây giờ, họ sắp cho cá đá banh công khai để nếu thắng thì họ lấy, thua thì nhân dân trả. Toàn là bổn cũ soạn lại cả.

Kim Thoa Độc giả Trần Minh Thảo viết : “ Ở châu Á, theo Mác có phương thức sản xuất đặc biệt nên khó lòng thực hiện chủ nghĩa Mác. Nhưng xét lịch sử Trung hoa và Việt nam thì khẩu hiệu đấu tranh giai cấp của tiến sĩ Mác là giống với khẩu hiệu “cướp của nhà giàu chia cho người nghèo” của người nông dân tá điền thất học hoặc ít học. “Cướp của nhà giàu chia cho người nghèo” và “tước đoạt” là có cùng phương thức và mục đích. “

Theo luật pháp của nhà nước xã hội chủ nghĩa VN hiện nay, chẳng riêng gì tiến sĩ Mác hay ông Trần Minh Thảo, nếu các ông hô hào . “Cướp của nhà giàu chia cho người nghèo” trước công chúng thì các ông sẽ bị mời về trụ sở Công an địa phương để nộp phạt vì tội gây rối trật tự công cộng.

Nếu các ông thực hiện hành vi “Cướp của nhà giàu chia cho người nghèo” thì các ông sẽ bị truy tố hình sự theo bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. Nếu không tin tôi, xin mời Độc giả Trần Minh Thảo cứ làm thử mà xem

Nam Trung Bac Bài viết rất hay, sâu sắc, nhưng chắc chắn sẽ làm tức anh ách những ai đã thấm nhuần những thứ trên trời của chủ nghĩa mác (nhưng tưởng là chuyện dưới đất). Những ai cho rằng tác giả có ý kích đông bạo lọan thì chỉ vì quá lo lắng cho vị thế của đảng cộng sản Việt Nam quá đấy thôi. Tôi hiểu ý tác giả ở đây rằng, một sự lựa chọn dân chủ chính trị vẫn thích hợp hơn cho dân Việt Nam lúc này. Tác giả còn cho thấy rằng nếu đảng cộng sản VN còn chần chừ thì coi chừng dân chúng nghèo khổ sẽ cùng với một số các đảng viên nghèo (do ăn chia không công bằng với vô số đảng viên giàu, siêu tư bản đỏ) sẽ sữ dụng chính chủ nghĩa Mac để cướp lại thôi!!! Có gì mà khó hiểu hả chị Vũ thị Kim Thoa, người mà vẫn đang tin Việt Nam có nhà! nước pháp quyền đấy!.

Tran Trung, tp HCM Công nhận Việt Nam ổn định chính trị thật nhưng mà ổn định theo kiểu bóp nghẹt. Ai mở miệng thì tống vào tù. Triệt tiêu mọi sự đối lập phản kháng. Hỡi những người có hiểu biết, chắc các bạn cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong cuộc sống không có sự phản biện hoặc đối lập.

Bạn cứ thử đi hỏi người dân Thái Lan hay Indo họ có muốn cái kiểu ổn định của Việt Nam hay không? Gần đây tôi nghe nhiều vụ đâm chém nhau nhu vụ Thảo Cầm Viên, Tân Cảng, PMU 18…chì cần ghen ghét nhau họ có thể thuê côn đồ giết hại người khàc với giá vài triệu đồng. Xin hỏi Việt Nam có ổn định và an tòan không? Ai cũng biết Bắc Triều Tiên là nuớc cực kỳ ổn định về chính trị (thậm chí cha truyền con nối mà cũng chẳng ai dám phản kháng) nhưng họ có văn mình và giàu có không? Hình như gạo cũng không đủ mà ăn nữa đấy. Đừng lầm tưởng ổn định chính trị theo kiểu này là hay.

Thính giả ẩn danh Bác nào nói VN mình bình yên thì em thấy các bác quá lạc quan. Trung bình mỗi ngày toàn quốc có hơn 30 người chết vì tai nạn giao thông, cứ mỗi năm như vậy thì số người chết ở nước ta nhiều chẳng khác gì một cuộc chiến tranh hay một thảm hoạ thời tiết. Tại sao các bác không tự hỏi tại sao lại lắm người chết thế. Tại quan ăn hết đường sá rồi chứ đâu. Không tiếng súng nhưng vẫn chết nhiều thế, yên bình quá đi chứ ạ.

Vũ Thị Kim Thoa, tp HCM

Độc giả Trần Minh Thảo viết : “Tôi nghĩ là nếu các cuộc cách mạng không dùng khẩu hiệu “ăn cướp”, ”tước đoạt” thì rất ít có khả năng thành công…” Tôi cho rằng Ông Trần Minh Thảo hô hào những lời lẽ không thích hợp với chủ trương của nhà nước pháp quyền VN hiện nay.Luận thuyết của ông Trần Minh Thảo có khả năng kích động , sẽ gây xáo trộn trật tự xã hội VN.

Lezard, tp HCM, Việt Nam

Vâng thưa bác, bác viết ra những lời này, tôi chỉ muốn hỏi bác rằng chủ nghĩa Tư bản có những luận điểm về cái thế giới đại đồng, cái "trên trời" của bác hay không. Chính thời của Marx đã đầy rẫy những tư tưởng đó "hãy ôm nhau đi, hãy hôn nhau đi" hay "hãy thương xót cho tầng lớp lao động nghèo". Vâng, các bác cứ khăng khăng phê phán chủ nghĩa Marx và đem nó so sánh với chủ nghĩa Tư Bản hiện đại mà lại quên đi rằng suốt từ năm 1924 đến nay chẳng có một cá nhân kiệt xuất nào tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của chủ nghĩa Marx cho theo kịp thời đại còn chủ nghĩa Tư Bản thì phát triển không ngừng. Có bạn thì cho rằng VN không an toàn và ổn định ư?

Hãy nhìn qua các cột mốc báo động ở Mỹ, hay vụ bạo động miền Nam Thailand, hay là vụ đốt xe ở Pháp. Nói chung, ta có thể thấy một bầu không khí chính trị bất ổn trên toàn thế giới, còn tại VN, các bạn có được yên ổn học hành, hay rồi có thằng điên nào đó xách súng vào trường la lên "heil Hitler" rồi xả súng bắn hàng loạt? Nếu không yên ổn và an bình thì làm sao các bạn có thể an tâm làm việc mà không sợ một tên Mafia nào đó dí súng vào từ đằng sau?

CNCS hiện nay đã sụp đổ cái mô hình giáo điều chứ chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ cáo chung, như một nhà Triết học người Mỹ gốc Nhật đã nói:"Tôi không tin rằng chủ nghĩa cộng sản có thể chết được vì nó là niềm mong mỏi của toàn thể những con người yêu chuộng hoà bình, tự do, công bằng trên toàn thế giới."

QT Le, Montreal

Cảm ơn BBC đã biên tập và đăng đoạn góp ý của tôi. Ngay từ lúc đầu khai mở chuyên mục Góp ý cho bản báo cáo chính tri DCSVN, tôi có ý nghĩ rằng tai sao chúng ta không tự viết dùm cho đảng một bản báo cáo hợp với sự thật và lòng dân+đảng viên chân chính. Vì sao ? Tôi nhận thấy rằng thời gian mà BBC dành cho các vị trí thức và các bạn bè trong và ngoài nước đóng góp ý kiến đã quá đầy đủ . Nếu không nói là bội thực.

Có những bài viết cưc kỳ công phu , kể cả ý thuận và ý nghịch. Đại hôị đảng đã gần kề, có nên chăng BBC đua ra 1 hồi kết cho chuyên đề rất quan trọng này? Theo suy luận đơn giản của tôi thì bản báo cáo chính thức của đảng sẽ chắc chắn không có gì thay đổi. Vẫn duy ý chí đầy phản cảm cho người nghe , dù rằng đa số đai biểu dự khán đều là đảng viên .Nếu trực tiếp truyền hình thì sự đón nhận của dân VN chắc không cao. Vũ như cẫn, biết rồi nói mãi . Người đọc bản báo cáo (Tổng bí thư?) sẽ vô tư làm khổ lổ tai người nghe.

Nếu các vi thính giả cùng nhau viết một bản dự thảo nghiêm chỉnh, hợp nhân tâm và đăng trên tất cả các diễn đàn , radio , TV... trong và ngoài nứơc, tôi tin là sẽ có hiệu ứng vô cùng tích cực.

MH, Hà Nội Thưa bạn Kim Thoa Tp.HCM có gì mà khó hiểu ý tác giả. Tôi hiểu thế này: bỏ qua phần trên trời vì nó là trên trời còn phần dưới đất thì ý tác giả nói rằng chủ nghĩa Mác bảo vệ và bênh vực sự chiếm đoạt hay nói rõ theo từ ngữ chợ búa là cướp của người giàu chia cho người nghèo. Nó cũng như trước đây tác giả nói rằng chẳng cần bạo chúa mà ngày nay vẫn có thể có những công trình vĩ đại và tôi đã nói rằng chẳng cái gì tự có cả nếu tự có thì suy cho cùng cũng là cướp của người khác mới có mà thôi.

Chỉ có điều là Chuyên chính vô sản cướp của cải của tư bản còn tư bản thì cướp sức lao động và tài nguyên của các nước thuộc địa. Trên đời này nhiều như nước mà bây giờ nhiều nơi vẫn khát đấy chỉ có 1 may mắn là không khí người ta không chiếm đoạt vì không thể mà thôi.

Vũ Thị Kim Thoa, TP HCM, Việt nam Phản hồi bài viết "Hướng đến một nền chính trị dân chủ Độc giả Trần Minh Thảo " Bài viết có nội dung mơ hồ không nói rõ ý kiến của tác giả Đã sợ thì đừng viết, đã viết thì phải tường minh quan điểm

Tuan Khoa, Houston, Mỹ Bài viết đưa ra cái phần trên trời và cái phần dưới đất thật hay. Xin được viết thêm là cái phần dưới đất do người trần tục dưới đất điều hành và chắc chắn không ai có thể biến tất cả mọi người thành những ông thánh đức độ để sống theo lý tưởng CS hầu phân chia của cải không đầy rẩy bất công.

Hoa_huong_duong, Hà nội, Việt nam Điều 4 trong bản hiến pháp năm 1992 đă quy định Đảng Cộng Sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam và là lực lượng lãnh đạo của dân tộc Việt Nam. Theo tôi thì giai cấp công nhân không thể là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến hay đại điện cho tinh hoa của dân tộc được bởi lẽ sự hơn hay kém của các dân tộc được quyết định bởi tri thức và năng suất lao động của dân tộc ấy. Mà đại diện cho lược lượng sản xuất tiến bộ phải là những người có tri thức, và doanh nghiệp có hiệu qủa, có khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, làm giàu cho xà hội.

Câu khẩu hiệu thời cải cách ruộng đất « Trí, phú , địa, hào- đào tận gốc trốc tận rễ » suýt nữa thì đã đưa cả dân tộc đi đến thảm hoạ của nghèo đói và bất công, may mà Đảng đã kịp thời sửa sai.

Ngày nay khi mà toàn Đảng toàn dân ta đang nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới, nỗ lực để đổi mới để làm cho nước Việt Nam ta bằng anh bằng em với các nước trong khu vực và trên thế giới thì đảng viên - đại diện cho dân tộc phải là những người tiên phong trong đổi mới.

Vậy thì việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân là một quyết đinh đúng đắn của Đảng, và cũng cần phải kết nạp những doanh nhân có tri thức, tiến bộ, làm giàu cho tổ quốc vào hàng ngũ của Đảng. Ta không quên chủ nghĩa Mác Lênin đã giải phóng đân tộc ta khỏi ách ngoại xâm, nhưng cũng không thể mãi ôm chủ nghĩa đó trên con đường hội nhập quốc tế, cũng như ta không quên đạo Khổng đã biết bao lần giải phóng đân ta khỏi ách ngoại sâm phương Bắc và sản sinh ra những anh hùng dân tộc như : Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung…. Nhưng những học thuyết đó sẽ mãi mãi ở trong lòng dân tộc như những di sản văn hoá.

Lê QT, Montreal, Canada Rất vui mừng chào đón 2 vị Quốc Huy và Kim Dung trở lại trên diễn đàn BBC. Chúng tôi chỉ là những người dân Việt binh thường, học lực rất cơ bản, chỉ đủ kiến thức để gíup kiếm chén cơm nuôi gia đình. Nhung thật lòng trăn trở với quê hương, dù xa xôi vạn dăm.

Theo dõi thường xuyên trên diễn đàn, thấy có nhiều tư tưởng cho vận mệnh đất nước VN ta không còn thích hợp với thời đại. Những luận chứng phi logích nói lấy đựơc, đọc lên mà tôi tức anh ách. Tôi có cố gắng viết gửi lên BBC, nhưng không thấy đăng. Tôi biết học lực không cao nên không diễn tả hết đựơc ý của mình, lực bất tòng tâm.

Quốc Huy Từ lâu tôi đã ngưỡng mộ nhà nghiên cứu Trần Minh Thảo, đối với tôi bài viết này không chỉ dừng lại ở kiến thức uyên thâm của tác giả.

Điều có ý nghĩa hơn, ông đã dùng một thứ ngôn ngữ rất dễ hiểu mà nói nôm na là đến nông dân cũng hiểu được để phân tích, diễn giải một vấn đề thực sự rất khó liên quan đến triết học, kinh tế và chính trị. Cảm ơn ông!

Kim Dung, Việt Nam Tôi rất khâm phục lối phân tích vừa sắc xảo, vừa thực tiễn của Trần Minh Thảo về chủ nghĩa Mác-Lênin và về tình hình hiện tại ở Việt Nam.

Tình hình Việt Nam mà đảng CSVN thường tự hào là "ổn định chính trị" đó là tình hình ổn định của nồi súp-de. Kẻ đang là thành phần "phản động" chống phá nhà nước Việt Nam hiện nay không phải là thành phần thù địch nước ngoài, hay "bọn" Việt kiều lưu vong mà chính là thành phần đảng viên nghèo hay người dân đói rách hiện nay chiếm đa số tại Viêt Nam.

Nếu tình hình này ở Việt Nam không thay đổi thì lại một lần nữa các đảng viên trung kiên, có lý tưởng Mác-Lênin sẽ làm một cuộc cách mạng của Mác-Lênin một lần nữa. Lời kêu gọi dân chủ hóa của phong trào dân chủ và của người Việt nước ngoài chẳng qua là cách để nước Việt tránh một cuộc hỗn loạn và đổ máu sẽ xảy ra cho người dân Việt trong nước mà thôi.

DVM Trần Minh Thảo có cái nhìn khá sâu sắc và khách quan. Nhưng cũng thử đặt lại vấn đề. Để có người tiên phong trong cuộc 'Cách mạng vô sản mới', cứ gọi nôm na là cuộc tước đoạt lần thứ hai tại Việt Nam, theo tinh thần của chủ nghĩa Marx – Lenin thì người Việt Nam không hề thiếu lý thuyết và phương pháp làm cách mạng và kể cả các người cộng sản chính thống đang tồn tại trong nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tất nhiên những người cộng sản vẫn trung thành tuyệt đối với học thuyết chính thông Marx thuờng là người nghèo và không có quyền lực, cả những người lớp trước đã già và rất nhiều người không còn sống được bao nhiêu lâu nữa.

Hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam vân không ngừng truyền bá tư tưởng Marx – Lenin cho lớp trẻ, đặc biệt là các chương trình rất nặng ở các trường đại học Việt Nam.

Việc làm này thông qua hệ thống giáo dục Việt Nam đang cổ suý cho tư tưởng biến tư liệu sản xuất của các tầng lớp doanh nhân, các tư bản ‘sạch’ của đảng viên, các tư bản nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam... sớm muộn cũng sẽ bị tịch thu.

Đối tượng là kẻ thù của chế độ là ai? Câu hỏi này không hề khó trả lời với học thuyết Marx-Lenin. Những kẻ thù mới của nhân dân Việt Nam là: Tư bản (đảng viên buông ngọn cờ và doanh nhân không phải đảng viên), địa chủ mới, các tập đoàn tài chính trong và ngoài nước, các tập đoàn đa quốc gia, các chủ tư bản FDI, các nhân vật giàu có không rõ nguồn gốc...(tham nhũng, làm ăn bất minh).

Lực lượng được cho sẽ là đầu tàu, hay tiên phong trong cuộc ‘cách mạng vô sản mới’ không ai khác là: những đảng viên CS kiên trung, trí thức nghèo, các sinh viên vô sản, giai cấp công nhân mới tập hợp cùng với các tầng lớp nông dân, các dân tộc thiểu số nghèo khó.

Lực lượng ‘cách mạng mới’ sẽ được sự cổ vũ và ủng hộ của các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức tôn giáo và những người Việt yêu nước đang định cư nước ngoài.

Kịch bản nào cho Việt Nam sau 2007? Nếu Việt Nam không hề đổi mới chính trị theo hướng dân chủ, thì những người cộng sản kiên trung với chủ nghĩa Marx-Lenin sẽ tách ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Họ kết hợp với tầng lớp vô sản tiến bộ không đảng viên (trí thức nghèo, sinh viên, học sinh, công nhân và các tầng lớp lao động tiên tiến, lực lượng vũ trang nhân dân) sẽ làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền thối nát và tham nhũng đang cai trị dân tộc sau đại hội mười.

Sau cách mạng vô sản mới này, kịch bản cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp lại tái diễn với mức độ tàn khốc hơn lần trước. Liệu những người cộng sản chân chính ở Việt Nam hiện nay được trang bị tốt nhất về tư tưởng và kinh nghiệm của cha ông có thành công?

Nếu Việt Nam có cách mạng Dân chủ ngay trong nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại hội X, chính là họ tự cứu mình, hay còn gọi là đổi mới lần II.