Việc làm ngành Khoa học vật liệu

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Khoa học vật liệu với nền tảng vật lý và công nghệ vững chắc đào tạo sinh viên trở thành nhân lực chất lượng cao trong ngành Khoa học Vật liệu của Việt Nam và tiến ra thế giới. Sinh viên ngành Khoa học vật liệu có thể trở thành các nhà nghiên cứu, giảng dạy, nhà quản lý, nhà kinh doanh, chuyên gia trong các lĩnh vực như vật liệu bán dẫn và linh kiện điện tử, vật liệu từ và vật liệu thông minh, mô phỏng và thiết kế vật liệu mới, công nghệ nano và vật liệu y sinh dược học,…

2. Chuẩn đầu ra

  • Kiến thức chuyên môn: Kiến thức cơ bản về vật lý, hoá học, lý-sinh học để tìm hiểu tính chất, phát triển các vật liệu tiên tiến
  • Kỹ năng nghề nghiệp: Vận dụng kiến thức kết hợp khả năng sáng tạo để giải quyết những vấn đề; kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc, làm việc độc lập; thu thập và xử lý thông tin,…
  • Trình độ ngoại ngữ: Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc cho Việt Nam
  • Kỹ năng mềm: Lập luận tư duy và giải pháp kiến thức; khả năng tư duy theo hệ thống; có năng lực sáng tạo, phát triển; có năng lực vận dụng kiến thức; kỹ năng vào thực tiễn; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng quản lý và lãnh đạo; kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề; nghiên cứu và khám phá kiến thức;…

3. Triển vọng nghề nghiệp

  • Các công việc phù hợp: Cán bộ giảng dạy; cán bộ nghiên cứu; cán bộ quản lý; cán bộ kỹ thuật; nhân viên kinh doanh; chuyên gia về công nghệ; cán bộ thiết kế, chế tạo sản phẩm;…
  • Cơ quan, doanh nghiệp có thể làm: Cơ quan quản lý về Khoa học Công nghệ, Các trường đại học, cao đẳng, các Viện nghiên cứu trong Khoa học Vật liệu, các doanh nghiệp tư nhân: Viettel, Canon, Panasonic, Samsung, LG,…
  • Định hướng chuyên sâu/phát triển lâu dài: Vật liệu bán dẫn và linh kiện điện tử, vật liệu từ và vật liệu thông minh, mô phỏng và thiết kế vật liệu mới, công nghệ nano và vật liệu y sinh dược học,…
  • Tình hình việc làm của sinh viên các khóa đã tốt nghiệp:
    • Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 3 tháng tốt nghiệp: 68,4%. Trong số đó có 85% sinh viên có việc làm với mức lương trên 10 triệu/tháng tại các công ty như: Công ty Samsung Display Việt Nam, Samsung Electronics, Kosaido HR Việt Nam, Seoul Semiconductor Vina, …
    • Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp là: 83,3%. Trong đó có 63,3% sinh viên có việc làm với mức lương trên 10 triệu/tháng tại các công ty như: Công ty Samsung Display Việt Nam, Samsung Electronics và một số công ty công nghệ khác tại Việt Nam,…
    • Ngoài ra hàng năm khoa còn có rất nhiều sinh viên được nhận học bổng cao học tại Hàn Quốc và Đài Loan,…

4. Học phí, học bổng và môi trường học

  • Học bổng:
    • Học bổng khuyến khích học tập 1 kỳ:
      • Loại Khá: 800.000đ/1 tháng x 05 tháng
      • Loại Giỏi: 830.000đ/1 tháng x 05 tháng
      • Loại Xuất sắc: 850.000đ/1 tháng x 05 tháng
    • Học bổng tài trợ của các tổ chức, cá nhân: Học bổng Hoàng Phương, Học bổng Mitsubisi, Học bổng Posco, Học bổng BIDV, Học bổng Lawrence Sting,…
  • Chính sách hỗ trợ sinh viên: Chỗ ở ký túc xá, miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, mẫu giấy vay vốn,…

5. Gương mặt tiêu biểu

Cựu sinh viên Vũ Việt Hùng

  • Cựu sinh viên khóa K58 Khoa Học Vật liệu. Em đã tốt nghiệp xuất sắc với điểm TBCTL: 3.61/4, nhận được học bổng cao học tại trường đại học Korea Institute of Materials Science – Hàn Quốc.
  • Khen thưởng, thành tích và học bổng:
    • Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong 04 năm học
    • Học bổng Hoàng Phương năm 2015, 2016
    • Học bổng Lawrence Sting 2014, 2015
    • Học bổng Odon Vallet 2016
    • Tham gia chương trình trao đổi The Japan–Asia Youth Exchange Program năm 2016
    • Báo cáo poster tại IWAMN (Hội thảo quốc tế về Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano)

Sinh viên Nguyễn Thị Huyền Trang (bên trái)

  • Hiện là sinh viên khóa K59, CTĐT Chuẩn – Ngành Khoa Học Vật liệu. Với số điểm TBCTL: 3.62/4 và IELTS 6.0, được nhận học bổng thực tập tốt nghiệp tại NTU trong vòng 4 tháng.

6. Hoạt động sinh viên

  • Chương trình giới thiệu học bổng sau đại học của trường đại học Hanyang – Hàn Quốc tháng 03/2017
  • Hội nghị khoa học Khoa vật lý 2019
  • Lễ trao học bổng Hoàng Phương

7. Nhà tuyển dụng nói gì

Khoa học vật liệu là toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc thiết kế và phát hiện ra các vật liệu mới, đặc biệt là chất rắn. Nguồn gốc trí tuệ của Khoa học vật liệu bắt nguồn từ khi các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng tư duy phân tích từ hóa học, vật lý và kỹ thuật để hiểu các quan sát hiện tượng học cổ xưa trong luyện kim và khoáng vật học. Khoa học vật liệu vẫn kết hợp các yếu tố vật lý, hóa học và kỹ thuật. Như vậy, lĩnh vực này từ lâu đã được các tổ chức học thuật coi là một lĩnh vực có tầm quan trọng.

Nhiều vấn đề khoa học cấp bách nhất mà con người hiện đang gặp phải là do giới hạn của các vật liệu có sẵn và cách chúng được sử dụng. Do đó, những đột phá trong Khoa học vật liệu có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến tương lai của công nghệ. Có thể nói Khoa học vật liệu đã thúc đẩy sự đổi mới trong cả nghiên cứu và công nghiệp trong các lĩnh vực, từ hàng không đến vũ trụ, và cả y học. Nó là nền tảng cho tất cả các ngành khoa học kỹ thuật khác.

Việc làm công nghệ cao

Các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Khoa học vật liệu biết cách tích hợp hóa học, vật lý, toán học và sinh học với kỹ thuật để giải quyết các thách thức toàn cầu liên quan đến công nghệ, xã hội và môi trường, bao gồm: Môi trường và biến đổi khi hậu; Sản xuất tiên tiến; Năng lượng tái tạo và bền vững; Hiệu quả vật liệu; Chăm sóc sức khỏe; Công nghệ sinh học; Hàng không vũ trụ và vận tải; Truyền thông và công nghệ thông tin.

Với sự chú ý đáng kể của truyền thông đối với vật liệu nano và công nghệ nano trong những năm gần đây, Khoa học vật liệu đã được đẩy lên hàng đầu tại nhiều trường đại học. Trong Khoa học vật liệu, thay vì tìm kiếm và khám phá các vật liệu cũng như khai thác các tính chất của chúng.

Thay vào đó, người ta nhắm đến việc tìm hiểu các vật liệu một cách cơ bản để có thể tạo ra các vật liệu mới với các đặc tính mong muốn. Cơ sở của tất cả các ngành Khoa học vật liệu liên quan đến các tính chất mong muốn và hiệu suất tương đối của vật liệu trong một ứng dụng nhất định. Đối với cấu trúc của các nguyên tử trộn lẫn trong vật liệu đó thông qua đặc tính hóa.

Tại Việt Nam, Khoa học vật liệu cũng là một chuyên ngành được giảng dạy ở nhiều cơ sở. Khi sinh viên tham gia vào ngành học này, sẽ được đào tạo những kiến thức về toán tin, lý hóa, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vật liệu từ cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt, sinh viên sẽ được tiếp cận với lý thuyết về vật liệu điện tử nano. Đồng thời, tham gia vào ngành học, sinh viên cũng sẽ được trang bị các cơ sở kiến thức quan trọng về hàng loạt những vật liệu mới khác như: vật liệu tổ hợp, nano, hợp kim đặc chủng, laser, cáp quang (vật liệu quang điện tử),... Hầu hết, sinh viên đều được tiếp cận với những vật liệu mang tính quan trọng, là cơ sở nền tảng trong bước ngoặt về công nghệ và kỹ thuật hiện đại.

Việc làm điện - điện tử

3. Chương trình đào tạo ba chuyên ngành

Sau khi tham gia vào ngành Khoa học vật liệu, sinh viên sẽ được trau dồi các kiến thức nền từ hệ thống các bộ môn đại cương, về văn hóa tư tưởng, chính trị, khoa học môi trường và xã hội. Sau khi kết thúc năm học đầu tiên, đa phần mọi sinh viên đều được lựa chọn các bộ môn là các chuyên ngành phụ trong Khoa học vật liệu để tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Tìm hiểu về ba chuyên ngành được xem là các nhánh nhỏ trong chương trình đào tạo của Khoa học vật liệu như sau:

3.1. Chuyên ngành vật liệu và linh kiện màng mỏng

Bộ môn Vật liệu và linh kiện màng mỏng được xây dựng mới mục tiêu đào tạo, xây dựng một đội ngũ cử nhân Khoa học vật liệu có kiến thức vững vàng về kỹ thuật chế tạo, am hiểu quy trình vận hành các thiết bị sản xuất và cho ra đời những vật liệu mới, có tính khả thi về mặt ứng dụng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất.

Bộ môn này theo thống kê tại các cơ sở giáo dục, tiếp nhận khá nhiều sinh viên theo học. Đa phần các tân cử nhân ra trường đều có ngay việc làm, hoặc tối đa sau một năm đã có sự nghiệp bước đầu ổn định. Song song với đó, nhiều sinh viên cũng chọn làm việc như một người nghiên cứu học thuật chuyên sâu hơn tại các viện, trung tâm nghiên cứu, học cao học,... Số khác được nhận học bổng toàn phần tại các cơ sở giáo dục trên thế giới thông qua các chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam.

3.2. Chuyên ngành Vật liệu Polymer & Composite

Cũng như bộ môn trên, Vật liệu Polymer và Composite nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ các sinh viên sau khi kết thúc chương trình giáo dục đại cương. Vật liệu Polymer và Composite là một bộ môn trang bị cho sinh viên những tri thức từ đơn giản đến phức tạp về vật liệu Polymer - một trong những vật liệu có tính ứng dụng cao nhất ngày nay. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được cung cấp kiến thức về các loại vật liệu thông dụng khác trong đời sống, các vật liệu mang tính truyền thống, tổ hợp kim loại được chúng ta sử dụng hàng ngày.

Không chỉ hiểu về kiến thức hàn lâm, sinh viên khi tham gia tại bộ môn cũng được tạo điều kiện tối đa để có môi trường vận dụng thực hành. Thông qua các hoạt động kiến thức, thực tế, thực tập, các cuộc thi nghiên cứu khoa học các cấp tại trường, khoa và đặc biệt là được tiếp cận với nhiều doanh nghiệp, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cũng như gia công vật liệu.

Việc làm thiết bị - vật tư

3.3. Chuyên ngành Vật liệu từ và Y sinh

Có một sự thật hiển nhiên mà ai cũng biết, là từ sau khi cách mạng công nghệ kỹ thuật, Việt Nam trong đà phát triển định hướng hiện đại hóa, bên cạnh các vật liệu mang tính truyền thống, thông dụng và phổ biến. Sự hiện đại còn yêu cầu phát triển thêm những vật liệu bứt phá mới, trong đó phải ứng dụng được vào quá trình vận hành kỹ thuật và sản xuất,... Chú trọng những vật liệu có tính ứng dụng cao thời 4.0 như vật liệu y sinh, vật liệu điện quang, vật liệu từ,... Những vật liệu này dường như đã đi sâu vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế, môi trường,...

Bộ môn thứ ba này giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức về vật liệu y sinh và vật liệu tư, am hiểu tính chất, phân tích, đánh giá và nhận định đặc thù của các vật liệu đó. Thông qua quá trình này, sinh viên sẽ biết cách ứng dụng vật liệu vào khía cạnh nào, như thế nào, góp phần vào sự tối tân hóa ngành vật liệu của Việt Nam.

Ngành Vật lý học ra làm gì?

4. Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Khoa học vật liệu

Như work247.vn đã thông tin ở trên, trong quá trình học tập, sinh viên ngành Khoa học vật liệu được tiếp cận với nhiều môi trường làm việc thông qua các cuộc khảo sát doanh nghiệp thực tế, thực tập nhà trường tổ chức. Ngoài ra có các hội thảo nghiên cứu khoa học cũng giúp các em có được không gian xây dựng các mối quan hệ có lợi cho sự nghiệp sau này. Nhìn chung, phần lớn đều ra trường, có việc làm ổn định dưới nhiều vị trí liên quan trực tiếp đến lĩnh vực Khoa học vật liệu.  

Một số sinh viên Khoa học vật liệu cũng có mong muốn phát triển chuyên môn bằng cách học tập tiếp tục để lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ. Ngoài ra, số ít khác có chuyên môn cao, năng nổ trong các hoạt động, đặc biệt là kết quả học tập xuất sắc sẽ được khoa giữ lại để bồi dưỡng trong công tác giảng dạy các thế hệ mới. Nhìn chung, sau khi kết thúc khóa đào tạo tại trường, sinh viên Khoa học vật liệu có đủ năng lực để làm tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp như sau:

+ Có khoảng gần 36% sinh viên sau khi ra trường đi làm kinh doanh thuộc lĩnh vực Khoa học vật liệu.

+ Gần 50% tham gia vào các hoạt động sản xuất lĩnh vực Khoa học vật liệu.

+ 5% sinh viên sau khi ra trường làm nghiên cứu sinh, học viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện thuộc lĩnh vực này.

+ 1% các sinh viên tiếp tục học cao học bằng các học bổng liên kết tại trường.

+ 8% sinh viên sau khi tốt nghiệp tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp khác.

Qua thống kê tổng hợp ở trên, có thể thấy Khoa học vật liệu cũng là một trong những ngành có triển vọng khá cao về việc làm. Đặc biệt trong ngày nay, với nhu cầu xã hội về sản xuất, khai thác và gia công vật liệu, ngành học được dự báo sẽ còn thu hút nhiều sinh viên theo học hơn nữa.

Việc làm xây dựng

5. [Tuyển sinh] Khoa học vật liệu và cơ sở đào tạo - Điểm chuẩn - Khối thi

Những thông tin đều cho thấy chuyên ngành này đã và đang thực hiện sứ mệnh cung cấp đội ngũ nhân lực chất lượng cao mối năm ra thị trường. Bởi trên thực tế, ngành này không được đưa vào đào tạo ở quá nhiều cơ sở trường học. Nhưng nó xuất hiện ở hai trong số các trường có chất lượng đào tạo bậc nhất Việt Nam, đó chính là: Trường ĐH Khoa học và Tự nhiên TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Khoa học và Tự nhiên Hà Nội (thuộc khối ĐHQG). Với thang điểm chuẩn trung bình từ 20 điểm, các sĩ tử có thể xét tuyển các tổ hợp môn như: A00, 01, 02; B00; D07.

Nếu muốn là sinh viên Khoa học vật liệu, các sĩ tử cần học tốt các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa,... Không quá nhấn mạnh vào Hóa học, sinh viên khi học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức về Toán học nhiều hơn, điều này là để ứng dụng vào việc tính toán cấu trúc, kết cấu, đo lường kỹ thuật,... Bên cạnh đó, bộ môn Vật lý là cơ sở “basic” để sinh viên có thể hiểu được bản chất và đặc thù về các hiện tượng, vật liệu,... Còn về Hóa học, sẽ giúp sinh viên năm vững cấu trúc vật liệu, từ đó biết cách phải làm thế nào trong công tác gia công, sản xuất và sử dụng vật liệu.

Ngành học là một trong những bước đi đầu tiên để xây dựng nền tảng sự nghiệp của mỗi cá nhân. Trên đây là những chia sẻ xoay quanh ngành Khoa học vật liệu, hy vọng bài viết của work247.vn sẽ giúp các sĩ tử tự tin và chủ động hơn trong quá trình chọn ngành học phù hợp cho bản thân mình! 

Video liên quan

Chủ đề