Vị trí thường để thử phản ứng thuốc cho bn

Tiêm trong da là một kỹ thuật tiêm rất quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong y tế. Bởi vậy, các điều dưỡng viên đều phải hiểu biết và nắm vững kỹ thuật này một cách nhuần nhuyễn nhất. Hướng dẫn cách tiêm trong da cũng như những lưu ý khi tiêm dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về kỹ thuật tiêm phổ biến này.

1. Tiêm trong da là gì?

Tiêm trong da (Intradermal injection – ID) là kỹ thuật tiêm một lượng thuốc rất nhỏ 1/10ml vào dưới lớp thượng bì. Bởi vậy thuốc được hấp thu rất chậm vào cơ thể con người. Hình thức này thường được áp dụng trong việc tiêm các loại vaccin phòng bệnh. Bên cạnh đó, mục đích tiêm trong da cũng có thể là tìm phản ứng BCG để chẩn đoán bệnh lao. Tiêm trong da cũng được dùng để thử phản ứng của một số loại thuốc đối với cơ thể người như penicillin, streptomycin.

Tuy nhiên tiêm trong da không được áp dụng cho những người bệnh đang có cơn dị ứng cấp tính như viêm mũi, mày đay, hen,…Tiêm trong da cũng chống chỉ định cho phụ nữ có thai.

2. Lưu ý khi tiêm trong da

Tư thế bệnh nhân

Đối với người lớn, sẽ có 2 tư thế chuẩn để tiêm trong da. Tư thế thứ nhất là ngồi, kéo ống tay áo lên cao. Cách thứ 2 là nằm ngửa, và đặt tay lên một chiếc gối mỏng.

Đối với trẻ em, bé nên ngồi trong lòng mẹ. Mẹ dùng 2 đùi kẹp 2 chân trẻ để tránh cựa quậy khi đang tiêm. Một tay của mẹ ôm qua thân trẻ, tay khác giữ lấy cẳng tay trẻ đặt lên trên gối nhỏ ở bàn.

Dụng cụ

Trong kỹ thuật tiêm trong da, bạn nên dùng loại bơm tiêm nhỏ, loại 1ml có vạch chia 1/10ml. Kích thước bơm tiêm này sẽ giúp quá trình điều chỉnh lượng thuốc được chuẩn xác hơn. Ngoài ra, trong tiêm vaccin có thể sử dụng loại bơm tiêm nhỏ dài có vạch chia 1/100ml – 2/100ml.

Đối với kim tiêm, nên dùng kim tiêm có độ dài 1,5cm và có đường kính nhỏ với đầu mũi vát ngắn dễ ngập trong biểu bì. Trước khi bắt đầu tiêm, tất cả dụng cụ phải được đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối bằng cách hấp sấy khô.

Vùng tiêm

Có rất nhiều vùng có thể áp dụng kỹ thuật tiêm trong da, tuy nhiên vùng tiêm phổ biến nhất đó là 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay bởi đây là cùng da mỏng, có màu nhạt giúp dễ tiêm và quan sát nếu có phản ứng xảy ra. Bên cạnh đó cũng có thể tiêm ở cơ denta cánh tay và ở bả vai.

3. Hướng dẫn tiêm trong da

Tiêm trong da thông thường

Sau đây là các bước cần thực hiện trong kỹ thuật tiêm trong da:

  • Xác định vị trí tiêm
  • Sử dụng cồn 70 độ để sát khuẩn vị trí tiêm. Sát khuẩn từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc
  • Sát khuẩn tay người tiêm bằng cồn 70 độ
  • Cầm bơm tiêm hướng lên. Xoay làm sao cho mũi vát ngửa lên trên cùng chiều với mặt số của bơm tiêm. Khẽ ấn nhẹ bơm tiêm để cho bớt khí ra ngoài.
  • Tay trái nắm lấy vùng tiêm (cẳng tay hoặc cánh tay), vừa đỡ tay bệnh nhân miết căng mặt da vùng tiêm.
  • Tay phải cầm bơm tiêm có gắn kim. Quay bơm tiêm làm sao cho mũi vát của kim ngửa lên trên, nhẹ nhàng gẩy mũi kim tiêm vào mặt da. Khi mũi kim đã bén vào da thì điều chỉnh bơm tiêm gầnsát mặt da (chếch khoảng 10 – 15 độ). Tiếp theo đẩy nhẹ kim tiêm cho đến khi ngập hết mũi vát của kim. Chú ý không nên đưa kim theo chiều dọc của khu vực tiêm mà phải đưa chéo để lúc hạ bơm tiêm không bị vướng.
  • Khi đã ngập hết mũi vát thì đổi tay, sau đó tay phải dùng ngón cái từ từ bơm thuốc vào. Khi bơm thuốc phải theo dõi xem thuốc có vào trong da không bằng cách nhìn vết tiêm chỗ nước vào nổi cục to bằng hạt bắp, sần da cam, màu da chỗ tiêm ngả màu trắng bệch (bơm chừng 1/10 ml). Một cách kiểm chứng khác đó là nếu thuốc vào đúng trong da, khi đẩy thuốc vào cảm giác rất chặt tay.

Nếu tiêm đúng cách, vết tiêm phải nổi cục to như hạt bắp

  • Sau khi đã bơm thuốc, rút kim nhanh và kéo chệch căng vị trí tiêm vài giây. Với hành động này thuốc sẽ không thể trào theo mũi kim. Sau đó sát khuẩn lại bằng cồn bông, lưu ý nếu là tiêm vaccin thì bỏ qua bước sát khuẩn này vì nó có thể làm mất hiệu lực của vaccin.

Tiêm trong da thử phản ứng thuốc

Đối với tiêm trong da mục đích thử phản ứng thuốc

  • Các bước như kỹ thuật tiêm trong da thông thường
  • Không sát khuẩn vùng tiêm sau khi rút tiêm
  • Lấy bút khoanh vòng tròn xung quanh chỗ tiêm, quan sát từ 15-20 phút và đọc phản ứng
  • Trong trường hợp nghi ngờ kết quả, có thể thử lại bằng phương pháp so sánh. Đầu tiên hãy tiêm sang tay còn lại một liều 1/10ml nước cất. Lưu ý là trong bơm tiêm không còn dính dấu vết thuốc kháng sinh đã thử. Chờ khoảng 15 – 20 phút so sánh và nhận định kết quả.
  • Ghi vào phiếu tiêm và báo cáo kết quả với bác sĩ điều trị.

4. Một số tai biến khi tiêm trong da

Mẩn ngứa và sốt

Nếu rơi vào tình huống này nên dừng ngay việc tiêm thuốc vào cho bệnh nhân nằm nghỉ tại giường. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn và dùng thuốc chống dị ứng. Trong trường hợp bị sốt, đặc biệt là trẻ em nên chườm mát nếu dưới 38.5 độ C và dùng thuốc hạ sốt nếu trên 38.5 độ C.

Sốc phản vệ

Khi bị sốc phản vệ, các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với thuốc hoặc muộn hơn:

  • Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke
  • Mạch nhanh nhỏ khó bắt, tụt huyết áp
  • Khó thở, đau đầu, chóng mặt, thậm chí hôn mê
  • Đau quặn bụng, gặp vấn đề về bài tiết
  • Choáng váng, đôi khi có cơn co giật

Hiện tượng phù Quincke

Cách xử trí:

  • Dừng tiêm và cho người bệnh nằm tại chỗ, ủ ấm và tư thế nằm đầu thấp chân cao.
  • Tiêm dưới da Adrenalin ngay sau khi xuất hiện sốc. Liều tiêm như sau: 1/ 2 – 1 ống 1ml đối với người lớn và dưới 0.3 ml đối với trẻ em
  • Duy trì tiêm Adrenalin 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường.
  • Theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần và báo cáo tình hình kịp thời.
  • Khi bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp, cho bệnh thân thở oxy.

Tiêm trong da là một kỹ thuật tiêm được sử dụng nhiều trong việc chữa trị cũng như nghiên cứu. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm vững được cách tiêm trong da và ứng dụng hiệu quả trong công việc của mình.

Test lẩy da là một kỹ thuật cơ bản giúp xác định tình trạng phản ứng của cơ thể với các dị nguyên nhằm phát hiện phản ứng dị ứng thuốc. Đây là một thử nghiệm đơn giản, chính xác và tương đối an toàn.

  • Nhỏ một giọt dung dịch thuốc hoặc dị nguyên với nồng độ phù hợp lên mặt da, thường ở mặt trước trong cẳng tay có thể vùng da ở lưng.
  • Nhỏ một giọt dung dịch NaCl 0,9% cách đó 3 - 4 cm để làm chứng âm.
  • Nhỏ dung dịch histamin làm chứng dương (nồng độ 0,1 mg/mL với histamin base, 0,275 mg/mL nếu là histamin phosphate hoặc 1mg/mL nếu là histamin dihydrochloride).
  • Dùng kim lẩy châm qua các giọt dị nguyên, chứng âm và chứng dương (mỗi giọt dùng kim riêng). Sau 15- 20 phút đọc và đánh giá kết quả.
  • Dương tính khi đường kính sẩn ≥ 3 mm so với chứng âm.
  • Trước khi làm test cần chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ cấp cứu sốc phản vệ.

Thực hiện test lẩy da đánh giá phản ứng thuốc

Đọc và đánh giá kết quả test lẩy da (prick test)

Mức độ Ký hiệu Biểu hiện
Âm tính - Giống như chứng âm tính
Nghi ngờ +/- Ban sẩn đường kính < 3 mm
Dương tính nhẹ + Đường kính ban sẩn 3-5 mm, ngứa, xung huyết
Dương tính vừa ++ Đường kính ban sẩn 6-8 mm, ngứa, xung huyết
Dương tính mạnh +++ Đường kính ban sẩn 9-12 mm, ngứa, chân giả
Dương tính rất mạnh ++++ Đường kính trên 12 mm, ngứa nhiều, nhiều chân giả

  • Đang bị bệnh lý dị ứng cấp tính (viêm mũi, mày đay, chàm nặng, phù Quincke, ban đỏ, hồng ban đa dạng...).
  • Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
  • Bệnh lao, thấp khớp đang tiến triển.
  • Người bệnh tâm thần ở thời kỳ kịch phát.
  • Hen không kiểm soát
  • Bệnh nhân đang bị tổn thương ở vùng da dự định thực hiện test
  • Các bệnh lý cấp tính khác như nhồi máu cơ tim,...
  • Đang sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc corticoid,...

  • Chất lượng của dị nguyên như thời hạn, kỹ thuật bào chế và cách bảo quản
  • Vị trí thực hiện test (mặt trước trong cẳng tay, đùi hay lưng...)
  • Kỹ thuật thực hiện ví dụ như không gây chảy máu, lẩy một lần hay nhiều lần....
  • Tuổi của bệnh nhân được làm test (người cao tuổi đáp ứng bị giảm, trẻ 3 tuổi thường có 2 trường hợp có thể xảy ra: Hoặc trơ hoặc phản ứng quá mức với dị nguyên)
  • Một số thuốc làm ảnh hưởng đến độ chính xác của test lẩy da gồm các thuốc kháng histamin, corticoid toàn thân, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Do đó, các thuốc kháng histamin nên dừng 48 - 72 giờ trước khi thử test, ngưng corticoid toàn thân 3-5 ngày trước khi làm test và phải ngưng các thuốc chống trầm cảm ba vòng từ 3 đến 10 ngày

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả test lẩy da?

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, test lẩy da được thực hiện cho tất cả các bệnh nhân trước khi tiêm truyền kháng sinh Penicillin và Streptomycin lần đầu tiên (trừ trường hợp có chống chỉ định), bệnh nhân dùng Lidocain và có tiền sử dị ứng, sốc với thuốc gây tê nhóm amid hoặc trong bệnh viêm phế quản, viêm da cơ địa để xác định dị nguyên gây bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Làm thế nào hạn chế nguy cơ dị ứng thuốc?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề