Vi sinh vật được sử dụng trong công nghệ bioga

Khí BIOGAS còn gọi là khí sinh học, là một hỗn hợp khí sinh ra từ sự phân hủy các hợp chất hữu cơ dưới tác cũng của các vi khuẩn trong môi trường yếm khí: Hỗn hợp này gồm có CH4 chiếm tỷ lệ lớn (60-70%) CO2 (29-39%) còn lại là một lượng nhỏ khí N2, H2, CO,…Hỗn hợp này chủ yếu dùng làm năng lượng khí đốt.

Có thể thấy thành phần chính của khí sinh học là CH4, lượng khí này được tạo ra nhiều hay ít tùy thuộc vào loại phân, tỷ lệ phân/nước, nhiệt độ môi trường, thời gian lưu trong hệ thống phân hủy kỵ khí,…

Vi sinh vật được sử dụng trong công nghệ bioga
Mô phỏng công nghệ sản xuất BIOGAS

1. Đặc tính khí sinh học Biogas

  • Trọng lượng riêng: 0,9-0,95kg/m3
  • Trong hỗn hợp khí sinh học Biogas thường sẽ lẫn 1 ít khí H2S có mùi, mùi này giúp xác định vị trí nơi hư hỏng rò rỉ khí Biogas.
  • Khí Biogas có đặc tính dễ cháy nếu lẫn với tỉ lệ từ 6-25% trong không khí. Để khí Biogas cháy tốt trong không khí thì tỉ lệ pha trộn với không khí là 1:10

2. Cơ chế tạo thanh khí sinh học trong hệ thống Biogas

Các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật yếm khí sẽ bị phân hủy thành các chất hòa tan và các chất khí. Quá trình này sẽ chuyển hóa C, H, O thành khí CH4 và CO2. Do quá trình yếm khí không có sự hiện diện của O nên lượng C sẽ không thể chuyển hóa hoàn toàn thành CO2 đc mà tồn tại ở dạng sản phẩm trung gian CH4. Các sản phẩm bị phân hủy trong quá trình yếm khí là các protein, tinh bột, lipid,…Ở giai đoạn đầu các chất phân hủy nhanh như tinh bột, protein, đường, xenlulo,…sẽ phân hủy trước, các acid hữu cơ sẽ làm chậm lại quá trình phân hủy. Tuy nhiên các chất sơ lại phân hủy ở mức trung bình nên khí gas sẽ sinh ra một cách liên tục.

 Cơ chế phản ứng chung như sau:

(C6H10O5)n– → 3n CO2 + 3n CH4 + 4,5calo

Lượng CO2 sinh ra sẽ bị giữ lại 1 phần bởi các ion K + Ca2 + Na+ do đó mà hỗn hợp khí đc sinh ra CH4 chiếm từ 60-70%

Vi sinh vật được sử dụng trong công nghệ bioga
Hầm ủ yếm khí Biogas

3. Hai con đường phân hủy yếm khí

GD1: acid hóa xenlulo

(C6H10O5)n + nH2O → 3n CH3COOH

GD2: sự tạo muối

Các bazo hiện diện trong môi trường, đặc biệt là NH4OH sẽ phản ứng với các acid hữu cơ

CH3COOH + NH4OH → CH3COONH4 + H2O

GD3: lên men methan do sự phân hủy hữu cơ của muối

CH3COONH4 + H2O → CH4 + CO2 + NH4OH

GD1: acid hóa xenlulo và thủy phân acid ngay sau đó

(C6H10O5)n + nH2O → 3n CH3COOH

 Thủy phân acid tạo CO2 + H2

CH3COOH + H2O → 2CO2 + 4H2

GD2: tổng hợp khí methan từ hoạt động sống của trực khuẩn khi sử dụng CO2 và H2 sinh ra từ quá trình thủy phân

Vi sinh vật được sử dụng trong công nghệ bioga
Sơ đồ tóm tắt cơ chế lên men của quá trình yếm khí

Xem thêm: Quá trình kỵ khí diễn ra như thế nào?

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình yếm khí:

  • Điều kiện oxy: đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình phân hủy yếm khí. Nếu hầm ủ có oxy gen thì hoạt động của vi sinh vật yếm khí sẽ yếu và ngừng hẳn các sinh vật tùy nghi sẽ chuyển sang phân hủy hiếu khí.
  • Nhiệt độ: vùng nhiệt độ thích hợp cho sự lên men yếm khí  là 20-45oC hoặc trên 45oC, nhiệt độ tối ưu vào khoảng 35-55o
  • Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ rất nguy hiểm cho quá trình yếm khí, biên độ giao động trong ngày không quá 10oC. Ở nước ta thì ngưỡng nhiệt độ từ 20-30oC là thuận lợi cho vi sinh hoạt động sinh khí methane.
  • pH: pH cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của VSV yếm khí. Vi khuẩn sinh khí methane thích hợp ở pH 6-7, khi pH nhỏ hơn 5 hoặc lớn hơn 8 thì hiệu suất hoạt động giảm nhanh.

5. Các độc chất ảnh hưởng đến quá trình lên men:

Vi sinh vật được sử dụng trong công nghệ bioga
Bảng tóm tắt nồng độ các độc chất ảnh hưởng đến quá trình yếm khí
Vi sinh vật được sử dụng trong công nghệ bioga
Khả năng sinh khí Biogas của các loại phân khác nhau

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về khí Biogas và một vài đặc tính của nó. Hy vọng mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về loại khí này. Đương nhiên để tạo ra được khí Biogas ngoài tạo môi trường yếm khí lý tưởng thì hệ VSV nuôi cấy cũng vô cùng quan trọng. Công ty Tin Cậy chúng tôi chuyên cung cấp các chế phẩm vi sinh đặc biệt là dòng vi sinh yếm khí (kỵ khí) sử dụng cho hầm Biogas.

Vi sinh vật được sử dụng trong công nghệ bioga
Chế phẩm Jumbo KK (BIO-MT6) chuyên cung cấp vi sinh cho hệ thống yếm khí

Xêm thêm: Men vi sinh Jumbo kỵ khí Bio-MT6 

Tác gải: Lê Nguyên

Mọi thông tin chi tiết “Khí Biogas và đặc tính sinh học”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức,Tp. HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535      Mobile:  0903 908 671 – 0933 015 035

Email: ;

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

 22:20 18/09/2019        Lượt xem: 3010

1. BIOGAS là gì?

     Các chất hữu cơ thường bị thối rửa do tác động của các sinh vật rất nhỏ bé (mắt thường không nhìn thấy được) gọi là các vi sinh vật. Quá trình này được gọi là quá trình phân hủy. Người ta phân biệt 2 quá trình phân hủy:

·        Phân hủy hiếu khí: Quá trình xảy ra trong môi trường có oxy.

·        Phân hủy kỵ khí: Quá trình phân hủy xảy ra trong môi trường không có oxy.

     Các quá trình phân hủy sản sinh ra một hỗn hợp khí:

     - Sản phẩm khí của quá trình phân hủy hiếu khí chủ yếu là khí cacbonic (CO2).

     - Sản phẩm khí của quá trình phân hủy kỵ khí được gọi là Biogas. Nó là một hỗn hợp gồm nhiều chất khí trong đó 2 thành phần chủ yếu là khí cacbonic và khí mêtan (CH4­). Khí mêtan là khí cháy được nên Biogas cháy được.

Vi sinh vật được sử dụng trong công nghệ bioga

2. BIOGAS được sinh ra như thế nào?

     Trong thiên nhiên Biogas được sinh ra ở các đầm lầy, dưới ao, hồ, giếng sâu, tù đọng, trong bộ máy tiêu hóa động vật.

     Trong điều kiện nhân tạo Biogas sinh ra trong các thiết bị Biogas được gọi là Công nghệ Biogas.

3. Công nghệ BIOGAS có những lợi ích gì?

3.1 Lợi ích về năng lượng:

     BIOGAS là nguồn năng lượng giá trị cao có thể phục vụ nhiều mục đích:

·        Đun nấu: như khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

·        Thắp sáng: đèn mạng biogas

·        Chạy động cơ đốt trong: thay thế xăng, dầu dieden; cung cấp động lực chạy máy xay xát, máy bơm nước hoặc kéo máy phát điện...

·        Nồi cơm điện, máy nước nóng, chạy tủ lạnh, máy ấp trứng,…

·        Úm gà con, nuôi tầm, sưởi nhà kính,…

     Ngoài mục đích năng lượng, Biogas còn có thể dùng để bảo quản rau, quả, ngũ cốc.

Mỗi năm chỉ tính riêng cho việc sử dụng khí đốt biogas và thắp sáng, mỗi hộ gia đình nông thôn chỉ cần nuôi thường xuyên với qui mô 4-10 con heo thịt là có đủ lượng nguyên liệu để cung cấp khí gas sử dụng đun nấu và thắp sáng và có thể tiết kiệm được từ 3 ÷ 5 triệu đồng mỗi năm.Theo nghiên cứu ở Việt Nam thì lượng khí mêtan sinh ra từ 1 kg nguyên liệu phân và nước tiểu heo là 40-60 lít, trung bình mỗi ngày hầm biogas với số heo từ 4-5 con sản sinh được lượng gas 800-1000 lít đủ dùng cho 4-5 người.

  3.2 Lợi ích về nông nghiệp:

     Nguyên liệu khi được nạp vào thiết bị BIOGAS sẽ bị biến đổi và một phần chuyển hóa thành Biogas. Phần còn lại là bã đặc và nước thải lỏng. Bã thải là sản phẩm thứ hai rất có giá trị của thiết bị BIOGAS. Nó có thể được dùng vào nhiều mục đích.

  - Làm phân bón:

     Phân BIOGAS có tác dụng như sau:

      + Tăng năng suất cây trồng

      + Hạn chế sâu bệnh

      + Nâng cao độ phì cho đất

- Các mục đích khác:

       * Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng

Nước thải sau khi qua biogas dùng để nuôi tảo, bèo làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm.

       * Nuôi thủy sản

       * Trồng nấm, nuôi giun…

 3.3. Lợi ích về môi trường:

       * Cải thiện vệ sinh:

      - Không khói bụi, nóng bức giảm bệnh phổi, giảm bệnh đau mắt

      - Xử lý phân giảm bệnh giun sán, giảm bệnh truyền nhiễm

      - Hạn chế thuốc trừ sâu

    * Xử lí chất thải hữu cơ: chất thải rắn và nước thải

     * Bảo vệ đất khỏi bạc màu: Lượng bùn và nước thải sau khi đã qua phân hủy ở hầm biogas đã tiêu diệt được một phần các mầm bệnh, đem ủ hoặc khử trùng rồi dùng bón cho các loại cây trồng rất tốt.

     * Hạn chế phá rừng

     * Giảm phát thải khí nhà kính (vì khí mêtan sinh ra đốt cháy được)

  3.4. Lợi ích khác:

     * Hiện đại hóa nông thôn

     * Giải phóng sức lao động phụ nữ và trẻ em

     * Tạo ra công ăn việc làm mới

Do đó, đầu tư xây dựng hầm biogas không chỉ xử lý tốt môi trường trong chăn nuôi mà còn tạo ra nhiều lợi ích kép như tạo nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí, giảm tối đa nguy cơ dịch bệnh cho đàn gia súc đồng thời giải phóng được nhiều sức lao động; sử dụng phụ phẩm từ hầm biogas để tưới bón cho cây trồng, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn, vừa tăng năng suất cây trồng…