Vì sao windows phone thất bại

Đáng ra Window Phone nên nhận được sự thành công nhiều hơn là cái chết tức tưởi

Cựu kỹ sư Nokia lý giải nguyên nhân vì sao Windows Phone của Microsoft thất bại

Thanh Ngọc Thứ hai, ngày 29/07/2019 - 13:28
VietTimes – Ra mắt từ năm 2010, sau gần 20 năm hoạt động, Windows Phone, HĐH dành cho điện thoại di động do Microsoft sản xuất gần như đã biến mất hoàn toàn khỏi thị trường. Vậy nguyên nhân thực sự dẫn đến “cái chết đau đớn” của Windows Phone là gì?

Ảnh: Gizchina

Một cựu kỹ sư từng làm việc tại Nokia đã tổng hợp 4 lý do khiến Windows Phone thất bại:

Đánh giá thấp đối thủ

Microsoft đã đánh giá thấp Android của Google. Vào thời điểm đó, iOS của Apple rất “hot” và đang trên đà thành công. Trong khi đó, Android mới đang chập chững bước những bước đi đầu tiên và nó còn khá “thô”. Tuy nhiên, chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, Google đã phát triển một loạt các ứng dụng cốt lõi như YouTube, bản đồ, Gmail cho Android giúp “con đẻ” của mình trở thành HĐH được người dùng ưa chuộng nhất. Đến khi Microsoft nhận ra điều đó thì đã quá muộn.

Ảnh: Gizchina

Chịu “tai bay vạ gió” bởi “tiếng xấu” của Windows 8


Sau Windows 7, "gã khổng lồ" tiếp tục phát triển Windows 8 (hai phiên bản đều dành cho máy tính). Tuy nhiên, phản ứng của thị trường đối với Windows 8 rất tiêu cực. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến Windows Phone 8 bởi người dùng lại nghĩ chúng có sự liên hệ với nhau mặc dù hai hệ thống này được sản xuất bởi hai nhóm độc lập.

Mất chữ tín

Danh tiếng của Microsoft trong lĩnh vực này không đủ gây ấn tượng. Trong quá trình triển khai Windows Phone 8, họ đã có những lúc không thực hiện đúng cam kết. Hệ quả là, nhiều người dùng mất niềm tin vào hệ điều hành và chuyển sang dùng Android hay iOS.

Cái bóng của người đi trước quá lớn

Cuối cùng, người dùng đã quá hài lòng với Android và iOS, những nền tảng có lợi thế là người đi trước. Đến năm 2014, cả iOS lẫn Android đều có một số lượng lớn người dùng cảm thấy thỏa mãn khi sử dụng hai HĐH này. Thế nên, ngay cả khi nền tảng Windows dành cho di động có một hê sinh thái ứng dụng phong phú, Microsoft vẫn không đủ sức thuyết phục khách hàng chuyển sang sử dụng Windows Phone.

Theo Gizchina

Microsoft kêu Windows Phone chết vì không lập trình viên nào muốn viết ứng dụng, nhưng sự thật chính văn hóa công ty mới là nguyên nhân

Windows Phone đã chết! Ngay cả giám đốc điều hành Satya Nadella cũng khẳng định mảng kinh doanh smartphone không còn là trọng tâm của Microsoft. Nhà sáng lập công ty, tỷ phú Bill Gates cũng phải chuyển sang sử dụng một chiếc smartphone Android, thay cho Windows Phone.

Mới đây nhất, Phó Chủ tịch Joe Belfiore đã lên tiếng xác nhận rằng sẽ không có bất kỳ sự đầu tư nào cho Windows Phone nữa. Điều đó đồng nghĩa với việc Microsoft đã hoàn toàn từ bỏ những nỗ lực của mình, để giúp hệ điều hành Windows Phone có thể trở thành một hệ sinh thái sánh ngang với Android hay iOS.

Cái chết Windows Phone đã được dự báo từ trước.

Ông Belfiore cũng tiết lộ lý do duy nhất khiến Microsoft ngừng phát triển nền tảng này chính là khó khăn trong việc tìm kiếm lập trình viên viết các ứng dụng cho smartphone của họ. Microsoft đã từng thuê rất nhiều công ty để làm việc đó, thậm chí đích thân họ đã “tự xử” khi những người khác không thể hoặc không muốn giúp họ.

Tuy nhiên các lập trình viên không muốn đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc phát triển các ứng dụng cho Windows Phone. Nguyên nhân cũng là do số lượng người dùng Windows Phone quá ít, và vì vậy các lập trình viên thà phát triển ứng dụng cho Android hoặc iOS để kiếm được nhiều tiền hơn là đầu tư vào nền tảng Windows Phone.

Trong khi đó, Microsoft cho rằng số lượng người dùng Windows Phone ít bởi vì thiếu các ứng dụng hấp dẫn giống như Android và iOS. Từ đó, gã khổng lồ phần mềm lại càng đầu tư tiền để lôi kéo và khuyến khích các nhà lập trình.

Kết quả là Windows Phone có ít người dùng nên không có nhiều ứng dụng hấp dẫn? Hay do không có nhiều ứng dụng hấp dẫn nên có ít người dùng?

Windows Phone chết vì chính văn hóa của Microsoft

“Cái chết của Windows Phone đã được báo trước, nhưng chính văn hóa công ty của Microsoft đã khiến điều đó xảy ra mà không thể ngăn chặn”, một trong những nhận định của Jean-Louis Gassée - cựu giám đốc cấp cao tại HP và Apple, giờ đây là một trong những cây bút công nghệ lớn trên thế giới.

Theo ông Gassée, cái chết của Windows Phone là không ngạc nhiên. Mặc dù những nỗ lực của Microsoft để giúp duy trì sự sống cho nền tảng smartphone này. Windows Phone đã có một khoảng thời gian xuống dốc và càng khẳng định định lý của Horace Dediu.

“Bất kỳ công ty nào trên thị trường smartphone mà kinh doanh thua lỗ, cũng không thể nào khôi phục lại được vị trí trước đây của mình”. Điều đó có nghĩa là một khi đã lao dốc, các hãng smartphone đều thất bại mà không thể vực dậy.

Microsoft quá thành công với máy tính và Windows, họ coi là trung tâm của thế giới công nghệ.

Đối với Microsoft, thất bại của Windows Phone bắt đầu ngay từ khi nền tảng smartphone này còn chưa ra đời. Đó là bởi vì gã khổng lồ phần mềm khi đó đã đạt được những thành công rất lớn và thống trị thế giới công nghệ, trở thành công ty công nghệ giàu nhất và tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Tất cả là nhờ kỷ nguyên máy tính cá nhân và hệ điều hành Windows.

Trong suốt một khoảng thời gian dài, Microsoft luôn đặt máy tính cá nhân vào vị trí trung tâm của thế giới công nghệ. Khi mà smartphone thay thế vào vị trí trung tâm đó, sự tự mãn và văn hóa của Microsoft khiến tất cả mọi người bỏ qua cái gọi là “kỷ nguyên hậu PC”. Smartphone và tablet vẫn luôn bị Microsoft coi là các thiết bị bên lề.

Trong lúc Microsoft vẫn coi máy tính là trung tâm của thế giới công nghệ, Google và Apple đã tiến về phía trước với các hệ điều hành di động của riêng mình. Để rồi sau khi smartphone tạo được dấu ấn rất lớn trên thế giới công nghệ, Microsoft bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của một hệ điều hành di động.

Ngay từ ban đầu, nền tảng di động chỉ là thứ bên lề và không ai nhắc tới tại Microsoft.

Lúc đó, Microsoft không phát triển một hệ điều hành dành riêng cho các thiết bị di động như iOS và Android. Đi sau các đối thủ và có quá ít thời gian, Microsoft đã tạo ra Windows Mobile từ nền tảng Windows CE lỗi thời. Đây là hệ điều hành có thể hỗ trợ cả nền tảng x86 và ARM, do đó dễ dàng để Microsoft có thể tạo ra một hệ điều hành phù hợp với các thiết bị di động.

Windows Mobile ra đời và đánh dấu một sai lầm lớn tiếp theo của Microsoft, đó là thu phí cấp phép đối với các đối tác OEM nếu muốn sản xuất thiết bị di động chạy Windows Mobile. Trong khi đó Google cung cấp Android miễn phí (mặc dù có yêu cầu các OEM phải cài đặt ứng dụng mặc định của Google), nó khiến các đối tác sản xuất phần cứng cảm thấy thoải mái hơn.

Tiếp đến là một loạt các quyết định sai lầm trong vô vọng của Microsoft để cứu vãn nền tảng Windows Mobile, khi chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của Android. Đó chính là thương vụ với Nokia.

Thương vụ với Nokia chứng minh những thất bại của Microsoft trong nỗ lực cứu vãn Windows Mobile.

Microsoft đã ký một thỏa thuận hợp tác với Nokia, cấp phép sử dụng Windows Mobile cho những chiếc smartphone Lumia. Trong bản thỏa thuận này có điều khoản Nokia phải trả phí cấp phép, nhưng trên thực tế chính Microsoft lại bỏ ra số tiền này như một khoản ưu đãi. Kế sách này của Microsoft chứng minh 3 thất bại lớn:

- Thừa nhận thất bại của Windows Mobile, khi mà Microsoft phải bỏ tiền để cấp phép cho Nokia sử dụng.

- Thỏa thuận được ký kết 4 năm sau khi iPhone ra mắt và 3 năm sau khi smartphone Android đầu tiên công bố, quá muộn.

- Thay vì lôi kéo các nhà sản xuất phần cứng khác, bằng cách tuyên bố miễn phí cấp phép Windows Mobile. Microsoft lại tự bỏ tiền mua thỏa thuận cấp phép riêng với Nokia. Chính điều đó khiến các nhà sản xuất khác cảm thấy không thể cạnh tranh được, khi họ sẽ phải trả phí cấp phép cho Windows Mobile, trong khi đối thủ lớn là Nokia lại được miễn phí. Kết quả là không có ai muốn sản xuất smartphone Windows Mobile.

Năm đó, smartphone Nokia Lumia chạy Windows Mobile ra mắt. Tuy nhiên không ai ngờ rằng sau thỏa thuận với Microsoft, mảng kinh doanh điện thoại Symbian của Nokia lao dốc không phanh.

"Vì sao thế giới cần có một hệ điều hành di động thứ 3? Khi đã có iOS và Android".

Năm 2013, Microsoft bắt buộc phải mua lại Nokia vì không muốn thương hiệu smartphone Windows Mobile bị khai tử. Windows Mobile được đổi thành Windows Phone, và Microsoft tiếp tục những nỗ lực để duy trì nền tảng này. Tuy nhiên tất cả đã quá muộn, khi mà iOS và Android đã thống trị thế giới.

“Văn hóa của Microsoft đã gây ra. Văn hóa nội bộ có thể quyết định thành công những cũng có thể dẫn đến thất bại một cách âm thầm. Văn hóa của Microsoft ảnh hưởng tới từng nhân viên, họ không phát biểu hay suy nghĩ về smartphone. Tất cả tập trung quá nhiều vào máy tính, đến khi họ nhận ra thì đã quá muộn”, Jean-Louis Gassée đã nhận định.

Vì vậy, đừng trách các lập trình viên vì họ không muốn viết ứng dụng cho Windows Phone. Mà chính Microsoft đã giết chết hệ điều hành di động này ngay từ khi nó chưa được sinh ra. Dẫu sao, Microsoft đang tập trung vào điện toán đám mây và dịch vụ doanh nghiệp, những mang kinh doanh giúp gã khổng lồ có thể tiếp tục duy trì đế chế của mình.

Chúng ta không cần phải khóc thương vì Windows Phone đã chết.

Tham khảo: Monday Note - Jean-Louis Gassée

Theo Trí Thức Trẻ Copy link
Link bài gốc Lấy link

Những sản phẩm thất bại của Microsoft

Microsoft nổi tiếng với hệ điều hành Windows và Office, cùng những sản phẩm phổ biến khác đã giúp thay đổi ngành công nghệ. Tuy nhiên, công ty cũng có nhiều thất bại trong quá khứ.

Microsoft hiện là một trong những công ty công nghệ hùng mạnh nhất thế giới. Dù vậy, đi đôi với thành công, Microsoft cũng nhiều lần thất bại. Ảnh: Reuters.

Zune: Microsoft Zune là máy nghe nhạc tương tự như iPod của Apple, được ra mắt vào năm 2006. Zune được kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ của iPod, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Giới công nghệ cho rằng đây là sản phẩm tệ nhất của Microsoft từ trước đến nay. Ảnh: Wired.

Trong khi iPod là một sản phẩm hái ra tiền cho Táo khuyết, Zune của Microsoft lại mang về doanh số thảm hại. Gã khổng lồ công nghệ này mất tới 2 năm để bán được 2 triệu máy nghe nhạc. Ngược lại, Apple đã bán được 100 triệu chiếc iPod trong 5 năm tính tới thời điểm Zune ra mắt. Ảnh: Getty.

Windows Phone: Hệ điều hành dành cho smartphone của Microsoft được ra mắt vào năm 2010. Tuy nhiên, khi đó Android và iPhone đã thu hút được đông đảo người dùng. Ngoài ra, doanh số bán smartphone của Apple (iOS) và các hãng dùng hệ điều hành Android cũng bắt đầu tăng trưởng. Vì vậy, sản phẩm cạnh tranh của Microsoft bị xem là ra mắt sai thời điểm. Ảnh: Tech Republic.

Windows Phone hoàn toàn không phải là một hệ điều hành tồi. Trên thực tế, dòng Nokia Lumia được ca ngợi về màn hình, màu sắc, và camera. Nhưng điều đó cũng không đủ để lôi kéo khách hàng khi iPhone và Android chiếm lĩnh thị trường di động. Do đó, Microsoft đã gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà sản xuất thiết bị và ứng dụng vào Windows Phone. Ảnh: Tech Republic.

Microsoft Bob: Đây là một dự án được đích danh vợ Bill Gates trực tiếp chỉ đạo và thiết kế giao diện. Bob được ra mắt vào năm 1995 dưới dạng ngôi nhà ảo, với mục đích tạo ra một giao diện thân thiện cho người dùng. Ảnh: Zdnet.

Tuy vậy, chỉ sau một năm ra mắt, Microsoft Bob đã chính thức bị khai tử vì yêu cầu hiệu năng phần cứng quá cao. Ảnh: Medium.

Bing: "Bộ máy tìm kiếm cạnh tranh với Google" là câu được nhiều người nhắc đến khi nói về Bing. Tất nhiên, Bing không thể nào so với Google vì đây vốn đã là một bộ máy tìm kiếm có lượng truy cập khủng. Ảnh: Search Engine Journal.

Bên cạnh đó, các kết quả tìm kiếm của Bing thường không chính xác như Google. Ngoài ra, tốc độ chậm cũng là điểm trừ thứ hai cho hệ thống này. Vì vậy, Bing được xem là một trong những trò đùa của giới công nghệ. Ảnh: Search Engine Journal.

Windows Vista: Được phát hành vào năm 2006 và nó đã gặp rất nhiều trở ngại để vượt qua cái bóng của Windows XP - một trong những hệ điều hành Windows phổ biến nhất của Microsoft. Do đó, để thuyết phục người dùng chuyển sang Windows Vista, công ty đã thêm một giao diện nhiều màu sắc hơn có tên là Aero, cùng trình phát đa phương tiện mới, và vài tính năng như Windows Defender và Windows Mail. Ảnh: Tech Republic.

Tuy vậy, việc tích hợp đồ họa mới và các thay đổi khác tập trung vào BIOS và bảo mật bộ xử lý đã khiến Vista trở thành một hệ điều hành chậm chạp. Ngoài ra, hiệu năng sử dụng các ứng dụng và đặc biệt là game trên Vista chậm hơn nhiều so với trên Windows XP. Vì thế, Microsoft đã nhận ra thất bại và đẩy nhanh việc phát hành Windows 7 ngay sau đó. Ảnh: Tech Republic.

Theo Zing/Kiplinger

Microsoft khiếu nại Chính phủ Mỹ trao cho Amazon hợp đồng 10 tỷ USD

Cơ quan thẩm định trách nhiệm của Chính phủ Mỹ xác nhận đang xem xét đơn khiếu nại do Microsoft trình lên hồi tháng 7 vừa qua, song không nêu rõ chi tiết.

Video liên quan

Chủ đề