Vì sao tắm đêm gây nguy cơ đột tử khi ngủ

[seasidetms_row data_shortcode_id=”pnbshmfbjn” data_padding_bottom_mobile_v=”0″ data_padding_top_mobile_v=”0″ data_padding_bottom_mobile_h=”0″ data_padding_top_mobile_h=”0″ data_padding_bottom_tablet=”0″ data_padding_top_tablet=”0″ data_padding_bottom_laptop=”0″ data_padding_top_laptop=”0″ data_padding_bottom_large=”0″ data_padding_top_large=”0″ data_padding_bottom=”50″ data_padding_top=”0″ data_bg_parallax_ratio=”0.5″ data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center” data_color=”default” data_bot_style=”default” data_top_style=”default” data_padding_right=”3″ data_padding_left=”3″ data_width=”boxed”][seasidetms_column data_width=”1/1″ data_shortcode_id=”mpr5n7752s” data_animation_delay=”0″ data_border_style=”default” data_bg_size=”cover” data_bg_attachment=”scroll” data_bg_repeat=”no-repeat” data_bg_position=”top center”][seasidetms_text shortcode_id=”owestcahlb” animation_delay=”0″]

Vì công việc trong ngày quá bận rộn nên nhiều người thường hay có thói quen tắm muộn rồi sau đó bước lên giường đi ngủ luôn. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà chính bạn cũng chẳng ngờ đến. Ít ai biết rằng liệt mặt, chóng mặt, thậm chí đột quỵ nửa đêm đều bắt nguồn từ việc tắm trễ.

Thói quen tắm muộn thường hay gặp phải ở rất nhiều người trẻ. Trong vài năm trở lại đây, các trường hợp tử vong do đột tử sau khi tắm đêm được cảnh báo rất nhiều nhưng nhiều người vẫn chủ quan coi thường.

[seasidetms_image shortcode_id=”dqg8r7dz3″ align=”center” animation_delay=”0″]8217|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/09/tac-hai-khi-tam-dem3-15381104199751624193216-0-15-350-575-crop-15381105746422061008435-1.jpg|full[/seasidetms_image]

  1. Điều gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài

Do thời điểm ban đêm, nhiệt độ bên ngoài giảm xuống thấp, tạo ra sự chênh lệch về nhiệt độ so với cơ thể. Thói quen tắm khuya, tắm khi nhiệt độ cơ thể quá chênh lệch lớn với nhiệt độ nước như: tắm nước lạnh ngay khi vừa đi ngoài trời nóng về hoặc tắm, ngâm bồn nước nóng lúc trời lạnh… rất dễ rơi vào trạng thái sốc nhiệt. Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyên chúng ta không nên đi tắm sau 23g00 giờ.

Khi nhiệt độ nước tắm không phù hợp với nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách co hoặc giãn mạch để thích nghi. Khi mạch máu não bị co lại nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành co thắt đột ngột. Đặc biệt ở những người có bệnh lý đau thắt ngực do co thắt mạch vành khi tắm đêm rất dễ xảy ra cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim cấp.

Nếu may mắn, người tắm bị liệt mặt ngoại biên (còn gọi là liệt dây thần kinh số 7, méo miệng, mắt không nhắm được), đau mỏi vai gáy do cảm lạnh, gây chóng mặt té ngã. Nếu không may, nạn nhân bị đột quỵ, tử vong khi đang tắm. Ngay cả lúc tắm xong, nạn nhân cũng có thể bị cứng người, tái tím, ngưng tim ngưng thở, đột tử trong lúc ngủ.

[seasidetms_image shortcode_id=”9n8x5psj4″ align=”center” animation_delay=”0″]8215|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/09/photo-1-15343819253601854463713.jpg|full[/seasidetms_image]

Đặc biệt vào đêm muộn cơ thể của chúng ta thường yếu hơn bình thường, vì lúc này là thời gian cơ thể sắp rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, đề kháng cũng sẽ yếu đi hẳn, việc tắm đêm bằng nước lạnh sẽ khiến các mạch máu co lại, việc lưu thông máu lên não sẽ bị trì trệ hơn, khiến cơ thể mệt mỏi, yếu ớt. Nếu những ai có tiền sử bệnh tim mạch hay huyết áp thì nguy cơ bị đột quỵ rất cao.

Đối với người trẻ, việc tắm đêm rất dễ dẫn tới hiện tượng co mạch máu, đặc biệt là khi tắm nước lạnh, máu khó lưu thông, từ đó dễ dẫn tới đau nhức toàn thân, thậm chí đau đầu kinh niên.

Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý như mạch máu bị co lại, lòng mạch máu bị xơ vữa (vôi hóa), máu cô đặc và quánh cao hơn người trẻ nên thường gặp chứng huyết áp cao. Nếu tắm vào các thời điểm đêm muộn, họ rất dễ bị đột quỵ với khả năng cao hơn rất nhiều so với người trẻ.

Sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu lại tiếp tục ở dưới quạt hay điều hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, và đột quỵ.

  1. Những trường hợp dễ gây nguy hiểm nghiêm trọng khi tắm đêm

Càng về tối muộn, nhiệt độ và không khí bên ngoài sẽ càng giảm xuống thấp nên các chuyên gia thường khuyên bạn không nên đi tắm sau 23g00 giờ. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý không tắm đêm trong những trường hợp sau để phòng tránh nhiều biến chứng nguy hại:

  • Sau khi vận động mạnh hoặc tập luyện cường độ cao:Do lúc này, cơ thể đang ra nhiều mồ hôi nên có thể gây choáng váng, thiếu máu não, thậm chí còn dẫn đến tình trạng đau tim, ngất xỉu… Vì vậy, lúc này thì bạn chỉ nên lau khô người và ngồi nghỉ cho thân nhiệt dần ổn định trở lại.
  • Sau khi uống rượu bia, trong người đang có men cồn, chất kích thích:Rượu có thể gây ức chế hoạt động của chức năng gan, đồng thời ngăn cản quá trình giải phóng glycogen. Tắm sau khi uống rượu nồng độ cồn trong máu sẽ tăng cao, cộng thêm nhiệt độ của nước sẽ đẩy nhanh tuần hoàn máu. Khiến đường huyết bị tiêu hao nhiều, không được bổ sung kịp thời do hoạt động thể lực và máu tuần hoàn nhanh. Khi mức độ đường trong máu xuống thấp, nhiệt độ cơ thể sẽ hạ theo, dễ gây sốc làm cho huyết quản bị co vào, dẫn đến cảm lạnh. Nếu tắm lúc này sẽ dẫn đến trường hợp hoa mắt, chóng mặt, toàn thân bủn rủn, hạ đường huyết, thậm chí có thể xảy ra nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

[seasidetms_image shortcode_id=”ukj9jdvnuc” align=”center” animation_delay=”0″]8216|http://exson.com.vn/wp-content/uploads/2019/09/photo-1-15664755735361190323777-crop-15664758223611797496092.jpg|full[/seasidetms_image]

  • Khi cơ thể quá mệt mỏi, vừa trải qua một cơn ốm nặng:Người ốm thường có thân nhiệt cao hơn bình thường. Thân nhiệt cơ thể lúc này có thể lên đến 39 – 40 độ C và người của bạn đang rất yếu. Nếu đi tắm ngay lúc này sẽ dễ xảy ra những hậu quả không mong muốn, trong đó có nguy cơ đột quỵ rất cao.
  • Khi đang mang thai:Người đang mang bầu tuyệt đối không nên tắm đêm vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe của thai nhi đang ở trong bụng.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt: cũng không nên tắm muộn, vì sẽ dễ làm trầm trọng hơn triệu chứng đau bụng kinh hay đau đầu. Bởi thời gian này, khí huyết của người  phụ nữ bị mất, nếu tắm và gội đầu quá muộn sẽ làm ngưng khí huyết, cho huyết ra hòn cục, gây đau bụng.
  • Sau khi cạo gió (giác hơi) không nên tắm ngay: Nhiều người khi mệt mỏi, khi cảm mạo thường dùng bài thuốc dân giannhư cạo gió, giác hơi để giảm mệt mỏi nhưng cần lưu ý, vì phần da sau khi cạo gió hoặc giác hơi đã bị tổn thương. Nếu tắm ngay ở nhiệt độ nước tắm quá thấp, qua các lỗ chân lông đang ở trạng thái mở sẽ gây ra cảm sốt.
  • Khi quá no hay quá đói không nên tắm: Sau khi ăn, cơ thể cần tập trung máu tới hệ tiêu hóa, nên nếu tắm ngay thì các mạch máu sẽ bị giãn nở, lượng máu lúc này cũng giảm xuống, có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày, tá tràng. Còn khi bụng đang trống rỗng mà đi tắm thì vô tình gây hạ đường huyết và khiến bạn dễ xảy ra hoa mắt, chóng mặt gặp phải tình trạng đột quỵ. Chính vì thế để đảm bảo an toàn, bạn nên tắm trước khi ăn hoặc sau khi ăn chừng 1 tiếng.
  • Trước và sau khi massage 1 tiếng đồng hồ không nên tắm: Mục đích của massage là giảm mệt mỏi, đồng thời thư giãn lưu thông máu, rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng trong 1 tiếng trước và sau khi massage tuần hoàn máu ở trạng thái tăng nhanh. Nếu tắm vào thời điểm đó dễ xảy ra thiếu oxy não dẫn đến hôn mê bất tỉnh.
  • Khi huyết áp thấp không nên tắm: Khi tắm mạch máu giãn ra. Người huyết áp thấp sẽ có nguy cơ không cung cấp đủ máu lên não và tim, dễ dẫn đến tình trạng hôn mê, bất tỉnh.

Tổng hợp từ nhiều nguồn

Phòng khám Quốc tế EXSON
722 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10.
Điện thoại: 028 38 570 670

[/seasidetms_text][/seasidetms_column][/seasidetms_row]

Đã có rất nhiều trường hợp đột quỵ tắm đêm và tử vong vì không được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều người thờ ơ và không để ý đến những cảnh báo từ các chuyên gia về việc tắm đêm gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu ngay vì sao bạn dễ bị đột quỵ khi tắm đêm và cách xử lý khi có dấu hiệu ngay sau đây.

1. Đột quỵ tắm đêm xuất phát do đâu?

Trên thực tế, tắm đêm không hẳn là nguyên nhân gây đột quỵ mà chỉ là một yếu tố thúc đẩy quá trình phát bệnh. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân đột quỵ khi tắm đêm chủ yếu là do người bệnh đã có tồn tại sẵn một trong những bệnh lý như:

– Cao huyết áp

– Tim mạch

– Mỡ máu cao

– Các bệnh lý nền khác như tiểu đường, thiếu máu…

Các bệnh lý nền này khi kết hợp với sự thay đổi tuần hoàn máu trong quá trình tắm sẽ trở nên dữ dội hơn và có thể dẫn tới đột quỵ. Quá trình này được kích thích thông qua một số hoạt động yếu tố sau:

1.1 Đi đại tiện

Tiểu tiện, đại tiện trước khi tắm là thói quen thường thấy của rất nhiều người. Tuy nhiên, hành động này có thể làm tăng áp lực ổ bụng, kích thích dây thần kinh phế vị và làm tăng áp lực lên động mạch. Những tác động này khiến cho hệ tuần hoàn trở nên căng thẳng hơn. Đây cũng là một trong những lí do người bị táo bón thường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhiều hơn so với người thường.

1.2 Đột quỵ tắm đêm do thay đổi huyết áp đột ngột

Những người có tiền sử tim mạch hay huyết áp thì cần hạn chế tắm vào thời điểm sáng sớm hay tối muộn. Hai thời điểm này được coi là nguy hiểm nhất trong ngày, bởi đây là lúc mà nhiệt độ xuống thấp và huyết áp lên cao. Sự thay đổi huyết áp đột ngột khi bạn tắm có thể dẫn tới thiếu máu não cục bộ, đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, tình trạng này có thể xảy ra ngay cả khi tắm hoặc sau khi tắm.

1.3 Dội nước từ đỉnh đầu

Rất nhiều người có thói quen xấu đó là dội nước từ đỉnh đầu xuống khi tắm. Hành động này có thể khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, đặc biệt là ở phần đầu, có thể gây áp lực làm vỡ động mạch hoặc các mao mạch. Chính vì thế, bạn nên thay đổi thói quen này, khi tắm cần làm ướt từ chân đến đầu với thao tác nhẹ nhàng để cơ thể quen dần với nhiệt độ của nước.

Vì sao tắm đêm gây nguy cơ đột tử khi ngủ

Đột quỵ khi tắm đêm đa phần là do những căn bệnh nền trong cơ thể gây ra.

1.4 Đột quỵ tắm đêm do tắm bằng nước lạnh

Vào những ngày nắng nóng của mùa hè, tắm nước lạnh sẽ giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc tắm nước lạnh khiến nhiệt độ cơ thể giảm đi, khiến động mạch bị co lại cản trở sự lưu thông máu lên não và tim. Ngoài ra, việc tắm nước lạnh đột ngột làm gia tăng sự căng thẳng cho hệ thần kinh, là nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ.

2. Làm sao để tránh đột quỵ khi tắm đêm?

Để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng tránh tình trạng đột quỵ trong khi tắm đêm, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên:

– Tạo thói quen tắm sớm, không tắm quá muộn nhất là sau 22h

– Lau khô người, sấy tóc trước khi ngủ để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh

– Không tắm ngay sau khi ăn hoặc ăn quá no hoặc quá đói

– Tránh dội nước lên người đột ngột, nhất là khi tắm nước lạnh, hãy bắt đầu dội nước xuống hai chân, đến 2 tay rồi mới đến người và đầu

– Dành thời gian tập thể dục thường xuyên nhưng tránh tắm ngay sau khi tập

– Phòng tắm phải kín để tránh gió lùa

Ngoài ra, một lưu ý quan trọng đó là người bệnh không nên thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, ví dụ như tắm nước quá nóng trong khi thời tiết lạnh hoặc mới vận động xong và cơ thể thở còn đang nóng đã tắm nước lạnh ngay. Bởi chính những sự thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột là nguyên nhân khiến bạn dễ bị đột quỵ. Tốt nhất, bạn nên tắm với nhiệt độ tương thích và gần hơn với nhiệt độ môi trường.

Vì sao tắm đêm gây nguy cơ đột tử khi ngủ

Người bệnh cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột khi tắm, phòng tắm cần kín gó.

3. Cách xử lý khi bị khi bị đột quỵ trong lúc tắm

Nếu không may bị đột quỵ, bạn sẽ xuất hiện những biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, tê buốt vùng đầu, đột nhiên cảm thấy mất sức, tê mặt hoặc một nửa khuôn mặt, không thể nâng 2 cánh tay qua đầu.

Trong trường hợp nhẹ, bạn cần nhanh chóng mặc quần áo để giữ ấm cơ thể. Sau đó đo huyết áp để xác định mình bị tăng hay giảm huyết áp. Đồng thời thông báo ngay cho người nhà để nhờ trợ giúp .

Nếu người bị đột quỵ có dấu hiệu mất ý thức, người nhà cần gọi cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí tử vong.

Vì sao tắm đêm gây nguy cơ đột tử khi ngủ

Trường hợp bị đột quỵ nhẹ, người bệnh cần giữ ấm cơ thể và gọi cấp cứu ngay từ sớm

Đột quỵ tắm đêm là tình trạng vô cùng nguy hiểm bởi rất khó phát hiện và cấp cứu kịp thời. Chính vì thế, những người có nguy cơ bị đột quỵ cần thăm khám thường xuyên tại chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán, kiểm soát các bệnh lý nền và các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa cơn đột quỵ có thể xảy ra khi tắm.