Vì sao sán lá gan có thể chun gian phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sán lá gan là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam, gây ra bởi ký sinh trùng sán lá gan. Vòng đời của loại ký sinh trùng này khá phức tạp, chúng ký sinh trong lá gan và ống mật của con người hoặc một số loại động vật ăn cỏ như bò, trâu, dê, cừu,...

Sán là gan là một loại ký sinh trùng mang hình dáng giống như chiếc lá và có thân dẹt. Tuy nhiên, sán lá gan có cả bộ phận sinh dục giống đực và giống cái nên chúng được xếp vào nhóm sinh vật lưỡng tính. Sán lá gan sẽ kí sinh trong lá gan và ống mật của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.

Có thể chia bệnh sán lá gan làm 2 loại gồm bệnh sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn.

  • Sán lá gan lớn: gồm 2 loài với tên khoa học là Fasciola gigantica và Fasciola hepatica;
  • Sán lá gan nhỏ: gồm 3 loài với tên khoa học là Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus.

Sán lá gan có đặc điểm là vòng đời của chúng khá phức tạp. Chúng ký sinh trong lá gan và ống mật của con người hoặc một số loại động vật ăn cỏ như bò, trâu, dê, cừu,...

Sán lá gan trưởng thành bắt đầu đẻ trứng, trứng sẽ theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Khi trứng gặp nước nở ra ấu trùng lông (miracidium), sẽ mất từ 9 đến 21 ngày để hoàn tất quá trình này thành hình ấu trùng sán lá gan.

Ấu trùng lông sán lá gan sẽ chọn ốc thuộc giống Limnea làm vật chủ trung gian và phát triển thành ấu trùng đuôi (cercaria) trong khoảng thời gian từ 6 đến 7 tuần. Khi ấu trùng lông rời khỏi vỏ ốc, chúng sẽ bơi tự do trong nước hoặc bám vào loại thực vật thủy sinh để tạo nang ấu trùng (metacercaria).

Vòng đời của sán lá gan khá phức tạp

Khi con người hoặc động vật (trâu, bò,...) ăn phải thực vật thủy sinh hoặc hoặc uống nước có chứa nang ấu trùng sán lá gan thì sẽ bị nhiễm sán lá gan. Nang ấu trùng sẽ xâm nhập vào thông qua đường miệng, thoát kén sau khoảng 1 giờ và xuyên qua thành ruột. Sau 2 giờ, chúng sẽ nằm ở ổ bụng và xuyên qua màng Glisson để vào gan. Trải qua 6 ngày kể từ khi thoát kén, nang ấu trùng xuất hiện ở gan và thành công di hành đến đường mật để ký sinh.

Thời gian từ khi nhiễm đến khi phân mang theo trứng sán lá gan ra ngoài sẽ có khác biệt giữa người và động vật. Ở con người sẽ trong khoảng 3 đến 4 tháng, ở các loại động vật ăn cỏ như trâu bò thì chỉ mất 6 đến 13 tuần. Thời gian này còn phụ thuộc số lượng sán, thời gian trưởng thành sẽ kéo dài nếu sán càng nhiều. Tuổi thọ của sán lá gan lớn ở người từ 9 đến 13,5 năm.

Trong giai đoạn ủ bệnh sán lá gan, sẽ rất khó phát hiện ra những dấu hiệu bệnh rõ rệt vì còn phải tùy thuộc vào số lượng ấu trùng mà người bệnh đã ăn phải. Thông thường, đối với sán lá gan nhỏ thì con người phải nhiễm trên 100 sán mới có triệu chứng rõ rệt.

Vì sán lá gan kí sinh và đẻ trứng trong lá gan và ống mật nên có thể khiến người mắc bệnh có một số triệu chứng sau đây:

  • Vàng da hoặc da xanh, nhợt nhạt: Khi sán lá gan kí sinh trong cơ thể con người sẽ gây tắc nghẽn và làm nhiễm trùng gan và ống dẫn mật. Vì thế, nếu bệnh nhân nhiễm sán lá gan sẽ có biểu hiện qua việc da bị vàng hoặc da xanh, nhợt nhạt. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp nhiễm sán lá gan thì tình trạng da xanh, nhợt nhạt cũng có thể là do bị nôn nhiều, chán ăn, tiêu chảy;
  • Khó chịu, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy: Đây đều là hậu quả do ống dẫn mật bị tắc gây ra. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng sán lá gan, những triệu chứng này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng ;
  • Đau bụng: Những cơn đau quặn bụng xảy ra khi sán lá gan di chuyển từ ruột đến gan, chui qua Glisson để vào gan hoặc chui đến ống mật và khiến ống mật bị tắc nghẽn;
  • Sụt cân: Việc nhiễm sán lá gan làm người bệnh mất cảm giác ngon miệng, gây cảm giác chán ăn. Chính vì vậy, người bệnh mắc sán lá gan trong thời gian dài sẽ rất dễ sụt cân;
  • Nổi ban: Trong giai đoạn đầu khi sán lá gan xâm nhập vào lá gan, nổi ban trên da là triệu chứng khá phổ biến. Đây là hệ quả xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm trùng mà sán lá gan gây ra ở trên gan;
  • Sốt: Sán lá gan kí sinh gây tắc nghẽn ở các ống mật, tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra và làm người bệnh bị sốt.

Bệnh sán lá gan khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh có triệu chứng tương tự khác

Dựa vào những đặc điểm vòng đời sán lá gan, bạn có thể phòng tránh bệnh sán lá gan bằng những cách sau đây:

  • Trước khi ăn các loại rau trồng dưới nước cần phải rửa rau sạch sẽ và luộc chín kỹ;
  • Tuyệt đối không nên ăn đồ sống, chưa qua chế biến như gan sống, tiết canh, gỏi,... Thực hiện ăn chín uống sôi và sử dụng nguồn nước sạch để uống, cần đun sôi kỹ trước khi uống;
  • Không ăn các loại ốc hoặc cá nếu chưa được nấu chín kỹ;
  • Giữ thói quen rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Định kỳ thực hiện tẩy giun 6 tháng/lần;

Việc nghiên cứu đặc điểm vòng đời sán lá gan đã góp một phần không nhỏ giúp kiểm soát được tình trạng lây lan bệnh. Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường của bệnh sán lá gan thì người bệnh cần đến ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám, làm các xét nghiệm sán lá gan và điều trị kịp thời, nhằm hạn chế những thiệt hại xảy đến với ống dẫn mật và gan.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh sán lá gan hiệu quả. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park đã chữa khỏi bệnh Sán lá Gan chỉ sau 3 ngày điều trị. Đặc biệt, để nâng cao kết quả chẩn đoán chính xác bệnh, hiện nay, Vinmec còn trạng bị đầy đủ các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như CT, chụp MRI, siêu âm gan, xét nghiệm ELISA, xét nghiệm dịch mật,... hiện đại bậc nhất để tìm ký sinh trùng, sán lá gan, động vật ký sinh trong người. Vì thế, khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và điều trị.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên một số bộ phận cơ thể tiêu giảm.

1. Nơi sống

Sán lá gan: kí sinh ở gan và mật trâu, bò và người

2. Cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng

  • Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu.

Sán lá gan

  • Mắt, lông bơi tiêu giảm.
  • Các giác bám phát triển.
  • Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.
  • Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ
  • Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường ký sinh đưa vào hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
  • Sán lá gan chưa có hậu môn.

Cấu tạo sán lá gan

1. Cơ quan sinh sản

  • Sán lá gan lưỡng tính.
  • Cơ quan sinh dục gồm: cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái với tuyến noãn hoàng.
  • Phần lớn chúng có cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt.

2. Vòng đời

  • Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày).
  • Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
  • Ấu trùng chui vào sống ký sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.
  • Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm sán lá gan.

Vòng đời của sán lá gan

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?

Hướng dẫn giải

Đặc điếm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:

  • Mắt, lông bơi tiêu giảm.
  • Các giác bám phát triển.
  • Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.
  • Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ.
  • Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường ký sinh đưa vào hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Hướng dẫn giải

Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.

Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?

Hướng dẫn giải

Vòng đời của sán lá gan:

  • Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày).
  • Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
  • Ấu trùng chui vào sống ký sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.
  • Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm sán lá gan.

Video liên quan

Chủ đề