Vì sao pin smartphone phát nổ

Việc sử dụng điện thoại không đúng cách chẳng những có thể làm hại đến chiếc điện thoại của bạn mà còn có thể phát nổ, ảnh hưởng đến an toàn của người dùng. Cùng điểm qua 4 nguyên nhân dễ làm cho điện thoại của bạn phát nổ nhất và cách để khắc phục chúng nhé.

1 Sử dụng sạc kém chất lượng

Pin đóng góp phần lớn vào các nguyên nhân gây cháy, nổ điện thoại.

Việc sử dụng sạc pin chính hãng chẳng những đảm bảo tuổi thọ của pin không bị chai, điện thoại của bạn không bị hư hỏng mà còn đảm bảo rằng máy sẽ không bị phát nổ khi sạc, do sạc pin chính hãng đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn chống cháy nổ trước khi được bán ra.

Cách khắc phục:Dĩ nhiên là bạn nên tìm mua cho mình một củ sạc và dây sạc chính hãng rồi. Đừng vì ham rẻ mà hãy chọn những địa chỉ bán lẻ uy tín bạn nhé.

2 Để máy quá nóng

Nhiệt độ là kẻ thù của smartphone, đa số các điện thoại hiện nay đều có cơ chế tự tắt khi máy quá nóng.

Nhưng trong một số trường hợp máy vẫn sẽ phát nổ nếu nhiệt độ lên cao quá đột ngột. Nhiệt độ không chỉ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ trên máy mà còn có thể gây nổ máy.

Cách khắc phục: Nếu thấy máy quá nóng hãy ngừng việc sử dụng máy lại trong chốc lát để máy nguội bớt.

Ví dụ như chơi game, nghe nhạc. Trong trường hợp bạn không sử dụng nhưng máy vẫn nóng bạn cần thử khởi động lại máy, nếu vẫn không hết bạn hãy ghé lại trung tâm bảo hành để tiến hành kiểm tra máy nhé.

3 Sử dụng pin kém chất lượng

Nếu máy bạn đã bị chai pin phải thay pin, hoặc bạn mua nhầm máy dựng đã bị thay pin trước đó thì bạn nên cẩn thận vì rất có khả năng pin của bạn có chất lượng không tốt sẽ dẫn đến cháy nổ trong một số trường hợp bị quá nhiệt.

Pin kém chất lượng thường sẽ dễ nóng lên, sử dụng nhanh hết và thậm chí là làm cho máy chậm hơn bình thường nữa.

Cách khắc phục: Hãy đảm bảo là bạn thay pin hoặc mua máy ở những địa chỉ, trung tâm bảo hành, cửa hàng uy tín chính hãng. Đừng thay những linh kiện rẻ tiền vì có khả năng rất cao đó là những linh kiện nhái, không rõ nguồn gốc và kém chất lượng.

4 Bị rơi, rớt hay va chạm mạnh

Những va chạm mạnh không chỉ ảnh hưởng đến bên ngoài của máy như móp, vỡ màn hình, mà đôi khi do lực tác động quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến những linh kiện bên trong, dẫn đến cháy nổ bất ngờ.

Nếu lỡ có rơi rớt các bạn nhớ kiểm tra xem máy có bị nóng lên đột ngột hay hoạt động chậm đi không để xác định tình trạng máy nhé. Nếu có tình trạng trên bạn cần mang máy đến trung tâm bảo hành gần nhất để kiểm tra.

Cách khắc phục:Do va chạm, hay rơi rớt thường là do không mong muốn, bạn có thể trang bị thêm ốp lưng để bảo vệ điện thoại của mình tốt hơn.

Các dòng điện thoại chính hãng mà Điện Máy XANH đang kinh doanh:

Điện Máy XANH vừa điểm qua top 4 những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy nổ trên điện thoại, hi vọng qua bài viết các bạn sẽ nắm được cách phòng tránh những trường hợp nguy hiểm xảy ra. Ngoài ra bạn cũng nên lựa chọn điện thoại chính hãng, sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm cũng như an toàn của bản thân.

Vì sao smartphone phát nổ?

03/02/2019 | 14:04

Nhiều vụ hỏa hoạn và thương tích do điện thoại phát nổ đã diễn ra gần đây. Đâu là nguyên nhân và làm thế nào để ngăn ngừa sự cố này?

Thông thường các vụ nổ điện thoại xảy ra riêng lẻ, ngẫu nhiên, đưa đến những hậu quả khác nhau. Nhẹ thì hỏng thiết bị, nặng hơn có thể gây thương tích cho người dùng, hỏa hoạn thậm chí dẫn đến chết người.

Các vụ nổ điện thoại tiềm ẩn nguy hiểm khó lường. Ảnh:Maketecheasier.

Vậy đâu mới là nguyên nhân dẫn đến các vụ nổ điện thoại mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe thấy trên phương tiện thông tin đại chúng và làm cách nào để bảo vệ bản thân trước nguy cơ này?

Những nguyên nhân gây nổ điện thoại

Lỗi từ nhà sản xuất

Đầu tiên là những khiếm khuyết trong quá trình sản xuất. Lỗi pin (như trường hợp của Galaxy Note 7), sử dụng sai linh kiện hoặc lỗi dây chuyền lắp ráp có thể khiến cho linh kiện bên trong điện thoại bị hỏng.

Nếu xảy ra tình trạng này, có khả năng điện thoại sẽ phát nổ một cách ngẫu nhiên mà người dùng không thể phòng tránh được.

Thiết kế lỗi hoặc sản phẩm bị làm giả cũng là nguyên nhân dẫn đến nổ pin. Vấn đề này hay gặp trên các điện thoại giá rẻ của những nhà sản xuất ít tên tuổi, hoặc những sản phẩm bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị làm giả, thay thế linh kiện.

Hỏng hóc bên trong điện thoại

Việc đánh rơi điện thoại có thể làm nứt linh kiện bên trong, chập các mạch điện tử, khiến cho pin phồng lên và kết thúc với một vụ nổ.

Thông thường khi làm rơi điện thoại, mọi người sẽ đi đến cửa hàng để thay màn hình hoặc vỏ máy mà không chú ý tới pin. Ít người biết rằng tác động từ cú rơi sẽ làm thay đổi cấu trúc cơ học và hóa học của viên pin, làm vỡ các cell bên trong. Điều này khiến cho pin bị phồng và tiềm ẩn nguy cơ phát nổ.

Pin phồng là một dấu hiệu nguy hiểm. Ảnh:Maketecheasier.

Để đảm bảo an toàn, mọi người nên thường xuyên kiểm tra tình trạng pin điện thoại, đặc biệt là trong trường hợp hay làm rơi. Các dấu hiệu cần chú ý gồm: máy biến dạng, pin phồng, máy quá nóng, đặc biệt là khi sạc, điện thoại tự khởi động lại, điện thoại hết pin rất nhanh, điện thoại sạc lúc được lúc không.

Nếu có một trong những dấu hiệuđó, người dùng nên thay pin điện thoại để đảm bảo an toàn,tránh những vụ nổ nguy hiểm.

Điện thoại quá nóng

Ở trong môi trường nhiệt độ cao có thể khiến cho các cell pin bị vỡ và gây chập mạch điện tử. Lỗi không tự ngắt pin khi sạc đầy cũng có thể xuất hiện nếu điện thoại được sạc ở nơi quá nóng.

Sạcmột viên pin đang ở trong tình trạng nóng sẽ gây ra hiện tượng cộng hưởng nhiệt. Tức là thay vì hạ nhiệt thì pin sẽ ngày càng nóng hơn. Đây là chất xúc tác cho một vụ nổ pin.

Sạc điện thoại trong điều kiện quá nóng có thể dẫn đến nổ pin. Ảnh:Maketecheasier.

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này. Điển hình nhất là vừa sạc pin vừa chơi các game đồ họa nặng. Mặc dù một chiếc smartphone mạnh có thể làm đồng thời nhiều việc, nó vẫn tỏa ra một lượng nhiệt lớn, ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ và độ an toàn của pin.

Ngoài ra, những trường hợp thường gặp khác như mở nhạc, xem phim liên tục ở ngoài trời, ánh nắng chiếu trực tiếp vào điện thoại cũng là cách dùng nguy hiểm.

Sử dụng sai bộ sạc

Việc sử dụng sai bộ sạc có thể gây lỗi hoặc nổ pin vì bộ sạc cung cấp dòng điện lớn hơn khả năng tiếp nhận của máy. Các bộ sạc giá rẻ cũng không đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn, sử dụng vật liệu rẻ tiền, dễ hỏng hóc.

Những nhà sản xuất nhỏ cũng thường bỏ qua tính năng tự điều chỉnh cường độ dòng ra phù hợp với thiết bị và ngắt sạc khi pin đầy.

Cách phòng ngừa và bảo vệ bản thân

Khi đã tìm hiểucácnguyên nhân cơ bản dẫn đến điện thoại nổ, người dùng có thể đề ra biện pháp bảo vệ cho bản thân. Những mẹo đơn giản sau đây có thể loại trừ hầu hết khả năng dẫn đến chát nổ điện thoại.

Thứ nhất, không sạc điện thoại trên giường. Nhiều người có thói quen sạc điện thoại trên giường ngủ, vừa sạc điện thoại vừa xem video. Điều này dẫn đến rủi ro phát nổ vì điện thoại quá nóng hoặc người dùng ngủ quên sẽ đánh rơi hoặc chèn ép làmhỏng máy.

Bỏ những thói quen xấu như sử dụng điện thoại trên giường sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ cháy nổ. Ảnh:PhoneRadar.

Thứ hai, luôn dùng sạc điện thoại chính hãng. Nếu có thể, bạn chỉ nên dùng bộ sạc được nhà sản xuất điện thoại bán kèm. Điều này sẽ giúp cho máy luôn nhận được dòng điện tối ưu khi sạc. Trường hợp mua bộ sạc của bên thứ ba, hãy chọn những nhà sản xuất uy tín, được nhiều người đánh giá tốt và bộ sạc có khả năng tự điều chỉnh dòng điện ra phù hợp với thiết bị.

Thứ ba, bạn nên mua điện thoại từ những nhà cung cấp uy tín. Ngày nay tràn ngập những cửa hàng bán điện thoại lớn nhỏ trên mạng Internet, bạn khó lòng phân biệt được hàng thật với hàng giả. Vì vậy hãy chọn những nhà phân phối lớn, có uy tín, được chứng nhận bởi hãng sản xuất và cơ quan chức năng.

Thứ tư, luôn tìm cách để hạ nhiệt điện thoại. Nếu đang sạc điện thoại và nhận thấy nó quá nóng, bạn hãy rút bộ sạc và để nhiệt độ từ từ hạ xuống. Nên hạn chế hoặc tránh sử dụng, cất giữ điện thoại trong những môi trường quá nóng.

Cuối cùng, nếu nhà sản xuất xác định sản phẩm bị lỗi và thu hồi, bạn hãy trả lại nó càng sớm càng tốt.

  • Chủ đề :
  • di động

Báo chí trong vòng mấy tháng gần đây đã đưa tin liên tục xảy ra các vụ nổ điện thoại từ nhiều thương hiệu, từ Apple cho tới Samsung hay các hãng điện thoại Trung Quốc như Xiaomi hay Oppo cũng bị, khiến cho những người đang sử dụng smartphone hết sức lo lắng.

Mới đây nhất, siêu phẩm phatblet Galaxy Note 7 đã bị lỗi nổ pin gây nguy hiểm cho người dùng buộc Samsung phải thu hồi sản phẩm này trên toàn cầu. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân khiến pin trên smartphone có thể gây nổ.

Trừ khi nguyên nhân phát nổ xuất phát từ lỗi sản xuất, còn không, hầu hết thiết bị di động không thể bỗng dưng phát nổ được. Đa số các nguyên nhân khiến điện thoại gây nổ hiện nay đến từ nguồn và pin - thứ cung cấp năng lượng cho chúng hoạt động.

Lithium-ion: Công nghệ pin sử dụng phổ biến trên smartphone

Pin Lithium-ion là một công nghệ pin đặc biệt phổ biến trong các thiết bị điện tử hiện nay như máy tính xách tay và điện thoại do có khả năng lưu trữ năng lượng hiệu quả.

Lithium-ion hoạt động bằng cách lưu trữ và giải phóng năng lượng thông qua những phản ứng hóa học có kiểm soát. Pin Lithium-ion có hai điện cực đối diện nhau và đó là nơi dòng điện đi vào và đi ra. Điện cực dương chứa các ion mang điện tích âm. Còn điện cực âm chứa các ion mang tích điện dương và lithium.

Khi sử dụng, lithium di chuyển từ cực âm đến cực dương và khi bạn sạc điện, nó sẽ di chuyển trở lại cực âm. Trên thực tế, có một thiết bị ngăn cách bên trong nhằm giữ cho cực dương và cực âm không chạm vào nhau bởi điều này có thể gây ra rủi ro cháy nổ.

Điều gì khiến pin smartphone phát nổ?

Chắc hẳn không ít lần bạn đã đọc được những bài báo về việc smartphone bốc cháy hay phát nổ, trong đó có không ít trường hợp đã gây ra những thương tích hay thậm chí khiến người dùng tử vong.

Dù không thường xuyên xảy ra, việc smartphone phát nổ là hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bất cứ chiếc smartphone nào.

Có rất nhiều lý do khiến smartphone bốc cháy hay phát nổ, nhưng nguyên do chủ yếu liên quan đến lỗi pin trên thiết bị. Các thiết bị di động ngày nay, từ smartphone, máy tính bảng đến laptop… đều được trang bị pin công nghệ lithium-ion, trong đó, lithium là một chất dễ cháy và có thể nổ khi tiếp xúc với không khí, đặc biệt là nước.

Nếu pin sử dụng lâu ngày dẫn đến xuống cấp, hoặc xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng, như smartphone bị rơi, vỡ… có thể làm cho phần vỏ pin có thể bị hỏng, khiến các thành phần bên trong pin bị bay hơi, tiếp xúc với không khí rồi dẫn đến hỏa hoạn.

Đã có không ít trường hợp smartphone phát nổ gây thương tích cho người dùng (Ảnh:GMA).

Một nguyên do phổ biến khác có thể khiến pin trên smartphone bốc cháy hoặc phát nổ, đó là nhiệt độ cao. Nếu nhiệt độ thiết bị tăng cao trong quá trình sạc hoặc sử dụng liên tục có thể tạo ra một phản ứng dây chuyền trên pin và kết quả cuối cùng là pin bắt lửa hoặc phát nổ.

Một nguyên do khác bắt nguồn từ nhà sản xuất, khiến pin không đảm bảo được chất lượng và có thể phát nổ khi đang sử dụng hoặc đang sạc. Tình trạng này hiếm khi xảy ra do pin trên smartphone thường phải trải qua một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng, nhưng không phải là không có trường hợp sản phẩm đến tay người dùng với phần pin bị lỗi khiến thiết bị dễ cháy, nổ.

Trong trường hợp đang sử dụng hoặc đang sạc pin, bạn nhấn thấy lớp vỏ smartphone trở nên nóng hơn bình thường, thậm chí cảm giác nóng đến bỏng tay, đó là một dấu hiệu nguy hiểm. Đặc biệt, nếu bạn ngửi thấy mùi cháy khét của nhựa hoặc mùi hóa chất, smartphone phát ra tiếng rít hoặc tiếng lộp bộp, đôi khi có khói bốc ra từ smartphone… lập tức hãy rút nguồn điện (nếu đang sạc), đặt chiếc smartphone tránh xa khỏi cơ thể và tránh xa khỏi những thứ dễ cháy khác, tránh trường hợp smartphone bị nổ gây thương tích hoặc có thể gây hỏa hoạn nghiêm trọng.

Một dấu hiệu cảnh báo khác đó là pin trên smartphone bị phồng. Trong trường hợp pin phồng quá mức có thể làm hỏng và lớp vỏ ngoài của điện thoại hoặc làm cong mặt lưng của máy. Hãy chú ý quan sát lớp vỏ smartphone, nhất là với các sản phẩm có vỏ nhựa, nếu pin phồng, mặt lưng của smartphone có thể bị uốn cong lên hoặc viền máy bị hở ra, đặt smartphone không còn nằm bằng phẳng… trong trường hợp này, cần lập tức tắt nguồn rồi mang thiết bị đến các cửa hàng có uy tín để được xử lý và thay pin trước khi hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Nếu smartphone không may phát nổ, bạn nên tìm cách đưa thiết bị tránh xa những thứ dễ cháy. Tuyệt đối không sử dụng tay không để chạm vào chiếc smartphone đang cháy và tránh để không hít phải khói bốc ra từ vụ cháy, bởi lẽ đây là những hóa chất rất có hại cho cơ thể.

Không sử dụng nước để dập đám cháy do pin smartphone, nhất là khi chưa rút nguồn cắm sạc thiết bị (Ảnh:Shutterstock).

Một điều cần nhớ, tuyệt đối không sử dụng nước để dập lửa, bởi lẽ lithium có thể phát nổ khi tiếp xúc với nước. Để dập ngọn lửa do cháy pin, bạn cần sử dụng cát, baking soda hoặc bình cứu hỏa. Trong trường hợp không thể tự dập lửa hoặc ngọn lửa bùng lên mạnh mẽ, có nguy cơ gây hỏa hoạn nghiêm trọng, hãy gọi ngay cho lực lượng cứu hỏa để được hỗ trợ kịp thời.

Trong trường hợp nguyên do gây cháy, nổ smartphone bắt nguồn từ lỗi của nhà sản xuất, người dùng không thể làm được gì, ngoại trừ chờ đợi hãng sản xuất thu hồi sản phẩm để sửa lỗi.

Ngược lại, bạn có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây để ngăn chặn nguy cơ cháy, nổ pin khi sử dụng smartphone.

Làm rơi smartphone ngoài việc có thể làm hỏng bề mặt thiết bị còn có thể làm hỏng lớp vỏ bảo vệ của pin ở bên trong. Đã có không ít trường hợp smartphone phát nổ chỉ một thời gian ngắn sau khi bị rơi.

Sử dụng ốp lưng có thể giúp tránh nguy cơ pin bị hư hỏng sau khi rơi (Ảnh:DTrends)

Việc sử dụng ốp lưng điện thoại không chỉ giúp bảo vệ bề ngoài của thiết bị, mà còn giảm nguy cơ pin bị hư hỏng khi rơi, có thể dẫn đến khả năng pin bị cháy, nổ.

Tuy nhiên, một điều cần ghi nhớ, bạn nên tháo ốp lưng bảo vệ smartphone mỗi khi cắm sạc để giúp thiết bị có thể thoát nhiệt tốt hơn khi sạc, tránh tình trạng smartphone bị tăng nhiệt, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.

Như trên đã đề cập, một trong những nguyên do chủ yếu khiến smartphone cháy, nổ đó là tình trạng pin trở nên xuống cấp, khiến pin bị phồng và hư hỏng. Kiểm tra mức độ chai của pin smartphone có thể giúp người dùng xác định tình trạng pin hiện tại và biết được đã đến lúc cần phải thay thế hay chưa.

Để kiểm tra mức độ chai của pin smartphone (bao gồm cả Android lẫn iPhone), người dùng có thể thực hiện theo hướng dẫn củaDân trí tại đây.

Nếu smartphone đã ở mức độ pin chai quá lớn, người dùng nên thay thế pin trên thiết bị, vừa giúp kéo dài thời gian sử dụng pin, vừa đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Nhiệt độ được xem là kẻ thù lớn nhất của pin lithium-ion. Pin lithium-ion được thiết kế để hoạt động tốt nhất trong phạm vi nhiệt độ từ 0 đến 35 độ C, nếu thường xuyên phải tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm tuổi thọ của pin và có thể dẫn đến nguy cơ cháy, nổ pin.

Tại Việt Nam, nhiệt độ thường không xuống quá thấp, nhưng mùa hè lại rất nóng. Do vậy, người dùng cần tránh việc đặt smartphone dưới ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài, đặc biệt là khi đang sạc. Tuyệt đối không nên để các loại thiết bị sử dụng pin lithium-ion như smartphone, laptop… bên trong xe ô tô vào mùa hè, bởi lẽ nhiệt độ cao bên trong xe có thể dẫn đến nguy cơ cháy, nổ thiết bị.

Không nên để smartphone trên vật liệu dễ cháy trong lúc cắm sạc, tránh nguy cơ gây hỏa hoạn nghiêm trọng (Ảnh: Spyarm).

Khi sạc pin smartphone, nên tháo rời lớp vỏ bảo vệ và không nên để gần các vật dụng dễ cháy, tránh nguy cơ smartphone phát nổ trong lúc sạc có thể dẫn đến hỏa hoạn.

Sau một thời gian dài sử dụng liên tục, nếu phát hiện smartphone nóng lên quá mức, bạn nên tạm ngừng sử dụng trong một thời gian để smartphone hạ nhiệt, hoặc mua các loại phụ kiện quạt tản nhiệt trong trường hợp bạn thường xuyên sử dụng smartphone trong thời gian dài.

Smartphone cần có điện áp và dòng điện phù hợp để sạc đúng mà không làm ảnh hưởng đến pin, do vậy, cách tốt nhất đó là sử dụng cáp và củ sạc đi kèm sản phẩm. Còn nếu smartphone bán ra mà không kèm theo củ sạc, bạn nên mua loại củ sạc có danh tiếng, uy tín, thay vì sử dụng các loại phụ kiện rẻ tiền nhưng không đảm bảo chất lượng.

Không sử dụng cáp sạc đã hư hỏng để tránh làm ảnh hưởng đến pin và nguy cơ rò điện nguy hiểm (Ảnh: Getty).

Ngoài ra, nếu dây cáp sạc bạn đang sử dụng đã bị hư hỏng, lớp vỏ ngoài không còn toàn vẹn… thì hãy lập tức mua một dây cáp sạc mới để thay thế. Việc sử dụng dây cáp sạc bị hư hỏng này không chỉ dẫn đến nguy cơ bị giật do rò điện mà còn có thể dẫn đến hỏa hoạn, hư hỏng pin trên smartphone do nguồn điện không ổn định…

Nếu smartphone của bạn bị dính mã độc hoặc cài đặt quá nhiều ứng dụng rác… sẽ khiến cho các tiến trình chạy ngầm liên tục trên smartphone, điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị mà còn khiến cho pin smartphone mau hết, nhiệt độ trên máy luôn bị tăng cao…

Để tránh nguy cơ lây nhiễm mã độc, người dùng smartphone chỉ nên cài đặt ứng dụng từ các kho ứng dụng uy tín như CH Play hay App Store; cần kiểm tra kỹ hồ sơ và thông tin của nhà phát triển cũng là một điều nên làm, nếu nhà phát triển có nhiều ứng dụng với lượt tải cao thì mức độ tin cậy của nhà phát triển sẽ cao hơn…

Sử dụng smartphone trong lúc sạc là một thói quen nguy hiểm chết người cần phải loại bỏ (Ảnh: Getty).

Vừa sạc pin vừa sử dụng smartphone là một thói quen của không ít người, nhưng đây là một thói quen nguy hiểm và có thể dẫn đến chết người . Việc cầm smartphone khi đang cắm sạc có thể đối mặt nguy cơ bị rò điện hoặc pin smartphone phát nổ… dẫn đến tai nạn chết người. Đã có không ít vụ tai nạn thương tâm từ thói quen nguy hiểm này, do vậy, bạn cần phải từ bỏ thói quen nguy hiểm này để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Smartphone có thể bốc cháy và phát nổ bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu… nhưng đây không phải là một tình trạng quá phổ biến. Cần phải nhớ rằng, pin trên smartphone phải mất một thời gian khá dài mới bắt đầu xuống cấp và dẫn đến nguy cơ gây cháy, nổ. Thời gian này sẽ càng kéo dài hơn nếu người dùng sử dụng smartphone một cách cẩn thận.

Dù sao, smartphone vẫn là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay, do vậy, người dùng cần phải lưu ý những dấu hiệu cho thấy smartphone có thể phát nổ để kịp thời xử lý.

Hy vọng những thông tin kể trên sẽ hữu ích cho người dùng, giúp bạn có thể tránh được những tai nạn và sự cố đáng tiếc có thể xảy ra với chiếc smartphone của mình.

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Dùng iPhone khiến tôi cảm thấy yêu smartphone Android hơn

iPhone cuối cùng cũng cho phép người dùng mở khóa khi mang khẩu trang

CEO Tim Cook bị người lạ đe dọa khiến Apple "đứng ngồi không yên"

Loạt smartphone "giá mềm" đáng cân nhắc trong dịp Tết Nguyên Đán

Loạt di động vừa ra mắt tại Việt Nam

Điện thoại "cục gạch" giá trăm triệu đồng hút khách dịp Tết Nguyên đán

5 lý do có thể làm pin smartphone phát nổ và cách đề phòng

  • -
  • 899 lượt xem

Những nguy cơ nào có thể khiến cục pin của chiếc điện thoại thông minh bé nhỏ trong tay bạn phát nổ? Làm cách nào để giảm thiểu các rủi ro này?

1. Pin bị rơi và hỏng

Mọi thứ trong điện thoại của bạn sẽ hoạt động tốt miễn là pin còn khỏe mạnh. Một vấn đề có thể gây hậu quả tiêu cực cho sức khỏe pin điện thoại là những hỏng hóc vật lý do rơi rớt. Trong tình huống này, nhiều người sẽ vội vã tới ngay tiệm sửa điện thoại gần nhà để sửa màn hình. Nếu điện thoại vẫn còn hoạt động, họ sẽ không nghĩ tới những hỏng hóc có thể xảy ra sau đó.

Sau mỗi lần điện thoại bị rơi, cấu trúc hóa học hoặc cơ khí bên trong nó có thể bị thay đổi, khiến cho mạch dự phòng an toàn không hoạt động được trong những tình huống căng thẳng cực độ.


Chúng ta có thể làm gì sau khi điện thoại bị rơi để phòng ngừa hỏng hóc? Hãy mở vỏ điện thoại và xem qua cục pin. Bạn nên xem xét thay pin trong 3 trường hợp sau: pin bị phồng, biến dạng, thường xuyên quá nóng không rõ nguyên do.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể tránh được các vụ nổ pin khi chú ý hơn tới các dấu hiệu pin hỏng. Một chiếc pin smartphone được xem là an toàn khi mọi tính năng an toàn bên trong nó hoạt động đúng cách. Do đó, điều quan trọng là bạn đừng bao giờ sử dụng một cục pin có dấu hiệu hỏng hóc có thể quan sát được.

2. Môi trường và nhiệt độ nóng

Dù bên trong điện thoại của bạn có thể có những thành phần đảm bảo cho nó phát tỏa nhiệt độ dư thừa hay tắt máy khi quá nóng, hãy nhớ giữ điện thoại tránh xa các giới hạn nhiệt độ ngay từ đầu.

Dưới đây là một số lý do khiến cho điện thoại của bạn tự nhiên nóng lên:

- Chạy đồ họa nhiều sẽ khiến GPU phải tải nặng

- Sử dụng các app đặt ra quá nhiều yêu cầu cho CPU

- Widgets chạy liên tục khi bạn làm nhiều việc cùng lúc trên điện thoại

- Các kiểm tra kết nối thường xuyên do rớt kết nối điện thoại hay wifi

- Các cuộc gọi dài

Những cách dùng trên là bình thường nhưng vấn đề sẽ xảy ra nếu chúng diễn ra trong một môi trường cực nóng. Ví dụ như vừa dùng điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp ở hồ bơi vừa nghe Spotify và lướt web sẽ làm cho smartphone căng thẳng và cố gắng tự làm nguội nó. Nếu điều đó không làm cho pin phát nổ thì nó cũng khiến pin mau bị "lão hóa" và giảm sút tuổi thọ.

Việc sạc pin trong những điều kiện đó cũng có thể làm cho nhiệt độ càng quá tải hơn vì điện thoại sẽ tích nhiệt trong khi sạc.

Để tránh những vấn đề này, bạn có thể làm theo một trong những cách sau:

- Lấy điện thoại ra khỏi vỏ khi sạc

- Tránh để điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp khi có thể

- Không để điện thoại trên xe hơi nóng trong thời gian dài

- Không sạc điện thoại khi đang để nó trong túi hoặc túi xách, hoặc bất cứ nơi nào có thể "bẫy" hơi nóng.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều cách tránh nung nóng điện thoại Android hay các thủ thuật làm mát iPhone trên Make Use Of.

3. Dùng sạc không chính hãng

Tác giả Ryan Dube cho rằng, dây cáp của các nhà sản xuất các loại sạc rẻ tiền trên thị trường thường không đáp ứng tiêu chuẩn của các thiết bị dùng cáp USB-type C.

Kinh nghiệm của Ryan khi mua cáp sạc cho chiếc Google Pixel đời đầu là thay vì chọn loại cáp có điện trở 56k Ohm gắn trong theo chuẩn Type C thì anh lại chộp lấy một loại cáp rẻ tiền khi đang xếp hàng ở Walmart. Anh đã sai khi nghĩ rằng mọi loại cáp USB type C đều giống nhau. Sau vài lần sử dụng sợi cáp giá rẻ, điện thoại của Ryan bắt đầu trở nên đặc biệt nóng trong lúc sạc.

Rồi một ngày, khi Ryan sạc điện thoại trong xe hơi, điện thoại của anh trở nên cực nóng và cục sạc mắc kẹt vào cổng sạc không rút ra được. Khi anh cố gắng lôi cục sạc ra thì có một ít khối bốc lên từ cổng sạc. Thật may mắn là Ryan không phải chứng kiến chiếc smartphone phát nổ trên mặt anh.

Dù vậy, Ryan vẫn được Verizon đổi một chiếc điện thoại mới theo quy định bảo hành. Bài học quan trọng mà Ryan rút ra là: Hãy mua sạc có thương hiệu từ các nhà bán lẻ uy tín!
Các cục sạc không phải hàng OEM (non-OEM) cũng là một lựa chọn nhưng cần phải xem xét chúng có đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn mà điện thoại của bạn yêu cầu hay không. Theo Ryan, các cục sạc giảm giá như trong câu chuyện của anh thường sử dụng các nguyên liệu dưới tiêu chuẩn chất lượng hoặc dùng sai chuẩn dây nên không có sự bảo vệ dòng điện quá tải phù hợp.

Nếu không chịu đầu tư cho một cục sạc chất lượng, tình huống tốt nhất chỉ là các vấn đề sạc pin, còn tệ nhất là bạn không chỉ đang hủy hoại chiếc điện thoại đắt tiền mà còn có thể làm cho chính mình bị thương.

4. Điện thoại bị ướt

Lithium sẽ bắt lửa và cháy khi tiếp xúc với nước hoặc hơi nước. Pin điện thoại được niêm phong kỹ nên việc này sẽ không thường xảy ra. Nhiều điện thoại hiện đại còn có khả năng chống nước hoặc kháng nước. Tuy nhiên, thảm họa sẽ xảy ra với bạn nếu kết hợp một chiếc smartphone giá rẻ với một cục pin bị thủng lỗ.

5. Pin bị thủng lỗ

Lithium phản ứng với cả nước và oxy, vì vậy đục thủng một lỗ trên pin lithium-ion sẽ sinh ra phản ứng. Phản ứng này xảy ra khá nhanh và kết quả có thể là một ít khói, một thứ mùi kinh khủng hoặc một vụ nổ với công suất tối đa. Do đó, nếu một chiếc smartphone bị thủng lỗ do tai nạn hoặc một tình huống bạo lực nào đó thì nó luôn nguy hiểm vì có nguy cơ phát nổ.

Tóm lại, hãy nhớ trong đầu là cục pin bên trong smartphone của bạn có khả năng trở thành một vật cản nguy hiểm trong những điều kiện cực độ. Do đó, hãy tránh xa các điều kiện cực độ. Hãy lưu trữ, sạc và sử dụng smartphone hợp lý để tự mình tránh khỏi những vết thương nghiêm trọng trong mọi tình huống.

Theo Vnreview.vn

Đánh giá

Các tin khác

  • Cách gỡ mã độc giả dạng video trên Facebook Messenger

  • Bạn có thể thay đổi 11 thói quen công nghệ này không?

  • Muốn dựng PC khủng khiếp, đây là những linh kiện xa ...

  • Những mẫu tai nghe “khử ồn” tốt nhất mà bạn nên ...

  • Benchmark sơ bộ Dell XPS 15: Chip đồ họa Vega M dễ dàng ...

  • Thủ thuật ngăn chặn 100% lây nhiễm virus từ USB, thẻ ...

Tin công nghệ

  • Cỗ máy kiếm tiền Dell Precision 3650 Tower dân thiết kế không thể bỏ lỡ

  • Dell Latitude 9420: Phiên Bản Hoàn Hảo Laptop Doanh Nhân 4.0

  • Dell Latitude 5420 – Lựa Chọn Đáng Tin Cậy Cho Dân Văn Phòng

  • Dell Latitude 3520 Cho Khởi Đầu Ngày Làm Việc Tuyệt Vời Hơn

  • Dell Latitude 7420 – Định Hình Phong Cách Laptop Doanh Nhân.

Xem tất cả

Kinh nghiệm

  • Cách gỡ mã độc giả dạng video trên Facebook Messenger

  • Bạn có thể thay đổi 11 thói quen công nghệ này không?

  • Muốn dựng PC khủng khiếp, đây là những linh kiện xa xỉ nhất hiện nay

  • Những mẫu tai nghe “khử ồn” tốt nhất mà bạn nên mua để đi máy bay, tàu xe

  • Benchmark sơ bộ Dell XPS 15: Chip đồ họa Vega M dễ dàng đánh bại MX150 của NVIDIA

Xem tất cả

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist

Bài mới nhất

Chủ đề