Vì sao người bị tiểu đường vết thương lâu lành

Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, việc vết thương lâu lành cũng là biến chứng thường thấy đối với bệnh nhân tiểu đường. Vậy, vì sao tiểu đường vết thương lâu lành như thế? Và làm thế nào để chăm sóc vết thương khi bị tiểu đường nhanh lành hơn? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiến thức mà bạn không nên bỏ qua.

Vì sao tiểu đường vết thương lâu lành?

Vì sao tiểu đường vết thương lâu lành? Đây là một trong những câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh và cũng là điều quan trọng bạn cần biết để có thể kiểm soát bệnh tốt hơn. 

Vì sao tiểu đường vết thương lâu lành

Bệnh tiểu đường xuất hiện, cơ thể khó kiểm soát được đường huyết trong cơ thể. Và đường huyết cao sẽ khiến cho chức năng của bạch cầu dần suy giảm đi và nó mất đi khả năng chống lại vi khuẩn tấn công cơ thể. 

Chính vì thế, khi cơ thể bị các vết thương chảy máu, bạch cầu hoạt động kém sẽ khiến cho lượng đường trong máu không được kiểm soát, từ đó lưu thông máu bị gián đoạn. Các tế bào hồng cầu theo đó di chuyển chậm hơn. Cơ thể gặp phải vấn đề vận chuyển chất dinh dưỡng để chữa lành vết thương. Đó chính là lý do vì sao tiểu đường vết thương lâu lành, thậm chí không thể lành được. 

Một lý do nữa đó là bệnh tiểu đường còn làm tổn thương đến hệ thần kinh. Đó cũng là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Khi đường huyết của cơ thể không được kiểm soát từ đó dây thần kinh bị tổn thương. Và dẫn đến tình trạng khi cơ thể bị thương, hệ thần kinh không nhận thức được sự bị thương đó. Chính vì thế, việc điều trị vết thương không kịp thời và hậu quả vết thương ngày càng nghiêm trọng và khó lành hơn. 

Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Ngoài ra, khi mồ hôi trong cơ thể toát ra bất thường đặc biệt vào mùa nóng hoặc là da khô nứt nẻ mùa lạnh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người bệnh bị nhiễm trùng và biến dạng bàn chân. Đây là biến chứng dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn da làm cho vết thương bị ảnh hưởng và lâu khỏi hơn. 

Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng vết thương lâu lành ở người tiểu đường. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên chú ý hạn chế và tuyệt đối đừng để cơ thể bị thương. 

Cách phòng vết thương lâu lành ở người bệnh 

Một trong những cách giúp hạn chế vết thương lâu lành hiệu quả nhất đó là đừng để bản thân bị thương. Bởi vì khi bị thương rồi sẽ rất khó lành lại. Để có thể cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường nói chung và giảm thiểu hoàn toàn những nguy cơ vết thương lâu lành ở người bệnh tiểu đường đó là kiểm soát thật tốt đường trong máu. Đồng thời chăm sóc vết thương đúng cách và kịp thời:

Hạn chế vết thương khi bị tiểu đường
  • Bạn cần phải kiểm tra thường xuyên hơn những chỉ số đường huyết để đảm bảo kiểm soát được lượng đường trong máu, tránh những trường hợp lượng đường trong máu tăng cao mà khó kiểm soát. 
  • Bạn cần tuân thủ những nguyên tắc trong phác đồ điều trị và tôn trọng những lời khuyên từ bác sĩ. 
  • Hãy chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt tập thể dục thật khoa học để có thể giảm tối thiểu những nguy cơ biến chứng tiểu đường tốt nhất. 
  • Chú ý chăm sóc da thường xuyên để có thể phát hiện vết thương nhanh nhất và điều trị kịp thời nhất. 
  • Bạn nên đi tất, giày dép để bảo vệ bàn chân tránh những vết thương không may. Không những thế, hãy chú ý vệ sinh bàn chân bởi vì khi bị tiểu đường, bàn chân chính là nơi dễ bị nhiễm khuẩn nhất đối với người bệnh. 
  • Lưu ý khi cơ thể xuất hiện những vết thương và tự điều trị tại nhà không khỏi thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở ý tế để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến nhé!

Đó là những lưu ý cơ bản nhất bạn cần ghi nhớ để đảm bảo điều trị bệnh tiểu đường và tránh vết thương lâu ngày không khỏi tốt hơn. 

Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Khi gặp phải những vết thương trên cơ thể, bạn cần chú ý trước hết là rửa sạch vết thương để tránh việc nhiễm trùng. Có thể sử dụng các dung dịch diệt khuẩn để đảm bảo rửa vết thương an toàn nhất. 

Điều trị vết thương tiểu đường

Sau đó có thể sử dụng các loại thuốc giúp vết thương nhanh lành. Đồng thời nên chú ý mỗi ngày cần phải vệ sinh và quan sát sự tiến triển của vết thương. Nếu như tình trạng vết thương kéo dài lâu ngày và không có tiến triển tốt hơn thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ kịp thời. 

Trên đây là những kiến thức bệnh tiểu đường vì sao tiểu đường vết thương lâu lành và cách phòng và chăm sóc vết thương tiểu đường lâu lành. Để có thể giúp cơ thể kiểm soát lượng đường huyết cũng như giảm thiểu những nguy cơ biến chứng tiểu đường tốt nhất, bạn có thể tham khảo qua thảo dược quý Bepharin của công ty Cổ phần NESFACO sản xuất – thảo dược 100%  đem đến công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả nhất. 

Thông tin liên hệ: 

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 093 878 6025 – 1900 633 004
  • Website: Nesfaco.com 
  • Email:

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Nga - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, bên cạnh việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu, cần quan tâm đến việc chăm sóc da, phát hiện sớm các tổn thương.Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc làn da cho người bị bệnh đái tháo đường.

Các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có làn da vô cùng nhạy cảm. Làn da của họ thường khô, dễ bị tổn thương, vết thương khó lành và để lại sẹo. Da quá khô có thể gây nên ngứa, nứt và nhiễm trùng. Nguyên nhân của vấn đề là da của người bệnh bị mất chức năng giữ ẩm và giảm khả năng tự liền lại. Vì vậy, người bệnh nên có những phương pháp dưỡng ẩm, hạn chế để da bị tổn thương do đứt tay, trầy xước, động vật cắn... tránh cho vết thương bị nhiễm trùng và nhiễm trùng sâu. Việc chăm sóc tốt làn da còn giúp người bệnh ngăn ngừa các vấn đề về da sau này.

Trong những trường hợp, làn da của bệnh nhân tiểu đường bị tổn thương, cần được sơ cứu và chữa lành vết thương đúng cách. Bởi, khi có vết thương hở, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể và phát triển gây nhiễm trùng, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường, có lượng đường trong máu cao là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Mặc khác, vốn bản thân người bệnh đã có hệ miễn dịch không tốt, nên việc cơ thể tự chữa lành vết thương là khó khăn gấp đôi người bình thường.

Nếu vết thương phát hiện muộn thì từ những vết thương nhỏ sẽ trở thành những vấn đề lớn, gây khó khăn trong quá trình điều trị và để lại hậu quả khôn lường. Do đường huyết cao sẽ gây tổn thương thần kinh khiến người bệnh giảm khả năng nhận biết cảm giác đau, nóng hay lạnh. Đến khi phát hiện ra vết thương thì đã bị nhiễm trùng rất nặng. Vì vậy, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân cần khám bàn chân mỗi ngày, kể cả vết thương hay vết chai dù nhỏ cũng phải biết cách xử lý.

Bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân cần khám bàn chân mỗi ngày, kể cả vết thương hay vết chai dù nhỏ cũng phải biết cách xử lý

Với bệnh nhân tiểu đường, dù là một vết xước, một vết cắt, nứt nẻ cũng cần được chăm sóc. Vì vậy,cần hiểu các biện pháp chăm sóc làn da của mình. Dưới đây là một số cách chăm sóc da của người bệnh tiểu đường đúng cách, giúp hạn chế tối đa những rủi ro người bệnh mắc phải.

Chăm sóc da khô

Việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với bệnh nhân tiểu đường là dưỡng ẩm cho da. Dưỡng da tốt nhất ở thời điểm sau khi tắm, bơi lúc đó, da còn ẩm. Lưu ý, người bệnh nên tắm nhanh bằng nước ấm, nhưng không để nước quá ấm sẽ khiến da khô hơn. Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng các chất khử mùi hoặc chất tẩy rửa có mùi thơm vì có thể gây kích ứng trên da nhạy cảm.

Luôn giữ sự khô ráo cho các vùng da như: vùng nách, ngón chân, và bẹn, sạch và khô ráo, nhưng không quá khô. Có thể sử dụng khăn lau nhẹ nhàng các vùng da trên.

Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm: khi tắm xong, khi rửa tay xong, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

Khi da quá khô dẫn đến phồng rộp da, bạn nên làm theo một số cách an toàn dưới đây để không gây đau đớn.

Khử trùng vùng da bị phồng rộp, tuyệt đối không bóc làm vỡ vết phồng da, có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Thoa đều kem, thuốc mỡ kháng khuẩn vào vùng da khô và dùng băng gạc bọc lại để tránh bụi bẩn nhiễm trùng

Ngày thay băng 2 lần.

Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm

Đối với các vết thương, vết loét, chúng ta tiến hành chăm sóc vết thương như cách chăm sóc lớp da bị phồng rộp với 3 bước như: rửa sạch vết thương, thoa thuốc mỡ sát trùng và băng vết thương, lưu ý bạn nên thay băng và theo dõi vết thương.

Nếu vết thương nhiễm trùng sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ, cần khám chuyên khoa nội tiết. Tại đây, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, bác sĩ có thể tiến hành cắt lọc vùng hoại tử, dùng kháng sinh, rửa vết thương mỗi ngày

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Không kiểm soát được lượng đường huyết, tình trạng nhiễm trùng, vết thương lâu lành hơn.

Nên kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục 30 đến 45 phút mỗi ngày, điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm chất tinh bột, chất béo. Hạn chế ăn mặn giúp duy trì huyết áp ổn định.

Điều chỉnh thuốc uống hay tiêm insulin, tùy tình trạng từng người bệnh tại mỗi thời điểm, có hay không kết hợp nhiều bệnh kèm theo.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm Insulin điều trị tiểu đường

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề