Vì sao miệng có cảm giác mỏi

Cảm giác khát thỉnh thoảng xảy ra phổ biến ở tất cả chúng ta, tuy nhiên đối với một số người, cảm giác khát lại là tình trạng mãn tính. Theo nghiên cứu của Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH), 21,3 phần trăm nam giới và 27,3 phần trăm nữ giới mắc chứng khô miệng mãn tính. Nếu bạn nằm trong số này, bạn nên quan tâm về tác động của chứng khô miệng và khô cổ họng. Dưới đây là những thông tin bạn cần biết về tình trạng này.

Khô Miệng Là Tình Trạng Rất Nghiêm Trọng

Khô miệng không chỉ là cảm giác khát nước và khó chịu. Nếu bạn bị khô miệng mãn tính, việc điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Tình trạng này xảy ra là bởi nước bọt, ngoài chức năng duy trì độ ẩm cho miệng của bạn; còn có một vai trò vô cùng quan trọng là rửa trôi các hạt thức ăn thừa khỏi răng. Không có đủ nước bọt, nguy cơ sâu răng của bạn sẽ tăng lên, theo Viện Nghiên Cứu Nha Khoa Và Sọ Mặt Quốc Gia Hoa Kỳ. Nước bọt cũng bảo vệ răng của bạn khỏi các axit trong thực phẩm và đồ uống, và nếu không có lớp bảo vệ này, men răng của bạn cũng có nguy cơ bị ăn mòn.

Các Biện Pháp Điều Trị Tại Nhà Đối Với Chứng Khô Miệng Và Khô Cổ Họng

Có rất nhiều biện pháp bạn có thể thực hiện tại nhà để kích thích tuyến nước bọt và khiến cho miệng và cổ họng của bạn dễ chịu hơn. Uống đủ nước trong ngày và giữ độ ẩm tại nơi ở của bạn có thể giúp cho miệng của bạn có đủ độ ẩm cần thiết. Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường cũng có thể giúp kích thích tuyến nước bọt của bạn. Điều quan trọng là bạn cần chọn các loại kẹo không đường, nếu không bạn có thể bị sâu răng.

Nha sĩ cũng có thể khuyên bạn nên thay đổi loại thực phẩm mà bạn đang ăn. Thực phẩm giòn như khoai tây chiên hoặc bỏng ngô có thể làm khô miệng của bạn, trong khi thực phẩm chứa nhiều nước như trái cây có thể giữ độ ẩm cần thiết cho miệng của bạn.

Các Loại Dược Phẩm Có Ích

Các biện pháp điều trị tại nhà không phải lúc nào cũng đủ hiệu quả. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp chứng khô miệng, nha sĩ của bạn có thể giúp bạn điều trị tận gốc vấn đề. Các nha sĩ có thể giới thiệu cho bạn các sản phẩm như nước bọt nhân tạo, giúp làm ẩm miệng của bạn. Nước bọt nhân tạo thường là một loại thuốc xịt hoặc gel mà bạn sử dụng trong miệng bất cứ khi nào cảm thấy khô miệng. Nha sĩ của bạn cũng có thể kê toa cho bạn giúp kích thích tuyến nước bọt.

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại kem đánh răng được thiết kế để không làm miệng mất nước nhiều như kem đánh răng thông thường, hãy thử Kem Đánh Răng Dành Cho Người Khô Miệng PreviDent® 5000 Dry Mouth (1.1% Sodium Fluoride) (Chỉ Được Sử Dụng Khi Có Chỉ Định Của Bác Sĩ), được biết đến với công dụng ít gây kích ứng hơn và ít gây khô miệng hơn. Sử dụng loại kem đánh răng này sẽ giúp miệng có bạn có đủ độ ẩm cần thiết và giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái. Loại kem đánh răng này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, vì vậy hãy hỏi ý kiến nha sĩ của bạn về nó.

Có Nhiều Nguyên Nhân Khác Gây Ra Khô Miệng

Có nhiều vấn đề sức khỏe có thể gây ra tình trạng khô miệng, vì vậy nếu nha sĩ chẩn đoán bạn bị khô miệng, sau khi gặp nha sĩ, bạn cần đi khám tổng quát. Theo Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH), chứng khô miệng có liên quan đến các vấn đề như trầm cảm, lo lắng, thiếu dinh dưỡng và rối loạn tự miễn. Rối loạn tự miễn bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus và hội chứng Sjogren.

Khô miệng mãn tính cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc giảm đau hoặc hen suyễn. Nếu thuốc là nguyên nhân gây khô miệng, bạn cần điều chỉnh đơn thuốc hoặc cần phải được kê đơn thuốc khác.

Khô miệng và khô cổ họng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Nếu bạn luôn cảm thấy khát và không có dấu hiệu dừng lại, bạn cần phải gặp nha sĩ của mình. Các nha sĩ có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và giữ an toàn cho răng của bạn trước ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước bọt.

Tìm hiểu thêm về nước bọt nhân tạo trong bộ tài liệu Chăm sóc sức khỏe răng miệng của Colgate.

Đắng miệng là hiện tượng thường gặp khi chúng ta uống đồ uống đắng như cà phê đen hay rau diếp xoăn. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài bất kể đang không ăn gì hay uống gì thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về sức khỏe. Hãy cùng Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng tìm hiểu đắng miệng là gì, nguyên nhân, cách điều trị và các bệnh lý kèm theo qua bài viết dưới đây.

Vì sao miệng có cảm giác mỏi

Miệng có vị đắng ảnh hưởng nhiều đến vị giác của người bệnh.

Đắng miệng là hiện tượng vị giác bị thay đổi, trong khoang miệng có vị đắng. Thông thường, đây là phản ứng bình thường khi ăn thức ăn chua cay hoặc đắng. Tuy nhiên, khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài hoặc xảy ra bất ngờ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Miệng đắng có thể đi kèm các biểu hiện như:

  • Đắng cổ họng
  • Miệng đắng chán ăn
  • Đắng miệng hôi miệng, nhạt miệng
  • Đắng miệng buồn nôn
  • Miệng đắng và khô, mệt mỏi
  • Đắng miệng sau khi ngủ dậy

Hiện tượng này có thể làm bạn không nếm được những thực phẩm khác khi ăn hoặc uống. Nhiều trường hợp vẫn còn cảm nhận vị đắng ngay cả khi đã đánh răng và gặp các triệu chứng khác, tùy thuộc vào từng nguyên nhân.

>> Tìm hiểu thêm: Ợ chua là gì? Nguyên nhân và 8 cách điều trị tại nhà hiệu quả

Vì sao miệng có cảm giác mỏi

Vì sao miệng có cảm giác mỏi

Khi xuất hiện vị đắng trong khoang miệng một cách bất thường, rất có thể bạn đã gặp phải một số bệnh lý.

Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng thông thường do ăn các thực phẩm có vị đắng vẫn còn đọng lại ở miệng. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài có thể do các vấn đề sức khỏe như:

Trong Đông y, khi tạng can và phủ đởm (mật) bị rối loạn chức năng có thể dẫn tới hiện tượng miệng có vị đắng, đau tức hông sườn, tiêu hóa kém. Trường hợp chức năng gan suy giảm do những bệnh lý như viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc gan phải làm việc quá tải cũng gây nên tình trạng này.

Vị giác thay đổi có thể do chứng khó tiêu và kéo dài dai dẳng. Người bị rối loạn tiêu hóa có thể cảm nhận được các vị khó chịu trong miệng như:

  • Vị đắng, mặn trong khoang miệng
  • Có cảm giác như mùi kim loại
  • Hôi miệng

Dịch mật được sản xuất tại gan và túi mật, có nhiệm vụ tiêu hóa chất béo và loại bỏ tế bào hồng cầu chết. Khi van môn vị (ngăn cách giữa ruột non và dạ dày) bị tổn thương, dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày rồi từ đó trào ngược lên thực quản, gây nên tình trạng có mùi vị đắng và kèm theo các triệu chứng như:

  • Ợ nóng
  • Buồn nôn hoặc nôn ra chất lỏng màu xanh vàng
  • Ho khan giọng do dịch mật dâng lên và đốt niêm mạc cổ họng
  • Đắng miệng vào buổi sáng trong trường hợp trào ngược dịch mật về đêm

Khi bị trào ngược dạ dày (GERD) hoặc trào ngược acid do cơ vòng ở đầu dạ dày trở nên yếu và cho phép axit hoặc mật trào lên thực quản. GERD có xu hướng kích thích đường ống dẫn thức ăn, gây nên một số hiện tượng như:

  • Nóng ở ngực hoặc bụng
  • Hôi miệng hoặc xuất hiện vị đắng

Khô miệng hay còn gọi là xerostomia, xảy ra khi miệng không tiết đủ nước bọt. Nước bọt giúp giảm vi khuẩn phát triển trong miệng, vì vậy khi miệng bị khô đồng nghĩa với việc có nhiều vi khuẩn hoạt động mạnh hơn.

Đặc biệt, sau một đêm ngủ dậy thường có biểu hiện ngủ dậy miệng đắng khó chịu. Nhiều trường hợp tiêu chảy kèm nôn mửa cũng gây nên tình trạng miệng có vị đắng.

>> Tìm hiểu thêm: Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

Đắng miệng buồn nôn khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở bà bầu. Những bà bầu thường xuyên gặp phải tình trạng này do hormone trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng đến vị giác, gây cảm giác thèm ăn hoặc tạo cảm giác khiến một số thực phẩm có mùi khó chịu.

Ở giai đoạn này nhiều người mang thai cũng nhận thấy trong miệng có vị kim loại, đắng hoặc có mùi tanh gây khó chịu tuy nhiên thường biến mất sau thời gian thai kỳ.

Một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc các phương pháp điều trị y tế có thể gây ra vị đắng do các thành phần của thuốc tồn tại vị đắng và hóa chất trong thuốc được bài tiết vào nước bọt như:

  • Thuốc kháng sinh: tetracyclin…
  • Vitamin có chứa khoáng chất như kẽm, sắt
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh tim: Digoxin…
  • Thuốc lithium

Giống như các giác quan khác, vị giác được kết nối trực tiếp với dây thần kinh của não bộ. Khi tổn thương dây thần kinh có thể gây ra biến đổi vị giác của mỗi người. Tổn thương dây thần kinh có thể do chấn thương đầu hoặc các tình trạng như:

  • Động kinh
  • Bệnh đa xơ cứng
  • U não
  • Suy giảm trí tuệ

Trường hợp người đang điều trị ung thư hầu hết đều cảm nhận được khó chịu trong miệng. Hóa trị và xạ trị sẽ gây kích ứng vị giác ở một số người, ngay cả những món ăn đơn giản như bánh mì, nước.

Ngoài ra đắng miệng khi ốm, nhiễm trùng xoang, cảm lạnh đều kèm theo vị đắng. Trong thời gian bệnh, cơ thể sản sinh các protein gây viêm để tiêu diệt tế bào có hại. Những protein này cũng ảnh hưởng đến vị giác và lưỡi khiến bạn cảm thấy đắng hơn bình thường.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, thấy đắng trong miệng còn do một số yếu tố tác động như:

  • Căng thẳng kéo dài
  • Nấm miệng
  • Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu

Vì sao miệng có cảm giác mỏi

Bạn nên xem xét rõ nguyên nhân để tìm ra cách điều trị phù hợp.

Để làm giảm và chấm dứt hẳn tình trạng này, điều cần thiết nhất là bạn phải tìm ra đúng nguyên nhân. Một số cách chữa dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.

  • Vệ sinh khoang miệng: đánh răng vệ sinh răng miệng đúng cách để loại bỏ mảng bám trong răng
  • Uống đủ nước, hạn chế sử dụng đồ uống có ga, trà cà phê…
  • Kiểm tra tình trạng dạ dày để phát hiện và điều trị sớm trào ngược dạ dày, thực quản
  • Đối với người thắc mắc đắng miệng nên ăn gì, nên tăng cường sử dụng hoa quả cam, quýt giúp kích thích sản sinh nước bọt và ngừa vị đắng xuất hiện.
  • Nhai kẹo bạc hà hương cam, quýt
  • Chia nhỏ bữa ăn, hạn chế các thực phẩm chiên xào, nhiều gia vị vì có thể gây kích thích trào ngược dịch vị và dịch mật
  • Sử dụng các loại thuốc theo đúng liều hướng dẫn
  • Nên thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng đắng trong miệng, nguyên nhân và cách chữa. Nếu gặp phải tình trạng này bạn nên theo dõi và có phương án xử lý kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hỗ trợ.

XEM THÊM: 

Vì sao miệng có cảm giác mỏi
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp (thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...) và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…)