Vì sao lại bị nghẹt mũi

Mỗi khi đi ngủ, bạn lại cảm thấy khó lòng yên giấc khi mũi bị nghẹt, dù rằng bạn không có dấu hiệu của bệnh hô hấp nào. Vậy nghẹt mũi khi ngủ do đâu và làm cách nào để điều trị dứt điểm tình trạng này?

Vì sao lại bị nghẹt mũi

Vì đâu gây nên nghẹt mũi về đêm. (Ảnh: Internet)

Vì đâu bạn bị nghẹt mũi khi ngủ?

Có một điều thường thấy là nghẹt mũi càng nặng hơn về đêm, đôi khi vào ban ngày, bạn sẽ chẳng thể nhận thấy dấu hiệu của cảm cúm xuất hiện. Tuy nhiên, nghẹt mũi diễn ra về đêm cũng có nguyên do cả. Về đêm, lượng máu di chuyển lên đầu càng lớn, vì thế, lượng máu trong mũi cũng tăng theo. Để điều hòa, các mạch máu trong mũi sẽ giãn ra và tình trạng mũi bị đau xảy ra. Mặt khác, khi bạn nằm ngủ, các dịch mũi bị tắc nghẽn sẽ tích tụ lại ở khoang mũi, ngăn cản đường thở của bệnh nhân, gây nên tình trạng nghẹt thở.

Ngoài ra, một số bệnh nhân rơi vào tình trạng này cũng xuất phát từ nguyên nhân sau:

  • Cảm, sốt: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nghẹt mũi cho bạn. Hơn thế nữa, bạn có thể bắt gặp hiện tượng đi kèm khác như: sổ mũi, sốt, đau đầu, đau nhức mỏi cơ bắp…

  • Dị ứng: Một số bệnh nhân không may bị dị ứng với phấn hoa, mỹ phẩm, nước hoa, thức ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi… Nguy hiểm hơn, tình trạng bệnh càng kéo dài, lượng dịch nhầy càng nhiều, sẽ gây tắc nghẽn đường thở, làm một số bệnh nhân gặp khó khăn trong việc thở.

  • Viêm xoang: Nếu bạn mắc bệnh viêm xoang, các dịch nhầy bên trong các xoang mũi sẽ tích tụ, gây khó khăn cho việc lưu thông của đường thở, khiến một số bệnh nhân nghẹt mũi, khó thở về đêm. Kèm theo đó là tình trạng đau nhức đầu hay các vị trí bị xoang và cơ thể mệt mỏi.

  • Tác động của môi trường: Không khí ô nhiễm, thời tiết hanh khô, lạnh là nguyên nhân khiến dịch nhầy bên trong mũi càng tăng cao, làm tắc nghẽn đường thở và gây nghẹt mũi về đêm.

  • Phụ nữ mang thai: Trong những tháng đầu, phụ nữ mang thai thường có dấu hiệu thay đổi về hormone, cụ thể là sự tăng lên của estrogen và progesteron. Đây là lý do khiến các tế bào mao mạch máu ở mũi bị sưng, gây nghẹt mũi.

Cách ứng phó khi bị nghẹt mũi về đêm?

Mũi gặp vấn đề, các cơ quan khác cũng không thể hoạt động tốt. Đặc biệt, bạn không thể yên tâm mà đi vào giấc ngủ. Vì thế, chỉ còn cách là khắc phục tình trạng nghẹt mũi này bằng những phương pháp khác nhau.

Vì sao lại bị nghẹt mũi

Kê gối cao hơn khi ngủ ngừa nghẹt mũi. (Ảnh: Internet).

Có thể kể ra những phương pháp như:

  • Kê đầu gối cao hơn một chút khi ngủ. Bạn có thường ngủ gối cao quá thấp hay không? Nếu bạn ngủ ghế quá thấp, hãy thay thế bằng một cái gối khác cao hơn một chút. Tuy nhiên, đừng quá cao sẽ khiến bạn mỏi cổ đấy.

  • Uống đủ nước trong một ngày. Đây là một trong những cách giảm thiểu dịch nhầy bên trong mũi. Ngoài ra, hãy thử uống một số loại thức uống có tác dụng ngăn ngừa nghẹt mũi, chẳng hạn như trà thảo dược, nước ép trái cây, canh…)

  • Đối với những bệnh nhân dễ dị ứng, hãy tránh xa những mùi hương có thể gây nên cơn dị ứng của bạn nhé.

  • Đặc biệt, hãy ăn tối những thực phẩm ấm nóng để giảm thiểu cơn nghẹt mũi của bạn nhé.

  • Ngoài ra, đừng quên vệ sinh giường, chiếu, chăn, gối thật sạch sẽ để loại bỏ những vi khuẩn gây nên tình trạng nghẹt mũi cho bạn nhé.

Hầu như tình trạng nghẹt mũi diễn ra ở cả trẻ em lẫn người già và có thể giải quyết dứt điểm bằng một số mẹo như bài viết đã chia sẻ. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích liên quan, giúp bạn có một giấc ngủ ngon mà không lo nghẹt mũi nữa.

Chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi (chảy nước mũi) là những vấn đề thường xảy ra cùng nhau nhưng đôi khi xảy ra đơn độc.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân phổ biến nhất (xem bảng Một số nguyên nhân gây nghẹt mũi và chảy nước mũi Một số nguyên nhân gây ngạt mũi và chảy nước mũi

Vì sao lại bị nghẹt mũi
) là như sau:

  • Nhiễm virus Tổng quan về các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi-rút

  • Phản ứng dị ứng Tổng quan các rối loạn dị ứng và atopi

Không khí khô có thể gây tắc nghẽn. Viêm xoang cấp tính Viêm xoang

Vì sao lại bị nghẹt mũi
ít gặp hơn, và một dị vật ở mũi Dị vật mũi là bất thường (và xảy ra chủ yếu ở trẻ em).

Bệnh nhân sử dụng thuốc co mạch mũi cho > 3 đến 5 ngày thường gặp ngạt mũi khi hết thuốc co mạch, khiến bệnh nhân lại tiếp tục sử dụng thuốc gây co mạch và tạo ra vòng luẩn quẩn của sự tắc nghẽn ngày càng tồi tệ. Tình trạng này (viêm mũi do lạm dụng thuốc co mạch) có thể tồn tại một thời gian và có thể bị giải thích sai như một sự tiếp tục của vấn đề ban đầu chứ không phải là hậu quả của điều trị.

Đánh giá

Lịch sử

Tiền sử của các bệnh hiện nay nên xác định tính chất của việc chảy mũi (ví dụ, nước mũi trong, chảy mũi nhày, mủ, hay lẫn mãu) và liệu chảy mủ là mãn tính hay tái phát. Nếu tái phát, bất kỳ mối liên hệ nào với vị trí bệnh nhân, mùa, hoặc sự phơi nhiễm với các chất gây dị ứng (nhiều chất) cần được xác định. Chảy mũi 1 bên, trong, đặc biệt khi bị chấn thương đầu, có thể là dấu hiệu bị rò rỉ dịch não tủy (cerebrospinal fluid - CSF). Chảy dịch não tủy cũng có thể xảy ra tự phát ở những phụ nữ béo phì ở tuổi 40 của họ, thứ phát do chứng tăng áp lực nội sọ.

Khám toán thân nên tìm kiếm các triệu chứng của nguyên nhân có thể gây bệnh, bao gồm sốt và đau sọ mặt (viêm xoang); chảy mũi trong, ngứa mắt (dị ứng); và đau họng, sốt cao, sốt và ho (URI virus- nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus).

Tiền sử y khoa nên tìm các dị ứng đã biết và sự tồn tại của bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch. Tiền sử dùng thuốc co mạch mũi nên khai thác cụ thể về việc sử dụng thuốc.

Khám thực thể

Các dấu hiệu quan trọng được xem xét về sốt.

Khám tập trung vào mũi và vùng quanh xoang. Vùng mặt sẽ được kiểm tra tình trạng ban đỏ ở vùng xoang trán và xoang hàm trên; những khu vực này cũng được ấn các điểm đau xoang trán và xoang hàm. Niêm mạc mũi được kiểm tra về màu sắc (ví dụ đỏ hoặc nhợt nhạt), sưng tấy, màu sắc và tính chất chảy mũi và (đặc biệt ở trẻ em) có mặt của bất kỳ dị vật mũi nào.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Chảy mũi 1 bên, đặc biệt là nếu có mủ hoặc có máu

  • Đau sọ mặt, nhức vùng mặt, hoặc cả hai

Giải thích các dấu hiệu

Các triệu chứng và khám thường đủ để gợi ý chẩn đoán (xem bảng Một số nguyên nhân gây tắc mũi và chảy nước mũi Một số nguyên nhân gây ngạt mũi và chảy nước mũi

Vì sao lại bị nghẹt mũi
).

Ở trẻ em, chảy mũi mùi hôi gợi ý dị vật mũi Dị vật mũi . Nếu không có dị vật mũi nào được nhìn thấy, nghi ngờ là viêm xoang Viêm xoang

Vì sao lại bị nghẹt mũi
khi bệnh chảy mũi mủ vẫn tồn tại > 10 ngày cùng với mệt mỏi và ho.

Xét nghiệm

Xét nghiệm nói chung không được chỉ định đối với các triệu chứng mũi cấp tính trừ khi nghi ngờ bị viêm xoang xâm lấn ở bệnh nhân tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch; những bệnh nhân này thường phải chụp CT. Nếu nghi ngờ bị chảy dịch não tủy, dịch mũi phải được kiểm tra sự có mặt của beta-2 transferrin, đặc hiệu cao đối với CSF.

Điều trị

Điều kiện cụ thể theo từng bệnh. Giảm nhẹ triệu chứng tắc nghẽn có thể đạt được bằng thuốc co mạch mũi hoặc đường uống. Thuốc co mạch mũi có chứa oxymetazoline, mỗi lần xịt mũi mỗi bên một lần/ngày hoặc hai lần trong 3 ngày. Thuốc thông mũi đường uống bao gồm liều pseudoephedrine 60 mg hai lần ngày. Sử dụng lâu dài nên tránh.

Chảy nước mũi do virut có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine (diphenhydramine 25 đến 50 mg uống hai lần ngày), được khuyến cáo vì các tính chất kháng hệ cholinergic của chúng không liên quan đến đặc tính kháng H2.

Chứng ngạt mũi do dị ứng và chảy nước mũi có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine; trong những trường hợp như vậy, thuốc kháng histamine không chứa chất kháng cholinergic (ví dụ, fexofenadine 60 mg uống hai lần ngày) nếu cần sẽ gây ra ít tác dụng phụ hơn. Corticosteroid tại chỗ (ví dụ, mometasone 2 xịt mũi mỗi lỗ mũi mỗi ngày) cũng giúp điều trị dị ứng.

Thuốc kháng histamin và thuốc co mạch mũi không khuyến khích cho trẻ em < 6 năm.

Các điểm thiết yếu ở người cao tuổi

Thuốc kháng histamine có thể có tác dụng gây ngủ và ức chế hệ phó giao cảm và cần được giảm liều ở người cao tuổi. Tương tự, cần phải sử dụng thuốc ức chế giao cảm với liều thấp nhất có hiệu quả lâm sàng.

Những điểm chính

  • Hầu hết nghẹt mũi và chảy nước mũi do URI -nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dị ứng.

  • Nên loại trừ dị vật mũi ở trẻ em.

  • Cũng nên xem xét đến việc lạm dụng thuốc co mạch gây viêm mũi do thuốc.