Vì sao huyết áp luôn tụt


Hiện nay, huyết áp thấplà một chứng bệnh khá phổ biến và tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày cànggia tăng. Trong khi nhiều người lo sợ vì huyết áp cao thì ngược lại, rấtít người quan tâm tới huyết áp thấp và chứng huyết áp thấp cũng gây những nguy cơ cao cho sức khỏe.

Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg vàhuyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị sốhuyết áp bình thường trước đó.

​Người huyết áp thấp cần bổ sung thịt nạc, thịt bò, rau quả có màu đỏ.

Có hai loại huyết áp thấp: huyết áp thấp tiên phát và huyết áp thấp thứ phát.

Huyết áp thấp tiên phát: là những người có thể trạng đặc biệt từ nhỏđến lớn huyết áp vẫn thấp mà không hề có triệu chứng hoặc biến chứng ởbộ phận nào trong cơ thể, chỉ khi gắng sức thì thấy chóng mệt.

Huyết áp thấp thứ phát: là huyết áp bình thường nhưng sau đó bị tụtdần xuống tới mức được coi là huyết áp thấp. Thường gặp ở những ngườisuy nhược kéo dài, mắc các bệnh thiểu năng tuần hoàn não, lao, nhiễmkhuẩn, nhiễm độc kéo dài, thiếu máu kéo dài, bệnh nội tiết suy tuyếnthượng thận, suy tuyến giáp mạn tính.

Huyết áp thấp thường gặp ở những người quá lao lực, thể trạng yếu,suy dinh dưỡng, phụ nữ… Đặc biệt, huyết áp thấp dễ xảy ra ở người bệnhtim mạch, béo phì, tiểu đường… Nguyên nhân gây chứng bệnh này còn có cácyếu tố như cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, lạm dụng độc chất…Chính vì thế, huyết áp thấp đã trở thành một trong những căn bệnh thờiđại mà nhiều người mắc phải với những triệu chứng: mệt mỏi, lả người,choáng váng, xây xẩm mặt mày, hoa mắt chóng mặt, khó tập trung và dễ nổicáu, có cảm giác buồn nôn, nặng hơn là có thể ngất xỉu…

Huyết áp thấp dễ gây biến chứng nặng

Huyết áp càng thấp thì khả năng bị mất trí nhớ càng cao, nó gắn liềnvới bệnh mất trí do Alzheimer gây ra. Những người có mức huyết áp thấpkéo dài liên tục trong 2 năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần.Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất.Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. 30% sốngười nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.

Thuốc điều trị bệnh huyết áp thấp

Mục đích điều trị bệnh huyết áp thấp là phải nhanh chóng đưa huyết áptrở về trạng thái bình thường, sau đó duy trì để tránh tái phát. Vềphương pháp điều trị, hiện nay chưa có một loại thuốc nào có hiệu quảlâu dài đối với căn bệnh này. Hay nói cách khác, thuốc dùng để điều trịhạ huyết áp hiện nay chỉ điều trị triệu chứng. Trong những trường hợpcấp thiết, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc có tác dụngnâng huyết áp tạm thời như:

Ephedrin: là thuốc giống thần kinh giao cảm có tác dụng trực tiếp vàgián tiếp lên các thụ thể adrenergic. Thuốc có tác dụng co mạch, tănghuyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi. Tuy nhiên, khi dùngthuốc cần thận trọng vì thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, gâykhó ngủ hoặc mất ngủ. Không dùng thuốc quá 7 ngày liên tục, không nêndùng ephedrin cho trẻ dưới 3 tuổi. Người bệnh suy tim, đau thắt ngực,đái tháo đường, cường giáp và người bệnh đang dùng digitalis, người caotuổi lại càng phải thận trọng hơn khi cần sử dụng ephedrin để tăng huyếtáp. Dùng ephedrin kéo dài có thể gây quen thuốc và phụ thuộc vào thuốc,nghiện thuốc. Khi dùng có tác dụng co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịptim nên không dùng với các thuốc chống tăng huyết áp. Không nên dùngtrong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đánh trống ngực là tác dụng phụ thườnggặp khi dùng ephedrin. Ở người bệnh nhạy cảm, ngay cả với liều thấp,ephedrin cũng có thể gây mất ngủ, lo lắng và lú lẫn, đặc biệt khi dùngđồng thời với cafein. Ephedrin có thể làm tăng đái khó ở người bệnh cóphì đại tuyến tiền liệt.

Heptamyl: là thuốc trợ tim mạch, tăng sức bóp của tim, được sử dụngđiều trị triệu chứng trong hạ huyết áp tư thế, đặc biệt trong trường hợpdo dùng thuốc hướng tâm thần. Thuốc không được dùng cho các trường hợpcường giáp, tăng huyết áp mạn tính. Với các vận động viên, cần hạn chếdùng heptamyl do thuốc có chứa hoạt chất gây kết quả dương tính trongcác xét nghiệm kiểm tra sử dụng chất kích thích.

Pantocrin: cồn nước chế từ nhung hươu do Liên Xô trước đây và ngàynay là Nga sản xuất, tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích tim mạch, ốngtiêm 1ml tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Hiện nay đã có dung dịch pantocrindạng uống.

Bioton: Chống suy nhược cơ thể, tăng trí lực, thể lực...

Lưu ý: Khi bị huyết áp thấp, bệnh nhân thường được tư vấn chế độ ănmặn hơn bình thường và bổ sung thêm các đồ uống có chất kích thích nhưchè, cafein…Để hạn chế hạ huyết áp tư thế, bệnh nhân không nên thay đổitư thế một cách đột ngột từ tư thế thấp sang tư thế cao. Khi có dấu hiệuhoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp đểtăng lượng máu lên não. Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏevà độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảmchứng huyết áp thấp. Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất để cung cấpnăng lượng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật...

DS. Hà MinhNguồn suckhoedoisong.vn

Hạ huyết áp (tụt huyết áp) thường gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi bất ngờ bị tụt huyết áp, người bệnh sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, mặt xanh khó chịu bứt rứt trong người. Vậy đâu là những thủ phạm dẫn đến những cơn tụt huyết áp, và khi bất ngờ bị tụt huyết áp người bệnh nên làm gì?

Các nguyên nhân gây tụt huyết áp

  • Do bẩm sinh: số người huyết áp thấp chiếm 7%, thường gầy yếu nhưng sống hoàn toàn bình thường, không cảm thấy huyết áp thấp, song khi huyết áp tăng lên mức bình thường (120/80) thì lại rất khó chịu
  • Do suy tim
  • Do loạn trương lực
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc như nitrogliserin, kháng sinh hoặc an thần liều cao
  • Do cơn đau bao tử, viêm tụy, thường đi kèm với đau vùng bụng và toát mồ hôi lạnh
  • Do stress, trầm cảm, suy nhược cơ thể
  • Người khỏe mạnh cũng có thể bị tụt huyết áp đột ngột sau khi tắm hơi, xông hơi

Các cách xử lý nhanh khi gặp người bị tụt huyết áp

1.Về tư thế

Khi người bệnh có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào vị trí hãy  nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. (Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp)

2. Thực hiện sơ cứu

Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, rau cần tây, nước nho…

3. Sử dụng thuốc hỗ trợ huyết áp

Khi bị bệnh huyết áp, bệnh phải lưu ý luôn mang theo hoặc dự phòng thuốc hỗ trợ huyết áp như: heptamyl, coramin,… để sử dụng khi cần thiết. Theo khảo sát gần đây của Đại học Harvard, sôcôla chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu vì vậy sôcôla được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp.

4. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt

  • Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 – 50 lần.
  • Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.
  • Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.

5. Căn cứ vào nguyên nhân tụt huyết áp

  •  Nếu nguyên nhân khiến tụt huyết áp là do bệnh nhân bị sốt hoặc tiêu chảy thì cần nhanh chóng truyền dịch theo đường tĩnh mạch.
  • Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mãn tính mà tụt huyết áp phải uống thuốc theo bệnh mãn tính. Ví dụ: bệnh nhân bị suy tim dẫn đến tụt huyết áp cần uống thuốc trợ tim,…

Chào bạn,

Hạ huyết áp khi số đo nhỏ hơn 90/60mmHg. Hạ huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ đang ngồi hoặc đang nằm có thể làm giảm huyết áp của bạn. Tình trạng này được gọi là hạ huyết áp tư thế.

Khi hạ huyết áp, bạn có thể bắt gặp các dấu hiệu như chóng mặt hay nhức đầu, thiếu tập trung, mờ mắt, mệt mỏi, trầm cảm. Hạ huyết áp mạn tính không có triệu chứng hầu như không nghiêm trọng. Nhưng đột ngột giảm huyết áp kèm với các dấu hiệu da lạnh, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, khát nước, lơ mơ là báo huyết giảm nguồn cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não, đấy là lúc bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhần để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp cũng rất đa dạng và phong phú: không đủ dịch trong động mạch của bạn, tim không bơm máu đủ mạnh (suy tim), các dây thần kinh và kích thích tố trong cơ thể kiểm soát các mạch máu không làm việc hiệu quả, các vấn đề nội tiết như tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp), bệnh tiểu đường hoặc đường huyết thấp (hạ đường huyết), một số loại thuốc kê toa trị cao huyết áp, trầm cảm, Parkinson,…

Hiện có một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ tìm ra các triệu chứng do hạ huyết áp gây nên. Xét nghiệm phổ biến nhất là đo huyết áp và đếm mạch trong khi bạn ngồi hoặc nằm và sau đó đo lại sau khi bạn đứng dậy. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm: xét nghiệm máu để xem bạn có bị thiếu máu hay không, xét nghiệm máu để kiểm tra độ cân bằng về mặt hóa học của máu và lượng dịch trong cơ thể bạn, các xét nghiệm để kiểm tra hoạt động của tim (điện tâm đồ, siêu âm tim), xét nghiệm chức năng tuyên giáp.

Để điều trị vấn đề hạ huyết áp mạn tính, bạn có thể điều trị bằng cách:

+ Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy nhớ kiểm tra với bác sĩ trước khi thực hiện vì natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi;

+ Uống nhiều nước. Điều này sẽ làm tăng thể tích máu và chống mất nước;

+ Mang bao vớ chân;

+ Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị hạ huyết áp xảy ra khi bạn đứng dậy (hạ huyết áp tư thế).

+ Chế độ sinh hoạt phù hợp: đứng lên từ từ và cho thời gian để cơ thể của bạn thích ứng: đặc biệt quan trọng khi bạn bước ra khỏi giường vào buổi sáng. Bắt đầu bằng cách ngồi và chờ một lát. Sau đó xoay chân ra khỏi thành giường và chờ một lát. Khi đứng, đảm bảo rằng bạn có thể giữ chặt cái gì đó để phòng khi chóng mặt. Tránh việc chạy, đi bộ đường dài hoặc làm bất cứ điều gì mất rất nhiều năng lượng trong thời tiết nóng bức. Đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng. Nằm ngủ kê gối: nâng đầu cao hơn tim một chút; Tránh uống nhiều rượu.

Vấn đề không kém quan trọng là xác định nguyên nhân gây hạ huyết áp và các bệnh lý nguy hiểm biểu hiện ra với triệu chứng hạ huyết áp. Muốn thực hiện điều đó, bạn nên đến các cơ sở y tế có kinh nghiệm để được thăm khám và đánh giá một cách toàn diện chuyên sâu.

Hiện nay, Bệnh viện Tâm Anh là một trong những đơn vị hàng đầu về thăm khám, chẩn đoán, tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch. Với sự hội tụ của đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa, nội khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch, cùng với hệ thống các trang thiết bị hiện đại, bệnh viện hy vọng sẽ là một điểm đến có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe của bạn và gia đình. Trân trọng!

Video liên quan

Chủ đề