Vì sao em bé có bớt

Vợ chồng Tiêu Tống là những người có ngoại hình sáng sủa, gia đình cũng không có ai mang vết bớt vì thế họ không thế lý giải nổi tại sao đứa con mới lọt lòng lại có 1 chiếc bớt trên mặt.

Ai sinh con ra cũng mong con trắng trẻo và lành lặn nhưng trẻ sơ sinh thường gặp phải không ít vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, trong đó vấn đề thường gặp nhất là những vết bớt trên cơ thể.

Những vết bớt này dù không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, nhất là khi bớt xuất hiện ở những vị trí dễ nhìn thấy như trên mặt, cổ, tay, chân. 

Cặp vợ chồng Tiêu Tống, sống tại Trung Quốc đã rất hoang mang khi đứa con đầu lòng của họ xuất hiện một vết bớt đỏ khá to trên mặt. Khi em bé được y tá đưa ra khỏi phòng sinh, cả gia đình ngỡ ngàng vì vết bớt đỏ ngay trên phần má của bé.

Bản thân vợ chồng Tiêu Tống là những người có ngoại hình bắt mắt và sáng sủa, trong gia đình cũng không có tiền sử bị chàm hay bớt vì thế cặp vợ chồng trẻ không thế lý giải nổi tại sao con gái của họ lại có một vết bớt ngay trên mặt gây mất thẩm mỹ.

Hoang mang không tìm ra được nguyên nhân, họ quyết định tìm gặp bác sĩ nhờ tư vấn và nhận được giải thích cặn kẽ mà nguyên nhân chính có thể xuất phát từ người mẹ.

Vì sao em bé có bớt

Các vết bớt không ảnh hưởng tới tới sức khỏe của trẻ nhưng lại gây mất thẩm mỹ (Ảnh minh họa).

Hóa ra, trong suốt thời gian mang thai, tâm trạng của Tiêu Tống không được thoải mái, cô căng thẳng, buồn bã vì thường xuyên cãi vã với chồng. Và bác sĩ cho rằng đây là nguyên nhân chính khiến vết bớt hình thành.

Trên thực tế có rất nhiều loại bớt với nhiều thể khác nhau, có loại bớt do di truyền và có loại do những tác động bên ngoài trong thời kỳ thai ngén. Theo nhiều bác sĩ thì việc hình thành các vết bớt xuất phát từ 3 nguyên nhân dưới đây:

Người mẹ có tâm trạng bất ổn khi mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang khiến cảm xúc của bà bầu thường nhạy cảm hơn những người bình thường. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng khi mẹ buồn bã, căng thẳng rất dễ sản sinh độc tố ảnh hưởng tới thai nhi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ sau này.

Mà trong trường hợp của cặp vợ chồng Tiêu Tống, bác sĩ nghi ngờ rằng do tâm lý bất ổn của mẹ khi mang thai đã hình thành nên vết bớt trên má đứa trẻ.

Vì sao em bé có bớt

Tâm lý mẹ bất ổn khi mang thai là một trong những nguyên nhân hình thành vết bớt trên cơ thể trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa).

Thói quen ăn uống của bà bầu

Chế độ ăn uống của ảnh hưởng tới việc hình thành các vết bớt trên cơ thể trẻ sơ sinh. Mẹ bầu không nên ăn đồ ăn quá lạnh gây khó chịu cho thai nhi, tránh xa những món ăn vặt quá nhiều chất ngọt, chất bảo quản có hại cho sức khỏe.

Hiện nay, trên một số diễn đàn, nhiều bà mẹ còn chia sẻ kinh nghiệm không nên ăn nhiều xì dầu hay các loại nước có màu thẫm đậm vì có thể gây kết tủa sắc tố trên da của thai nhi. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được các bác sĩ chứng thực.

Tiếp xúc với nguồn ô nhiễm, phóng xạ

Sống trong môi trường ô nhiễm, chất độc hại hay tiếp xúc với nguồn phóng xạ là nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi, trong đó có cả việc hình thành các vết bớt. Bà bầu cần chú ý làm việc và sinh hoạt trong môi trường trong lành, thân thiện để thai nhi phát triển an toàn.

Theo eva.vn

Siêu âm có thể giúp các mẹ bầu biết được tình hình sức khỏe của con và sàng lọc sớm các dị tật, nhưng vẫn có những dị tật không thể phát hiện trong quá trình siêu âm, một trong số đó là các vết bớt.

Các vết bớt là sự xuất hiện bất thường trên da của trẻ sơ sinh. Có 2 loại bớt: bớt tạo thành từ các mạch máu và bớt sắc tố. Nốt ruồi cũng có thể coi là vết bớt.

- Các vết bớt tạo thành từ các mạch máu: Hình thành một cách không hoàn chỉnh, thường có màu đỏ. Có 2 loại bớt mạch máu là u máu và vết bớt màu rượu vang đỏ.

- Các vết bớt sắc tố: Tạo thành từ sự tập hợp các tế bào sắc tố tạo màu da. Chúng có thể có nhiều màu sắc khác nhau như rám, nâu, xám, đen hoặc xanh.

Nếu vết bớt nhỏ, nằm ở những nơi quần áo che phủ thì không đáng lo ngại nhưng khi vết bớt lớn lại nằm trên mặt thì nó sẽ ảnh hưởng đến thẩm mĩ của trẻ, thậm chí nó còn khiến các bé cảm thấy tự ti khi lớn lên.

Tuy được gọi là vết bớt sơ sinh nhưng những vết này không phải luôn luôn hiện diện khi đứa trẻ vừa chào đời. Chẳng hạn có loại như u mạch máu có thể bắt đầu phát triển vào tuần đầu sau sinh. Có một số vết bớt mờ dần đi, nhưng cũng có loại trẻ càng lớn thì càng to lên. Một số trẻ di truyền vết bớt từ cha mẹ, nhưng trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây ra vết bớt không rõ từ đâu bởi bố mẹ, người thân trong gia đình bé không ai bị cả.

3 loại vết bớt phổ biến ở trẻ sơ sinh

Nhìn bằng mắt thường, có ba kiểu vết bớt ở trẻ sơ sinh là: vết bớt màu đen, màu đỏ và màu lục lam.

1. Bớt đen

Vì sao em bé có bớt

Bé gái sinh ra với 1 vết bớt đen lớn trên mặt. (Ảnh minh họa)

Đây là một loại bớt sắc tố, chúng lớn dần lên cùng với tuổi thai của bé trong bụng mẹ. Nó chủ yếu xuất hiện ở cổ, mặt của em bé và rõ nhất lúc 0 - 2 tuổi. Nếu tốc độ tăng trưởng của vết bớt đen càng chậm thì có nguy cơ nó sẽ theo bé suốt cả cuộc đời.

Thông thường, các vết bớt này không cần điều trị nhưng nếu vết bớt đen lớn hoặc có dấu hiệu bất thường khiến bố mẹ không yên tâm thì tốt nhất nên đưa bé đi kiểm tra.

2. Bớt đỏ

Loại bớt này phổ biến hơn, còn được gọi là vết bớt rượu vang, được xếp vào nhóm dị dạng mao mạch và là vết bớt vĩnh viễn có từ khi trẻ sinh ra. Ở trẻ sơ sinh nó có màu hơi hồng đến hơi đỏ, sau đó sẽ sậm màu hơn khi trẻ lớn lên.

Vì sao em bé có bớt

Những vết bớt đỏ không mờ dần trong 2 năm đầu đời thì bố mẹ nên đưa bé đi khám (Ảnh minh họa).

Ở một số trường hợp, vết bớt rượu vang bị nhầm lẫn với vết cò mổ hay u máu. Vết cò mổ có màu hồng hay đỏ, chúng thường thấy trên đường mọc tóc ở phía sau cổ, trên mí mắt hoặc giữa hai mắt. Nguyên nhân xuất hiện những mảng này là do sự tập trung của các mao mạch dưới da. Vết cò mổ có thể mờ dần khi trẻ lớn lên, không cần bất kỳ loại điều trị nào.

U máu thường mọc trong vài tháng sau sinh và teo nhỏ theo thời gian. Trong trường hợp nó không mờ đi mà còn to và đậm hơn, bố mẹ cần đưa con đi thăm khám sớm.

3. Vết bớt màu xanh xám

Những vết bớt màu xanh to hầu như trẻ nào mới sinh cũng có, nó thường xuất hiện trên lưng, mông bé, có màu xanh lam hoặc xám xanh, trông qua giống các vết bầm tím, nó có xu hướng mờ dần biến mất cho đến khi trẻ đi học. Loại bớt này phổ biến ở trẻ em da đen hoặc gốc châu Á.

Vì sao em bé có bớt

Bớt mông cổ màu xanh xám là loại bớt phổ biến nhất (Ảnh minh họa).

Những việc bà bầu cấn tránh để con không bị các vết bớt

Ngoài yếu tố di truyền không thể thay đổi, các bác sĩ khuyến các mẹ bầu cần tránh các hành động sau bởi nó sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, có thể làm xuất hiện các vết bớt:

1. Bức xạ điện từ

Trước tiên, bà bầu cần đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa các loại rau củ chứa nhiều hóa chất độc hại. Đặc biệt cần lưu ý các thiết bị có bức xạ điện từ như điện thoại di động, máy tính, lò vi sóng, chăn điện... luôn để xa cơ thể trong quá trình ngủ bởi nó sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng, có thể làm xuất hiện các vết bớt với nhiều màu khác nhau trên cơ thể.

Vì sao em bé có bớt

Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các thiết bị có bức xạ điện từ (Ảnh minh họa).

2. Va đập

Khi mang thai các bà bầu làm việc gì cũng khó khăn. Do cơ thể nặng nề, cồng kềnh, chỉ một chút bất cẩn hoặc gắng sức trong quá trình đi lại, làm việc, bà bầu cũng có thể bị ngã, gây nguy hiểm cho em bé. Theo các bác sĩ, đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể tác động đến việc hình thành các vết bớt ở em bé.

3. Trang điểm

Trong xã hội ngày nay, nhiều bà mẹ luôn muốn mình phải thật xinh đẹp ngay cả khi đang mang bầu nên vẫn trang điểm, sử dụng các loại mỹ phẩm. Thực tế, một số loại mỹ phẩm có chứa những thành phần có thể gây hại cho em bé, khiến hình thành các vết bớt trên da trẻ.

Khi lựa chọn các loại mỹ phẩm lúc mang bầu, tốt nhất các mẹ bầu nên đọc kĩ thành phần, ưu tiên chọn các loại mỹ phẩm có thành phần tự nhiên, hữu cơ, lành tính.