Vì sao đậu rồng không ra trái

Cây đậu rồng là cây gì ?

Đây là một trong những cây trồng thuộc họ Đậu (Fabaceae). Người ta còn biết đến chúng với cái tên khác là cây đậu khế hay đậu cánh, đậu xương rồng. Tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus. Đậu Rồng là loại cây thân leo có nguồn gốc từ Châu Phi, Ấn Độ, New Guinea. Chúng được trồng phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á, Philippines, Ghana,… và nhiều nhất ở Indonesia.

Giống cây đậu này sống được nhiều năm nhờ vào phần củ to nằm bên dưới đất. Là cây thân leo nên chúng có xu hướng leo giàn, kích thước thân lên đến 3m. Lá đậu rồng có 3 lá chét hình tam giác nhọn.

Hoa mọc ra từ nách lá, mọc theo chùm gồm 3 – 6 hoa đơn màu trắng hoăc tím. Quả đậu màu vàng – xanh lục, chia thành các cạnh như quả khế nhưng chúng chỉ có 4 cánh. Mép quả có hình răng cưa. Bên trong quả có đến 20 hạt.

Hạt đậu rồng có dạng hình cầu, tùy theo giống mà hạt có những màu khác nhau, có thể màu trắng, nâu, vàng hay đen. Mỗi hạt chỉ nặng khoảng 3 gram.

Loại đậu này khá dễ trồng, sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là những khu vực nhiệt đới hay cận nhiệt đới.

Thành phần quả này giàu vitamin A, vitamin E, axit amin, lysin, methionin, cystin… Đặc biệt, thành phần calcium trong quả đậu rồng nhiều hơn so với đậu nành hay đậu phộng. Hơn nữa, thành phần protein cũng rất cao. Nhờ đó mà tuy không cao giá nhưng đây vẫn là loại quả rất bổ dưỡng.

Nhưng một đặc điểm giống với những cây họ đậu khác là chứa purin nên chúng không phù hợp với những bệnh nhân gout, những người thường bị khó tiêu, đầy bụng, bị nhứt nửa đầu,… Lưu ý, khi ăn đậu rồng cần luộc kỹ, bỏ nước và nấu chín hạt đậu.

Vì sao đậu rồng không ra trái
Quả đậu rồng chia nhiều khía như quả khế.