Vì sao công an khám xét nhật cường

Vi phạm của Nhật Cường là rất nghiêm trọng

Đức Sơn

23:00 15/05/2019

Tối 14/5/2019, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “buôn lậu” và tội “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường. Đồng thời, ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với Bùi Quang Huy - Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường và 8 đồng phạm về tội “buôn lậu”. Vụ án đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Chuỗi cửa hàng Nhật Cường Mobile ở Hà Nội đồng loạt đóng cửa.

Chuỗi cửa hàngNhật Cường ngừng hoạt động

Sau khi Bùi Quang Huy - Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường và 8 đồng phạm bị cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam, ngày 15/5, chuỗi cửa hàng Nhật Cường Mobile gồm 9 cửa hàng tại Hà Nội ngừng hoạt động. Trụ sở chính của Nhật Cường Mobile tại 33 Lý Quốc Sư (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đóng và khóa cửa kín mít. Tại đây, chỉ có vài khách hàng ra thăm dò thông tin lấy lại điện thoại bảo hành.

“Sau khi nghe báo, đài đưa tin về việc Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, tôi rất hoang mang vì mấy hôm trước có đưa điện thoại đến đây để sửa chữa bảo hành. Tôi chạy ra đây để hỏi thông tin xem lấy lại sản phẩm ở đâu, có lấy lại được không. Nhiều người cũng ra đây hỏi thông tin như tôi. Sau khi biết được phải sang trung tâm bảo hành ở Giảng Võ để nhận lại máy, chúng tôi nhẹ hết cả người vì tài sản không bị mất”- anh Trần Tuấn Minh, một khách hàng của Nhật Cường Mobile chia sẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong buổi sáng 15/5, chỉ còn duy nhất Trung tâm bảo hành Nhật Cường services Mobile care tại địa chỉ C4 Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn mở cửa hoạt động. Theo các nhân viên tại đây, cửa hàng mở là để trả lại khách hàng điện thoại hoặc sản phẩm bảo hành, sửa chữa. Theo đó, tất cả khách hàng mua, bảo hành sản phẩm trong chuỗi cửa hàng Nhật Cường tại Hà Nội đều phải qua cơ sở duy nhất tại C4 Giảng Võ để nhận lại máy.

“Tuần trước tôi mang Ipad đến Nhật Cường bảo hành. Ngay sau đó đọc báo biết thông tin Nhật Cường bị công an khám xét và các cửa hàng đồng loạt đóng cửa tôi đã rất lo lắng không biết có lấy lại được máy không. Hôm nay nhận lại tài sản của mình tôi tạm yên tâm. Tôi nghĩ chắc trung tâm bảo hành này sẽ sớm đóng cửa, lúc đó máy móc chúng tôi gặp vấn đề thì không biết bảo hành ở đâu, chỉ có khách hàng là thiệt thòi” - chị Lê Lan Anh chia sẻ.

Cùng với việc hệ thống cửa hàng Nhật Cường Mobile đóng cửa, ngày 15/5 website của Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software) cũng bất ngờ ngừng hoạt động. Người dùng không thể truy cập vào địa chỉ //www.ncsoftware.net. Nhật Cường Software có tiền thân từ một Trung tâm CNTT của Công ty Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường từ năm 2011, do ông Bùi Quang Huy làm Tổng Giám đốc. Từ năm 2011, Nhật Cường Software đã trúng thầu hàng loạt các dự án lớn về công nghệ vào cơ quan, nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Vi phạm pháp luật của Nhật Cường là rất nghiêm trọng

Bước đầu, cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, Bùi Quang Huy (chủ mưu, cầm đầu) và một số đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội buôn lậu có tổ chức, xuyên quốc gia; đã lập, sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán tài chính, để ngoài sổ sách hàng nghìn tỷ đồng doanh thu.

Ngày 15/5, nhận định về sai phạm của Công ty Nhật Cường, ông Chu Xuân Kiên - Phó Giám đốc Sở Công thương kiêm Cục trưởng quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, sai phạm của Nhật Cường chủ yếu là ở việc trốn thuế. Trước đó, quản lý thị trường Hà Nội từng tiếp nhận một số phản ánh của khách hàng về Nhật Cường Mobile nhưng chỉ liên quan chất lượng sản phẩm và chế độ bảo hành. Nhận định về hành vi buôn lậu, ông Chu Xuân Kiên cho hay, rất khó để phát hiện hành vi này vì doanh nghiệp chỉ bày bán lượng sản phẩm nhất định tại cửa hàng. Các sản phẩm này thường có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng. Còn hàng hóa nhập lậu sẽ được doanh nghiệp cất giấu ở kho.

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư Hà Nội), cho biết, BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể về nhiều tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thuộc các nhóm lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại, thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và lĩnh vực kinh tế khác. Trong đó có tội vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. “Theo quan sát của tôi, đây là một trong những trường hợp đầu tiên cơ quan pháp luật khởi tố vụ án với tội danh này, kể từ khi luật có hiệu lực” - Luật sư Trương Anh Tú nhấn mạnh.

Nhận định về vụ việc trên, Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng VPLS Nguyễn Anh (Hà Nội) cho biết, việc Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can Bùi Quang Huy - Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường và 8 đồng phạm về tội “buôn lậu” và tội “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” - Tội phạm và hình phạt được quy định tại Khoản 4 Điều 188 và Khoản 3 Điều 221 BLHS 2015. Có thể thấy, Cơ quan điều tra đã phải có những căn cứ vững chắc xác định hành vi nhập hàng hóa trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam của các đối tượng trong thời gian dài thông qua các kênh vận chuyển khác nhau. Cơ quan điều tra khởi tố các bị can về những tội danh này là thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt cao nhất của mỗi tội đến 20 năm tù giam.

Chủ đề: vi phạm nghiêm trọng công ty nhật cường

Đã nhiều lần khách hàng “tố” dịch vụ sau bán hàng của Nhật Cường Mobile kém chất lượng, chi phí sửa chữa bảo hành cao “ngất ngưởng”, cùng với đó là tình trạng coi thường khách hàng. Đặc biệt hơn, rất nhiều trường hợp cho thấy chuyên môn của những kĩ thuật viên tại Nhật Cường Mobile đang có vấn đề.

Tháng 7/2012: Nhật cường Mobile bị “tố” coi thường khách hàng, dịch vụ chuyên môn kém

Mua chiếc điện thoại I Phone 4 ở Nhật Cường Mobile với giá hơn 16 triệu nhưng dùng chưa lâu đã bị hỏng, khách hàng đưa lên bảo hành thì nhận được thái độ thiếu tôn trọng từ phía công ty. Sau 3 lần sửa chữa, với thời gian chờ đợi là hàng tháng trời, chiếc I Phone vẫn chưa thể sử dụng được trong sự giải thích vòng vo của Nhật Cường Mobile.

Anh Trần Quyết Thắng (Nhà A1, tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) cho biết, ngày 6/11/2011, anh ra cửa hàng Nhật Cường Mobile (số 10 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội) mua một chiếc điện thoại IPhone 4 màu đen trị giá hơn 16 triệu và được bảo hành 12 tháng.

Sau khi dùng máy được 6 tháng thì chiếc Iphone 4 của anh Thắng bỗng gặp hiện tượng thường xuyên bị mất sóng. Anh Thắng đã mang điện thoại ra Nhật Cường Mobile để bảo hành.Tại đây, nhân viên kĩ thuật của Nhật Cường Mobile cho biết: “Máy anh mất sóng do ngấm nước”. Tuy vậy, anh Thắng khẳng định điện thoại của anh chưa hề dính nước.

Ngay sau đó, nhân viên thừa nhận rằng: “Có thể là do lỗi của lô hàng hoặc người dùng”.

Gần 1 tháng sau, anh Thắng được nhân viên của công ty này gọi đến ký nhận lấy máy đã bảo hành. Tuy vậy, sau khi lấy máy, nhưng chỉ sử dụng được hai ngày lại bị lỗi như cũ, anh Thắng đã gọi điện phản ánh với Ban giám đốc Nhật Cường Mobile thì chỉ nhận được 1 câu xin lỗi rồi bảo ra bảo hành lại. 

Lần bảo hành tiếp theo anh Thắng phải chờ đến 2 tuần mới nhận được thông báo ra lấy lại máy. Lần này, anh Thắng càng “choáng” hơn vì câu trả lời của Nhật Cường Mobile là: “Máy của anh đã bị hủy bảo hành”.

Khi thắc mắc tại sao máy lại hủy bảo hành thì phía Nhật Cường Mobile chưa đưa ra được lí do thuyết phục. Sau lần sửa chữa tiếp theo, ngày 1/7 anh Thắng nhận lại máy từ phía Nhật Cường Mobile nhưng đến ngày 3/7/2012 máy của anh lại vẫn gặp sự cố tương tự.

Anh Thắng cho biết, anh rất bức xúc với thái độ phục vụ kiểu coi thường khách hàng tại Nhật Cường Mobile cơ sở số 10 Nguyễn Xiển.

Tháng 5/2017: Khách hàng “tố” bị Nhật cường Mobile “chém đẹp”

Anh V. (Nam Từ Liêm, Hà Nội), là khách hàng quen của hệ thống cửa hàng Nhật Cường Mobile . Cách đây không lâu, anh có mua một chiếc điện thoại Samsung Galaxy S7 Edge tại cửa hàng Nhật Cường ở phố Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội).

Điện thoại bị vỡ màn hình nên anh đã mang chiếc điện thoại của mình tới cơ sở của Nhhật Cường  Mobile để thay. Tại đây, anh được nhân viên tư vấn và báo giá thay màn hình mới “hàng chính hãng Sam Sung” với giá tăng dần theo thời gian bảo hành. 

Cụ thể, giá màn hình chiếc điện thoại này với thời gian bảo hành 1 tuần là gần 5,3 triệu đồng, bảo hành nửa tháng là hơn 5,5 triệu đồng, bảo hành 1 tháng là 6,3 triệu đồng. 

Trong khi đó, tham khảo ở một số cửa hàng khác như Trung tâm bảo hành Samsung tại Cầu Giấy, giá thay màn hình chỉ có 4,5 triệu đồng, rẻ hơn nhiều so với giá của Nhật Cường Mobile tư vấn cho khách hàng. Điều đáng nói hơn, nhân viên Samsung cho biết, màn hình mới và chiếc điện thoại sẽ được bảo hành đúng theo thời gian bảo hành còn lại kể từ thời điểm mua.

Dư luận chắc hẳn sẽ đặt vấn đề, nếu là hàng chính hãng Samsung thì tại sao phải có các mức bảo hành khác nhau với giá tăng dần nêu trên? Phải chăng, Nhật Cường Mobile không tự tin với công đoạn thay màn hình cho khách nên đặt ra thời gian bảo hành “cắt khúc” để nhỡ có sự cố thì khách hàng phải chịu hậu quả? Hay đơn vị này đang “chia nhỏ” thời gian bảo hành để “chém đẹp” khách hàng?

Điện thoại bị “treo táo”: Khách hàng “tố” Nhật Cường Mobile bảo hành lấy giá “cắt cổ”

Anh T. quê ở Hưng Yên cho biết, anh vô cùng bức xúc trước cách phục vụ cũng như giá cả bảo hành tại Nhật Cường Mobile cơ sở Giảng Võ.

Cụ thể, anh T có mua Iphone 6s tại Nhật Cường Mobile, sau một thời gian máy bị “treo táo” (một lỗi phổ biến trên iphone). Anh mang chiếc điện thoại ra Nhật Cường mobile để bảo hành thì được nhân viên kĩ thuật báo điện thoại anh bị lỗi ổ cứng và báo giá bảo hành sửa chữa hết 1,2 triệu đồng, thay mới là 1,8 triệu đồng, nếu còn bảo hành được bớt 10%, sau đó là bớt 250.000 đồng nhưng anh không đồng ý.

Điều đáng nói hơn là khi anh T không đồng ý bảo hành vì cho rằng giá thành quá đắt thì lại được nhân viên báo lại là đã sửa xong, nếu nhận lại máy thì trả tiền, còn không thì nhận máy với tình trạng như cũ.

Quá bức xúc trước sự việc, anh T đã đăng tải câu chuyện lên Otofun thì nhận được khá nhiều chia sẻ đồng cảm, đồng thời lên án đối với chế độ bảo hành và thái độ phụ vụ của nhân viên Nhật Cường Mobile.

Tháng 3/2018:khách hàng “tố” Nhật Cường Mobile đánh tráo ruột máy và dịch vụ sửa chữa kém

Hết lần này tới lần khác, kĩ thuật viên đều báo nhầm lỗi, tiền sửa hết gần 6 triệu đồng mà điện thoại vẫn không sử dụng được. Điều đáng nói hơn, số imei trên vỏ máy và số imei kiểm tra trên máy không trùng nhau, dung lượng và tên máy cũng bị thay đổi. Phải chăng, do kĩ thuật viên kém chuyên môn, hay “cố tình” thay đổi linh kiện của máy(.?).

Khách hàng T.T.H ở Hà Nội cho biết: Điện thoại chị bị vỡ kính màn hình, để tiện cho việc sử dụng chị đã mang chiếc điện thoại của mình ra Nhật Cường Mobile chi nhánh Giảng Võ để sửa. Tại đây, nhân viên đã thay kinh màn hình cho chị nhưng kĩ thuật viên lại lắp kênh kính camera.

Tiếp đó không lâu, điện thoại chị lại không nhận cảm ứng, ra kiểm tra lại kĩ thuật viên cho rằng điện thoại chị bị chết cảm ứng, chi phí sửa chữa 2,2 triệu đồng.

Lần thứ 3, vẫn chiếc điện thoại đó khi dùng được thời gian chưa lâu xảy ra hiện tượng không nhận cảm ứng.  Ra kiểm tra lại, kĩ thuật viên Trần Duy Trung cho biết điện thoại bị lỗi khác chứ không phải do lỗi màn hình, giờ phải giữ lại một tuần để thay và báo giá cho chị.H là hơn 3 triệu đồng, tuy nhiên chị H chỉ phải trả hơn 1 triệu đồng do được hồi lại tiền màn hình đã thay do kỹ thuật phán "nhầm bệnh".

Sau nhiều lần sửa chữa, bỏ ra số tiền không nhỏ, nhưng chiếc điện thoại của chị.H vẫn trong tình trạng “không có dịch vụ”, đáng nói hơn, qua nhiều lần báo “nhầm bệnh”, thì hiện tại chị H đang sử dụng chiếc điện thoại mới với dung lượng và imei với, tên người dùng mới.

Sau những sự việc trên, dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao cho đến thời điểm này, Nhật Cường Mobile vẫn chưa bị bất cứ cơ quan chức năng nào “tuýt còi” và ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? 

Mới đây nhất, sáng 9/5, Cơ quan điều tra Bộ Công an tiến hành khám xét cửa hàng Nhật Cường Mobile tại địa chỉ 33 Lý Quốc Sư, Hà Nội.

Đồng thời, vào khoảng 11h,  tại chung cư Golden Westlake, số 162a đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình - nơi được cho là nơi ở của lãnh đạo Công ty Nhật Cường thì có hàng chục cán bộ Công an tới làm việc.

Video liên quan

Chủ đề