Vì sao có hiện tượng nhật thực

Nhật thực là một trong những hiện tượng thiên văn vô cùng kỳ thú và hùng vĩ. Hình ảnh bầu trời bỗng nhiên tối lại ngay giữa ban ngày và mặt trời thì biến mất đã từng khiến cho con người thời xưa phải sợ hãi. Vậy thực chất nhật thực là gì? Khi nào có nhật thực và tại sao sao hiện tượng này xảy ra?
 

Vì sao có hiện tượng nhật thực

 

Nhật thực là gì và khi nào thì xảy ra hiện tượng nhật thực?

Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi nhìn từ trái đất. Quỹ đạo chuyển động của mặt trăng quanh trái đất vốn là một mặt phẳng nghiêng so với quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời nên hai mặt phẳng này sẽ cắt nhau tạo thành một giao tuyến. Hiện tượng Nhật thực chỉ xảy ra trong thời kỳ trăng mới khi mặt trăng đi qua giao tuyến này và nằm giữa trái đất với mặt trời, lúc này cả 3 thiên thể sẽ thẳng hàng với nhau trên cùng một mặt phẳng. Sự thẳng hàng này được các nhà thiên văn học gọi là syzygy.

Mặc dù kỳ trăng mới là điều kiện cần thiết để nhật thực xảy ra nhưng không phải mọi kỳ trăng mới đều có hiện tượng nhật thực. Nhật thực sẽ xảy ra ở thời kỳ trăng mới nếu có thêm điều kiện đủ. Điều kiện đó là khi mặt trăng mới diễn ra gần điểm mút mặt trăng. Điểm mút này là vị trí mà 2 mặt phẳng quỹ đạo “mặt trăng quay quanh trái đất” và “trái đất quay quanh mặt trời” gặp nhau.

Nếu như mặt trăng có quỹ đạo tròn hơn, gần trái đặt hơn và cùng nằm trong cùng một mặt phẳng quỹ đạo thì hiện tượng nhật thực có thể xuất hiện mỗi tháng một lần. Tuy nhiên do quỹ đạo của mặt trăng nghiêng nên hiện tượng nhật thực chỉ có thể xảy ra ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần trong một năm.
 

Vì sao có hiện tượng nhật thực

 

Có những loại nhật thực nào?

Mặt trăng quay quanh trái đất, trái đất quay quanh mặt trời đều theo quỹ đạo elip. Tại những vị trí khác nhau trên quỹ đạo, kích cỡ biểu biến của mặt trăng và mặt trời cũng sẽ thay đổi. Cụ thể khi mặt trăng ở gần điểm cận địa (gần với trái đất nhất) thì sẽ có kích thước lớn hơn mặt trời. Khi mặt trăng ở điểm viễn địa (xa nhất so với trái đất) thì sẽ có kích thước nhỏ hơn mặt trời. Chính vì vậy nên nếu hiện tượng nhật thực xảy ra sẽ được chia thành nhiều loại cụ thể như sau:

Nhật thực toàn phần: Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra khi mặt trăng hoàn toàn che lấp mặt trời và hình thành các vùng bóng tối trên bề mặt trái đất. Lúc này mặt trăng ở vị trí cận địa nên có kích cỡ lớn hơn nhiều lần so với mặt trời. Bạn có thể quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần khi đứng ở đường di chuyển của vùng tối.

► Nhật thực một phần: Hiện tượng nhật thực một phần xảy ra khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm trong mặt phẳng quỹ đạo nhưng không nằm tuyệt đối trên cùng một đường thẳng. Chính vì vậy mặt trăng chỉ có thể che lấp một phần mặt trời và hình thành các vùng nửa bóng tối trên bề mặt trái đất. Lúc này, mặt trăng cũng nằm ở vị trí cận địa như khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần.

► Nhật thực hình khuyên: Hiện tượng nhật thực hình khuyên xảy ra khi mặt trăng nằm ở vị trí viễn địa. Lúc này, mặt trăng sẽ nằm cùng với trái đất và mặt trời trên cùng một đường thẳng tuyệt đối. Tuy nhiên vì nằm ở điểm viễn địa nên kích thước của mặt trăng nhỏ hơn mặt trời và chỉ có thể che khuất vùng trung tâm của mặt trời. Chính vì vậy khi quan sát, chúng ta sẽ nhìn thấy một vành đai rực rỡ của mặt trời bao quanh mặt trăng. Trung bình, so với nhật thực toàn phần thì hiện tượng nhật thực hình khuyên xảy ra nhiều hơn.

► Nhật thực lai: Nhật thực lai là hiện tượng mà nhật thực hình khuyên chuyển thành nhật thực toàn phần. Đây là một kiểu trung gian mà có thể ở một điểm trên trái đất quan sát thấy là nhật thực toàn phần nhưng tại điểm khác lại là nhật thực hình khuyên.
 

Vì sao có hiện tượng nhật thực

 

Cách quan sát hiện tượng nhật thực

Nhật thực có thể nói là một hiện tượng thiên nhiên rất độc đáo nên được rất nhiều người mong đợi. Tuy nhiên việc quan sát trực tiếp hiện tượng này bằng mắt thường sẽ rất nguy hiểm. Vậy nên để có thể quan sát toàn bộ hiện tượng nhật thực, bạn cần lưu ý:

► Sử dụng kính lọc chuyên dụng hoặc kính lọc mặt trời để quan sát.

► Không nên sử dụng kính râm, phim chụp X-quang hoặc các loại đĩa mềm vì những vật này chỉ làm giảm độ sáng chứ không ngăn được các tia bức xạ gây hại cho mắt.

► Có thể sử dụng một tấm bìa để hứng ảnh của Mặt Trời qua một chiếc ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, hoặc khoét một lỗ tròn nhỏ lên tấm bìa rồi quan sát ảnh của Mặt Trời khi chiếu xuyên qua lỗ tròn đó trên mặt đất.

Sau khi tham khảo những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết nhật thực là gì? Tại vì sao có hiện tượng nhật thực và hiện tượng này xuất hiện khi nào? Bên cạnh đó khi hiện tượng nhật thực xuất hiện, bạn nên quan sát đúng cách để không gây ra những ảnh hưởng xấu cho đôi mắt. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

  • Vì sao có hiện tượng nhật thực
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

+ Đứng ở vùng bóng tối ta không nhìn thấy mặt trời nên quan sát được nhật thực toàn phần.

+ Đứng ở vùng bóng nủa tối ta nhìn thấy một phần mặt trời nên quan sát được nhật thực một phần.

Quảng cáo

Nguyệt thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, trái đất ở giữa thì trên mặt trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối

Ví dụ 1: Khi có nguyệt thực thì:

 A. Trái đất bị Mặt trăng che khuất.

 B. Mặt trăng bị Trái đất che khuất.

 C. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa.

 D. Mặt trời không chiếu sáng Mặt trăng che khuất.

Khi có nguyệt thực thì Mặt trăng bị Trái đất che khuất.

Chọn B

Ví dụ 2: Trong hai hiện tượng : nhật thực , nguyệt thực , hiện tượng nào dễ quan sát hơn?

 A. Hiện tượng nhật thực dễ quan sát hơn

 B. Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn

 C. Cả hai hiện tượng dễ quan sát như nhau

Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn vì nó thường diễn ra lâu hơn, trên 1 vùng rộng hơn trên Trái Đất, mặt khác nó có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường mà không gây hại mắt.

Chọn A

Quảng cáo

Ví dụ 3: Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ta thấy:

 A. Mặt đất bị che khuất hoàn toàn ánh nắng mặt trời.

 B. Mặt trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

 C. Mặt trời bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.

 D. Một phần mặt trời bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.

 E. Một phần Mặt trời bị che khuất và thấy các tai lửa của mặt trời

Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ta thấy Mặt trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

Chọn B

Câu 1. Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:

 A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.

 B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

 C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.

 D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.

 E. Một phần Mặt trăng bị che khuất và thấy các tia sáng mặt trời

Hiển thị đáp án

Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.

Chọn A

Quảng cáo

Câu 2. Tại một nơi có xảy ra nhật thực một phần, khi đó:

 A. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng.

 B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần mặt trăng.

 C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng.

 D. Người ở đó không nhìn thấy một phần mặt trời.

 E. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng lẫn mặt trời.

Hiển thị đáp án

Tại một nơi có xảy ra nhật thực một phần, khi đó người ở đó chỉ nhìn thấy một phần mặt trăng.

Chọn B

Câu 3. Để giải thích hiện tượng nguyệt thực người ta dựa vào:

 A. Định luật truyền thẳng của ánh sáng

 B. Định luật phản xạ ánh sáng

 C. Định luật khúc xạ ánh sáng

 D. Cả 3 định luật trên

Hiển thị đáp án

Để giải thích hiện tượng nguyệt thực người ta dựa vào cả 3 định luật truyền thẳng của ánh sáng, phản xạ ánh sáng, khúc xạ ánh sáng.

Chọn D

Câu 4. Câu nào đúng nhất?

 A. Khi có nhật thực, mặt trăng tạo ra bóng tối trên trái đất.

 B. Nguyệt thực chỉ xuất hiện vào ban đêm.

 C. Nhật thực chỉ xuất hiện vào ban ngày với mặt trời là nguồn sáng.

 D. Cả 3 phương án đều đúng

Hiển thị đáp án

Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

Nguyệt thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, trái đất ở giữa thì trên mặt trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

Chọn D.

Câu 5. Vì sao khi có nhật thực, đứng trên mặt đất vào ban ngày trời quang mây, ta lại không nhìn thấy Mặt Trời.

 A. Vì mặt trời lúc đó không phát ánh sáng nữa.

 B. Vì lúc đó Mặt Trời không chiếu sáng Trái Đất nữa.

 C. Vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.

 D. Vì mắt ta lúc đó đột nhiên bị mù, không nhìn thấy gì nữa

Hiển thị đáp án

Khi có nhật thực, ta không nhìn thấy Mặt Trời, vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.

Chọn C

Câu 6. Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?

Hiển thị đáp án

Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng.

Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời.

Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời.

Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:

a) Nhật Thực quan sát được vào ………………………………..………….khi ……………………che khuất ánh sáng từ ……………………………

b) Nguyệt Thực thường quan sát được vào những đêm ………………..…..khi ……………………che khuất………….

Hiển thị đáp án

a) Nhật Thực quan sát được vào ban ngày khi Mặt Trăng che khuất ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất.

b) Nguyệt Thực thường quan sát được vào những đêm rằm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

Câu 8. Một học sinh cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thì tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng không, tại sao?

Hiển thị đáp án

Nói như vậy là không đúng. Trong khi xảy ra hiện tượng nhật thực,chỉ có những người đứng trong vùng bóng tối của mặt trăng trên trái đất và những người đứng trong vùng lân cận (vùng bóng nửa tối) mới có thể quan sát được hiện tượng. những người không đứng trong vùng này thì không thể quan sát được hiện tượng nhật thực.

Câu 9.

An và bình nhìn lên bầu trời thấy trăng hình lưỡi liềm. Bình nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng An quả quyết là không phải. Nếu An đúng thì theo em An đã căn cứ vào đâu?

Hiển thị đáp án

Nếu An đúng thì An căn cứ vào thời gian, lúc các bạn nhìn thấy trăng hình lưỡi liềm vào mùng 1 âm lịch, khi đó gọi là trăng non. Còn Nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm.

Câu 10.

Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực?

Hiển thị đáp án

Đêm rằm Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng, khi đó mới mới có thể chặn ánh sáng của mặt trờikhông chochiếu xuống mặt trăng.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Vì sao có hiện tượng nhật thực
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Vì sao có hiện tượng nhật thực

Vì sao có hiện tượng nhật thực

Vì sao có hiện tượng nhật thực

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Vì sao có hiện tượng nhật thực

Vì sao có hiện tượng nhật thực

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.