Vì sao chữ phúc treo ngược

Người Trung Quốc có tục lệ treo chữ Phúc ngược vào ngày lễ Tết? Tục lệ này bắt nguồn từ đâu và mang ý nghĩa gì?

Theo tục lệ từ xưa trong lễ Tết, chữ “Phúc” được dán ngược có nghĩa là “phúc đến”, có nghĩa là “phúc đã đến”, “tài đã đến”. Tuy nhiên, câu chuyện đằng sau tục lệ này là gì và mang ý nghĩa thế nào, hãy cùng khám phá tại bài viết sau.

Câu chuyện thứ nhất về tục lệ treo chữ Phúc ngược

Vào đêm trước của Lễ Tết vào thời Tây An Phong của nhà Thanh, quản gia chính của Vương Phủ đã viết một vài chữ "Phúc" để làm hài lòng chủ nhân và yêu cầu người ta dán chúng lên nhà kho và cổng cửa. Vì không biết chữ, một người đã dán ngược chữ "Phúc" lên cửa. Vì điều này, phu nhân của Thân Vương tử đã rất tức giận và muốn trừng phạt anh ta. Cũng may quản gia là người có tài hùng biện, sợ Phu nhân trách mình, bèn vội vàng quỳ xuống nói: “nô tỳ thường nghe người ta nói Thân Vương trường thọ là phúc lớn, nay phúc lớn rơi xuống phủ chúng ta. Đó là một dấu hiệu tốt lành."

Tục lễ treo chữ Phúc ngược bắt nguồn từ thời Tây An Phong

Khi thân vương nghe vậy, ông biến sự tức giận của mình thành niềm vui và thưởng cho quản gia và người trong phủ mỗi người 50 lượng bạc. Sau đó, phong tục đảo chữ "Phúc" được du nhập từ dinh thự của Thân Vương đến khắp nơi.

Câu chuyện thứ hai về tục lệ treo chữ Phúc ngược

Ở Trung Quốc cổ đại luôn có phong tục viết chữ thư pháp với khổ chữ lớn vào ngày 24 tháng 12 âm lịch. Vào ngày 24 tháng 12 âm lịch vào một năm Quảng Hưng nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu đã ban chiếu chỉ và yêu cầu các Hán học của Học viện Hán Lâm viết một số câu đối để mừng lễ Tết. Những hàn lâm nhân sĩ này đã dốc hết sức lực và dùng hết khả năng hùng biện tuyệt đẹp của mình. Sau khi viết xong, họ đã gửi cho Thái hậu xem. Thái hậu rất khó chịu khi thấy thậm chí không có chữ "Phúc" trong đó. Thấy Thái hậu tức giận, các hàn lâm học sĩ vội vàng quỳ trên mặt đất nói: “Lão Phật Gia xin chỉ giáo.” Thái hậu nói: “Đi viết một ít chữ “Phúc” đi”. Thái hậu chọn một ít ký tự và yêu cầu Thái giám đi dán khắp nơi trong cung.

Tục lệ treo chữ Phúc ngược gắn với Từ Hy Thái Hậu

Có một tên thái giám không biết chữ, dán chữ "Phúc" ngược lên, đêm đó không ai để ý. Ngày hôm sau, Thái hậu đi ra chiêm ngưỡng câu đối và chữ "Phúc", tình cờ thấy đang chuẩn bị nổi giận, một hoạn quan đầu óc nhanh nhẹn, vội vàng tiến lên nói: "Lão Phật Gia, xin hãy bình tĩnh. Đây là điều mà tiểu nhân cố tình đặt ngược lên. Chữ “Phúc” được dán ngược tức là chữ “Phúc”  đã rơi xuống, khi phúc đã rơi đến thì không phải là vận may sao? Nghe xong, Từ Hi đã biến tức giận thành vui mừng, chẳng những không trừng trị thái giám mà còn thưởng cho hắn vài xu. Sau đó, thói quen này lan sang người dân khắp nơi và trở thành một phong tục.

Câu chuyện thứ ba về tục lệ treo chữ Phúc ngược

Minh thái tổ Chu Nguyên Chương đã sử dụng từ "Phúc" như một dấu hiệu bí mật để giết những người không theo mình. Do khi vi hành dạo chơi nhìn thấy một nhà dán hình một người phụ nữ ngồi trên ngựa ôm trái dưa hấu to, ông cho rằng đấy là đang phạm thượng đến Mã Hoàng Hậu.

Tục lệ treo chữ Phúc ngược giúp tưởng nhớ đến Mã Hoàng Hậu nhân từ

Để giải trừ tai họa này, Mã Hoàng Hậu biết được đã bắt mọi người trong thành phố lớn nhỏ phải dán một chữ "Phúc" trước cửa nhà trước bình minh. Đương nhiên, không ai dám làm trái ý của Mã hoàng hậu, vì vậy chữ "Phúc" đã được dán trên cửa. Trong số đó, một số gia đình không biết chữ, thực chất họ đã đặt ngược chữ “Phúc”.

Ngày hôm sau, hoàng đế sai người đi kiểm tra trên phố thì thấy gia đình nào cũng treo chữ “Phúc”, một gia đình khác thì treo ngược chữ “Phúc”. Sau khi nghe báo cáo, hoàng đế vô cùng tức giận, giận cá chém thớt, lập tức hạ lệnh cho ngự lâm quân bắt những nhà dán ngược chữ phúc lại. 

Khi Mã Hoàng Hậu thấy mọi chuyện không suôn sẻ, bà vội nói với Chu Nguyên Chương: "Chẳng phải dán ngược chữ phúc là có nghĩa phúc rơi đến sao". Hoàng đế nghĩ đến và dừng lệnh bắt người. Kể từ đó, người ta đặt ngược chữ phúc, cầu điềm lành và tưởng nhớ Mã Hoàng Hậu nhân từ.

>>> Xem thêm:

Ý nghĩa của Đồng Hồ Bách Phúc và cách bày trí

Tìm hiểu về Tam Đa Phúc Lộc Thọ trong phong thủy

Hy vọng bài viết trên đã mang đến những tri thức hữu ích đối với các bạn. Nếu như cần hỗ trợ về các vấn đề về phong thủy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo:

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ:

  • Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  • Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM

Vào mỗi dịp lễ tết, khai trương hay đám cưới, người Hoa ở khắp nơi trên thế giới đều treo ngược chữ Phúc trong nhà.Theo phong tụcvăn hóa Trung Quốc, người ta thường treo hoặc dán chữ “Phúc” để cầu “Phúc” cho gia đình trong năm mới. Tuy nhiên,chữ “Phúc” này lại được dán ngược. Theo quan niệm của họ,chữ phúc dán ngược nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến, chữ đáo nghĩa là đến.

Chữ Phúcthường được viết bằng mực vàng trên giấy đỏ, treo trên các cánh cửa khắp đất nước bởi người Trung Quốc hy vọng may mắn cho năm mới. Đồ trang trí dịp Tết thường được để lại cả năm, không gỡ bỏ cho tới trước thềm năm mới tiếp theo.

Dán chữ “Phúc” là gửi gắm ước vọng, niềm mong mỏi của con người về cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng.

Chữ Phúc dán ngược trên cửa nhà của người Trung Quốc. Ảnh:Sara Naumann.

Vậy vì sao chữ Phúc lại thường được dán ngược trong mỗi dịp đầu năm? TheoVnExpress, dân gian truyền miệng, hoàng đế dưới thời nhà Minh (1368–1644) chiếu lệnh cho mọi gia đình phải dán chữ "Phúc" lên cửa nhà để đón Tết Âm lịch. Vào ngày đầu tiên của năm mới, hoàng đế cử lính đến từng nhà kiểm tra. Quân lính phát hiện một gia đình mù chữ đã dán ngược chữ "Phúc".

Hoàng đế xử tội chết cho cả gia đình này, song hoàng hậu lúc này nhanh trí giải thích rằng chữ "Phúc" treo ngược đọc là "Phúc đảo". Đây là phép chơi chữ, trong đó đảo (倒) là từ đồng âm với đáo (到) - do đó chữ treo ngược trở thành "Phúc đáo", nghĩa là phúc đến nhà.

Lời giải hợp tình hợp ý của hoàng hậu khiến nhà vua đổi ý, thả tự do cho gia đình trên. Từ đó, mọi người dân Trung Quốc đều treo chữ Phúc ngược, vừa để đón hạnh phúc đến nhà, vừa để ghi nhớ lòng từ bi của hoàng hậu.

Ngoài ra, người Trung Quốc còn chuộng dùng phép chơi chữ cho một số món ăn cầu may dịp Tết Nguyên đán. Ví dụ, cá là một món ăn truyền thống trong năm mới, do từ cá đồng âm với dư giả, thể hiện mong cầu năm mới sung túc.

Những phong tục thú vị ở các nước đón Tết nguyên đán giống Việt Nam

Cùng với Việt Nam, nhiều quốc gia khác vẫn giữ tục lệ ăn Tết nguyên đán với nhiều tục lệ truyền thống. Mỗi nước có những phong tục mang đến nhiều điều...

Bấm xem >>

Theo Huyền Thanh (Dân Việt)

Theo phong tục văn hóa Trung Quốc, người ta thường treo hoặc dán chữ “Phúc” để cầu “Phúc” cho gia đình trong năm mới.

Nhưng chữ “Phúc” lại dán ngược, chữ phúc dán ngược nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến, chữ đáo nghĩa là đến. 
Chữ Phúc nghĩa là: Những sự tốt lành đều gọi là Phúc. Trong Kinh Thi chia ra 5 phúc*: (1) Giàu 富 (2) Yên lành 安寧 (3) Thọ 壽 (4) Có đức tốt 攸好德 (5) Vui hết tuổi trời 考終命. [1] Cũng có nhiều sách nói: ngũ phúc: năm điều phúc đến nhà, là 富 phú, 貴 quý, 壽 thọ, 康 khang, 寧 ninh  - Đây là một niềm ước mơ của người dân Việt Nam trong mùa xuân về, Phúc đến thì ai chẳng thích. Chữ “Phúc” cấu tạo từ: (Thị) 礻+ (nhất) 一 + 口 (khẩu) + (điền) 田= (Phúc) 福 示  âm là thị cũng gọi là bộ kỳ. nghĩa bảo cho biết, mách bảo. Nay thường viết là 礻一 chữ nhất nghĩa một, là số đứng đầu các số đếm. Phàm vật gì chỉ có một đều gọi là nhất cả. 口 khẩu cái miệng, lời nói. 田 (điền) đám ruộng. 

Đối lại chữ “phúc” là chữ “họa.” Vì thế nếu ngày tết chúng ta không biết tu thì tai họa sẽ đến gia đình: Họa từ đâu mà có? 

- Ðức Phật dạy: 


“Ở đời đã biết bao nhiêu người vì không giữ cái miệng, nói không đúng thời mà phải mang họa... Này các đệ tử! Họa từ miệng phát sanh, vậy các con hãy giữ gìn cái miệng.” 
Vì vậy “họa tùng khẩu xuất” Trong dịp tết thì gia đình đoàn tụ bà con, anh chị, con cháu đông đảo…ăn nói phải cẩn thận,...một lời nói ra có thể mang phúc lại cho mọi người, như lời chúc tết năm mới, hoặc lời nói giúp đỡ người khác, tránh khỏi sự khổ đau, nghèo nàn, có công ăn việc làm… 
Tuy nhiên cũng từ lời nói sẽ mang họa vào thân như: Nói dối, nói ác khẩu, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều…sinh ra thị phi, tranh chấp đấu đá lẫn nhau mang họa vào thân. Đặc biệt là trong dịp tết, khi rượu vào không còn tâm trí để kiểm soát lời nói của mình buông lời nói bậy, chửi thề, nói dối…tai họa sẽ ập đến…

Vì vậy muốn có “phúc” không có họa thì phải nói một lời chân thật (chữ nhất trên chữ khẩu:福) khi chúng ta nói một lời chân thật thì có phúc cho mình, cho gia đình, cho xã hội, đó là gieo phước trên đất tâm (nhất khẩu thượng điền). -Trong Luật, Đức Phật cấm nói dối, hãy nói lời chân thật (ái ngữ) mang lại hạnh phúc an lạc cuộc đời vui vẻ như ngày xuân. Cũng một lời nói, nếu chúng ta nói dối, nói ác khẩu, nói lưỡi hai chiều, nói thêu dệt (ít nói thêm nhiều) gây tổn thương người khác, mang lại thị phi tranh chấp, chia rẽ mất đoàn kết, và hạnh phúc người khác…thì họa ắt sẽ ập đến. 

Từ một lời nói cũng có thể dẫn đến giết người. Cho nên Đức Phật dạy: 


"Phù sĩ xử thế phủ tại khẩu trung, sở dĩ trảm thân do kỳ ác ngôn", nghĩa là: “Phàm kẻ ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác” [2] Vì thế trước khi nói phải đánh lưỡi bảy lần tránh tai họa. 

Họa cũng từ khẩu mà ra: đó là miệng uống rượu sẽ gây ra tai họa trong dịp xuân, nhất là trong lễ tất niên, ngày mừng tuổi. Con người không kiềm chế được, rượu uống vào say xỉn gây tai nạn chết chóc bỏ cha mẹ, gia đình vợ con đau khổ... Vì thế trong Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigālaka Sutta or Sigālovāda) của Trường Bộ Kinh (Dīgha-nikāya) nói rằng: 

“Uống rượu có sáu điều tác hại: tài sản bị tổn thất, đấu tranh (tranh cãi) tăng trưởng, dễ gây bệnh tật, tổn thương danh dự, mất oai nghi tiếp xúc của con người, trí lực bị tổn hại” [3] 


Trong luật Sa-di, Đức Phật có dạy: "Thà uống nước đồng sôi, cẩn thận chớ phạm đến rượu" [4]  Nuớc đồng sôi tan rã thân, rượu chết mất thân huệ mạng, nên thà tan rã thân xác thịt, để còn giữ thân huệ mạng (tinh thần, trí tuệ). Vì sao Phật ngăn cấm giới uống rượu, bởi vì phạm giới uống rượu thì bốn trọng giới cũng phạm theo.  Theo một nghiên cứu được tiến hành ở Nhật Bản: 

“Sử dụng những loại đồ uống có nồng độ cồn cao có thể gây nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ đối với cả nam giới và phụ nữ. Uống rượu, 1.628 trường hợp tử vong do đột quỵ và 736 người chết vì bệnh tim mạch”. 


“Đối với nam giới, việc sử dụng những loại đồ uống có nồng độ cồn cao làm tăng 48% nguy cơ tử vong do đột quỵ, 67% do đứt mạch máu não và 35% do tình trạng thiếu máu lên não gây ra. Trong khi đó, bạn lại có thể giảm được 19% nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch, tuy nhiên, nếu chọn những loại đồ uống nhẹ và vừa, nguy cơ này sẽ giảm 12%.” [5]  Theo thống kê Cơ quan chức năng cũng cho biết khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông - tương đương với 11% số người tử vong có liên quan đến rượu, bia [6]  - Người uống rượu vào say mất tư cách, tâm sân hận, nói lời ác khẩu, đánh đập vợ con. Uống rượu vào thì dục vọng dễ phát sinh, hiếp dâm, tà dâm, làm mất đi hạnh phúc gia đình… 

Trong kinh Thiện ác sở khởi chép uống rượu có 36 lỗi: 

“1- Của cải tán mất. 2- Hiện đời thường đau ốm. 3- Bởi rượu mà đấu tranh. 4- Thêm lớn điều sát hại. 5- Thêm lớn tánh sân khuể. 6-Nhiều điều chẳng toại ý. 7- Trí huệ dần ít. 8- Phước đức chẳng thêm. 9- Phước đức lần giảm. 10- Rõ bày sự bí mật. 11- Sự nghiệp chẳng thành. 12- Thêm nhiều ưu khổ. 13- Các căn mờ tối. 14- Hủy nhục cha mẹ. 15- Chẳng kính Sa -môn. 16- Chẳng tín Bà -la-môn. 17- Chẳng kính Phật. 18- Chẳng kính Pháp Tăng. 19- Ưa gần bạn ác. 20- Xa lìa bạn lành. 21- Bỏ việc ăn uống. 22- Hình không giấu kín. 23- Dâm dục lừng lẫy. 24- Chúng nhơn chẳng ưa. 25- Thêm nhiều nói cười. 26- Cha mẹ chẳng mừng. 27- Quyến thuộc ghét bỏ. 28- Chịu giữ điều quấy. 29- Xa lìa chánh pháp. 30- Chẳng kính người hiền thiện. 31- Trái phạm quấy lỗi. 32- Xa lìa Niết -bàn. 33-Điên cuồng càng thêm. 34- Thân tâm tán loạn. 35- Làm ác buông lung. 36- Thân hoại mạng chung, đọa địa ngục lớn, chịu khổ không cùng!”  Thế nên, ngày Tết là ngày có cơ hội chúng ta đến chùa lạy Phật mừng tuổi Phật và chư Tăng là để noi theo công hạnh của quý Ngài để tu hành thì Phúc đức mới lâm môn. Nếu chúng ta không biết tu hành làm lành lánh dữ, thì cho dù có treo, dán, hàng vạn chữ Phúc cũng chỉ là số 0 bằng thừa, vô ích.  Ngoài ra để cho gia đạo được bình yên, khoẻ mạnh, con cái thành đạt nên người thì chính mỗi người trong gia đình cố gắng tu học và trưởng dưỡng đạo tâm mang niềm vui và hỉ xả đến cho mọi người, giữ tam nghiệp thanh tịnh, không sát hại sinh vật cúng tế Thần linh, ông bà, cha mẹ… không giết người trộm của, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu thì chắc chắn thiện tâm của quý vị sẽ chuyển hóa những vọng tâm tham sân si thành trí tuệ thức tỉnh quý vị sẽ tận hưởng một mùa xuân vui tươi trong cuộc đời. 

Nếu mỗi người tự tu được hạnh hoan hỉ thức tỉnh, thì thế giới này thật an vui hạnh phúc, “tâm bình thế giới bình”, “nhất nhơn tác phước thiên nhân hưởng” Thì quả sẽ được ngũ phúc lâm môn, mỗi người sẽ là mỗi đóa hoa tươi trang nghiêm cõi nhân gian tịnh độ này, là một đóa hoa hiện thể tô thắm một mùa xuân đầy ý nghĩa, an lạc và hạnh phúc. 

“Hãy nguyện làm một đóa hoa hiện thể

 Cho vườn đời tươi ngát mãi thêm xanh 

Một loài hoa dù nở giữa phong trần 

Vẫn tô thắm màu vô ưu rực rỡ”

Thích Trí Giải

Video liên quan

Chủ đề