Vì sao châu á đông dân những lại không còn hiện tượng bùng nổ dân số

Mục lục

Mục lục

Tháp dân sốSửa đổi

Bài chi tiết: Tháp dân số

Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và thế kỷ XXSửa đổi

Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta đã biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.

Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ học.

Trong nhiều thế kỷ, dân số thế giới tăng hết sức chậm, mốc dân số trong khoảng đầu Công nguyên là khoảng 300 triệu người. Mãi đến giữa thế kỷ 13, dân số cắm mốc 400 triệu người. Nửa tỷ người được cắm mốc ở đầu thế kỷ 16. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dân số chậm tăng là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Đến thế kỷ 18, dân số bắt đầu ổn định lại và đến năm 1804, dân số thế giới là 1 tỷ người, 2 tỷ người vào năm 1927. Và đến 6 tỷ người vào năm 1999. Thế mà đến năm 2001 đã lên đến 6,16 tỷ người, đó là nhờ tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và y tế.

Tỷ lệ sinh 'giảm đáng kể' ở nhiều nước trên thế giới

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Số trẻ em được sinh ra trên toàn cầu đang suy giảm mạnh, các nhà nghiên cứu cho hay.

Báo cáo mới của họ cho thấy tỷ lệ sinh giảm sút, có nghĩa gần một nửa các quốc gia hiện đang đối mặt với hiện tượng "thiếu trẻ sơ sinh" - hay không đủ trẻ em được sinh ra để duy trì số dân hiện có.

Các nhà nghiên cứu nói kết quả này là "một ngạc nhiên lớn".

Và sẽ có những hậu quả sâu sắc đến các quốc gia có "nhiều ông bà hơn các cháu".

Quảng cáo

Điều gì khiến người mẹ phải 'mang nặng, đẻ đau'?

Nhật Bản sẽ nới lỏng luật về lao động nhập cư?

TQ chuẩn bị dẹp chính sách hai con

Trái Đất sắp hết chỗ cho con người ở?

Nguồn hình ảnh, Others

Dân số quá tải, biến đổi khí hậu, làn sóng di cư… quan hệ của chúng ta với mặt đất chưa bao giờ phức tạp đến thế. Liệu Trái Đất có phải nguồn tài nguyên ngày càng quý giá và không được đánh giá đúng mức không?

Từ trên cao, người ta cảm thấy như cả thành phố đang trôi dạt trên Ấn Độ Dương. Một cánh rừng đầy những tòa tháp vươn cao giữa màu nước biển xanh ngọc, trong khi đó chỉ một nhúm cây chen chúc qua bức màn bê tông.

Thế giới hiện đại gây ảnh hưởng não người ra sao?

Nói dối trở thành mốt thời thượng khắp thế giới?

Quảng cáo

Somaliland, xứ sở tiền mặt không còn tồn tại

Với những người sống ở Malé, thủ đô đông đúc của Maldives, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc xây nhà lên theo chiều cao.

Vây quanh nơi này là biển khơi, người dân không có thêm đất để mở rộng, trong khi đó dân số thành phố đã tăng thêm 52% từ năm 2006. Cuộc điều tra dân số gần nhất vào năm 2014 cho thấy 158.000 người đang nhồi nhét sống ở thành phố chỉ rộng 5,7km2 này, và các quan chức nói dân số vẫn tiếp tục tăng thêm.

"Khi nghĩ về Maldives, người ta thường nghĩ về một thiên đường đẹp với những vụng nước trong biếc và bãi cát trắng," Shamau Shareef, người vừa trúng cử chức phó thị trưởng thành phố cho biết. "Malé lại rất khác. Chúng tôi có không gian rất hạn chế và cuộc sống rất khó khăn."

Không gian là thứ xa xỉ ở Male đến mức vỉa hè thường chỉ rộng chưa tới 0,9m, buộc người đi bộ phải đi hàng một, trong khi rất nhiều con đường khác không hề có vỉa hè.

Giá thuê nhà tăng cắt cổ và, ở một số khu vực nghèo nhất, thậm chí có khi đến 40 người chen chúc nhau sống trong những ngôi nhà chỉ chừng 23,2m2, tương đương một căn hộ studio nhỏ.

Với quá nhiều người sống chen chúc cạnh nhau, tội phạm, ma túy và bạo hành gia đình đã gia tăng đáng báo động khi thành phố này thường xuyên mất nước. Một hòn đảo hoàn toàn mới làm từ rác thải thành phố đã trồi lên mặt biển.

Nguồn hình ảnh, Tuomas Lehtinen / Alamy Stock Photo

Chụp lại hình ảnh,

Malé, thủ đô của Maldives, là một đô thị trên hòn đảo nhỏ ngày càng trở nên đông đúc và chật chội

"Vào đầu thập niên 1990, những tòa nhà cao nhất trong thành phố chỉ có hai tầng lầu," Shareef nói. "Giờ đây chiều cao trung bình là tám tầng và một số tòa nhà cao đến 25 tầng. Mọi người đến đây bởi nơi này có chăm sóc sức khỏe, giáo dục và việc làm, nhưng quá tải dân số đang dẫn tới nhiều vấn đề kinh tế xã hội."

Dù ngặt nghèo như vậy, nhưng Male chỉ là một tiểu cảnh so với những gì đang xảy ra ở quy mô lớn hơn rất nhiều trên toàn thế giới. Cứ mỗi năm lại có thêm 83 triệu người sinh ra trên hành tinh này, dân số tăng cao đang gia tăng áp lực lên vấn đề đất đai.

TTO - Trong khi tỉ lệ sinh ở các nước đang phát triển tăng cao dẫn đến sự bùng nổ dân số nhí, tỉ lệ sinh ở các nước giàu không đủ để duy trì số dân trong nước.

  • 1% dân số thế giới ‘bỏ túi’ 82% của cải trong năm 2017
  • Dân số thế giới có thể vượt 7 tỷ người vào năm 2011

Một sản phụ đút sữa cho con tại bệnh viện ở Brazil - Ảnh: REUTERS

Thông tin do Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) được Quỹ Bill và Melinda Gates thành lập tại ĐH Washington công bố ngày 9-11.

Theo AFP, Viện IHME đã sử dụng hơn 8.000 nguồn dữ liệu, trong đó có hơn 600 dữ liệu mới nhất để biên soạn một trong những biểu đồ chi tiết nhất về sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Nguồn dữ liệu của Viện IHME bao gồm các điều tra quốc nội, các thông tin trên truyền thông xã hội và các nguồn tài liệu mở trên thế giới.

Biểu đồ chỉ ra rằng trong khi dân số toàn cầu tăng vọt từ 2,6 tỉ dân trong năm 1950 lên 7,6 tỉ dân vào năm 2017 thì sự phát triển dân số rất chênh lệch tùy theo khu vực và thu nhập.

Theo đó, 91 quốc gia - chủ yếu tại châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, không sinh đủ trẻ em để giữ vững số dân hiện nay. Tuy nhiên khả năng sinh sản tại châu Phi và châu Á vẫn tiếp tục tăng, riêng tại Nigeria, trung bình một phụ nữ sinh đến 7 đứa con.

Giáo sư ngành khoa học về đo lường sức khỏe Ali Mokdad của IHME nói với Hãng AFP rằng nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến phát triển dân số chính là giáo dục.

"Một người phụ nữ học vấn càng cao sẽ tốn nhiều năm đi học và hoãn việc mang thai, do đó sẽ sinh ít hơn" - ông Mokdad giải thích.

Trong khi đó LHQ cũng đưa ra dự đoán phù hợp với biểu đồ của IHME khi ước tính sẽ có hơn 10 tỉ người trên Trái đất vào giữa thế kỷ này.

"Ở châu Á và châu Phi, dân số vẫn đang tăng và con người đang dần có thu nhập khá hơn nếu không có chiến tranh hay bất ổn. Các quốc gia này sẽ có nền kinh tế tốt hơn và dẫn đến tỉ lệ sinh giảm" - ông Mokdad chia sẻ.

Ngoài ra con người cũng sẽ có tuổi thọ dài hơn trước đây. Tuy nhiên điều này cũng sẽ kéo theo nhiều bệnh tật hơn.

"Nhiều thói quen đang làm gia tăng những căn bệnh liên quan đến tim mạch và ung thư, trong đó có béo phì. Bệnh này tăng lên mỗi năm và chính thói quen của chúng ta góp phần khiến bệnh tăng" - giáo sư Mokdad kết luận.

Qatar - nơi có dân số kỳ lạ nhất thế giới

TTO - Dân số Qatar không cố định mà luôn thay đổi. Tốc độ nhanh tới nỗi việc thống kê dân số phải được tiến hành... mỗi tháng.

Châu Á trước thách thức « bùng nổ đô thị »

Đăng ngày: 02/09/2011 - 20:52Sửa đổi ngày: 02/09/2011 - 20:54

Một thành phố ổ chuột tại Manila (Philippines) Wikipedia
Anh Vũ

Ngày 31/10/2011, dân số thế giới sẽ đạt con số 7 tỷ người. Châu Á vẫn là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất địa cầu. Hiện tại, châu lục này đang trải qua một quá trình đô thị hóa mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử. Ngân hàng phát triển Á châu đã ví quá trình đô thị hóa ở châu lục này như một « trận sóng thần dân số » đang dồn dập đổ về các thành phố châu Á với hy vọng tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Quảng cáo
Đọc tiếp

Theo con số thống kê của Liên hiệp quốc thì 43% dân số của khu vực châu Á Thái Bình Dương đang sống trong các đô thị. Trong số 10 siêu đô thị trên thế giới thì châu Á chiếm tới 6 thành phố. Đây mới chỉ là con số hiện tại. Ngân hàng phát triển Á châu dự báo, đến năm 2022, đa số người dân châu Á sẽ là người thành phố.

Chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm, gàn 1,1 tỷ người đã đổ về các thành phố sinh sống, nếu chia trung bình ra thì cứ mỗi ngày châu Á lại có 137 nghìn người di cư lên thành phố. Những con số thống kế như vậy đang đặt ra những thách thức nghiêm túc đối với chính quyền. Làm sao có thể vừa phát triển kinh tế, mở mang đô thị và tạo thêm dịch vụ công cộng, giảm nghèo, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường.

Để đối phó với làn sóng người vẫn cuồn cuộn đổ về các thành phố, nếu tính riêng trường hợp của Ấn Độ, mỗi năm nước này phải xây dựng thêm một thành phố lớn như Chicago của Mỹ thì mới đáp ứng được nhu cầu nhà ở và dịch vụ thương mại cho những người di cư. Nhìn sang Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới. Không dưới 100 thành phố mới của Trung Quốc có mặt trong danh sách 600 đô thị lớn nhất trong vòng 15 năm tới trên thế giới.

Có thể làn sóng di dân không cưỡng lại được này ở châu Á sẽ làm nảy sinh ra những vấn đề lớn như nhà cửa, nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường hay tình trạng tội phạm … Tuy nhiên các chuyên gia về phát triển đô thị cũng cho rằng chính các thành phố là địa bàn để thúc đẩy những tiến bộ kinh tế và xã hội. Rõ ràng chỉ có thành phố mới là trung tâm hành chính, là nơi tập trung các họat động thông tin, kiến thức và phổ biến ý tưởng.

Trước đây khi đề cập đến việc di dân ra thành thị, thì các chuyên gia vẫn đánh giá đó là một hiện tượng tiêu cực bởi vì nó khiến cho con người bị mất gốc, phá vỡ mối quan hệ gắn bó trong gia đình rồi tạo điều kiện cho các khu ổ chuột mọc lên. Nhưng giờ đây người ta đã nhìn hiện tượng di dân ra thành thị như là một dấu hiệu tích cực của phát triển. Di dân ra thành thị chính là một đòn bẩy cho phát triển vì rõ ràng cuộc sống thành phố mang lại cho người ta nhiều cơ hội phát triển hơn.

Như nhà kinh tế Mỹ Edward Glaeser, Giáo sư đại học Havard, trong tác phầm gần đây viết về phát triển đô thi ông đã khẳng định rằng đối với các nước nghèo thì lên thành phố là con đường hiển nhiên để đi từ nghèo đói đến phồn thịnh. Thế nhưng « việc chuyển tiếp từ môi trường nông thôn sang thành thành thị không có nghĩa là tầng lớp trung bình sẽ trở lên giàu có một cách tự nhiên. Trên con đừơng đó không ít người đã bị bỏ rơi lại bên lề đường.

Nước Anh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 1780 đến 1840 cũng đã trải qua quá trình đô thị hóa như vậy và cũng đã phải qua một giai đoạn nghèo khổ. Châu Á cũng không tránh được kịch bản phát triển như vậy với các thành phố vẫn là nơi tập trung của tình trạng nghèo đói phân hóa giàu nghèo rõ nét nhất.

Theo Ủy ban Kinh tế xã hội của Liên hiệp quốc thì vẫn còn 40% dân thành phố châu Á sống trong các khu ổ chuột, không có các dịch vụ cơ bản được bảo đảm về thu nhập.

Chắc hẳn mọi người có dịp qua các khu nhà ổ chuột ở ngọai ô Manilla, New Delhi hay Dacca thì sẽ không thể không bị sốc trước điều kiện sống của những người dân không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đi ăn mày.

Các chuyên gia nhận thấy sự phát triển mà các thành phố ở châu Âu hay châu Mỹ đã trải qua thì nay dường như đang được lặp lại với các thành phố đang phát triển trong thế kỷ 21.

Thành phố là nơi tập trung nhiều vấn đề nan giải nhưng đó cũng là nơi có nhiều giải pháp cho cuộc sống như trường học, bệnh viện, dịch vụ công cộng.

Nhìn chung thì các đô thị châu Á vẫn đóng góp nhiều vào việc cải thiện điều kiện sống cho người dân. Rõ ràng là người dân thành thị vẫn có nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục hơn là người dân nông thôn. Trong khi mà ai cũng phải thừa nhận một điều giáo dục là yếu tố tiên quyết để phát triển phúc lợi xã hội.

  • Châu Á
  • Cuộc sống muôn màu

Video liên quan

Chủ đề