Vì sao bị xưng quai hàm

Cứng hàm là một triệu chứng quan trọng của nhiều bệnh, thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nguy hiểm. Vậy như thế nào là cứng hàm? Cần xử trí ra sao đối với triệu chứng này?

1. Thế nào là cứng hàm?

Xảy ra khi các cơ nhai quai hàm không thể hoạt động do viêm hoặc co lại làm chúng ta không mở miệng một cách tự nhiên hoặc hoàn toàn được. Những rắc rối dần dần xuất hiện như khó khăn trong cách ăn uống, vệ sinh răng miệng, thậm chí là nói chuyện.

Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc phải hiện tượng cứng hàm:

  • Những người vừa mới nhổ răng khôn.

  • Những bệnh nhân mắc bệnh ung thư liên quan đến vùng miệng.

  • Đối tượng vừa trải qua ca phẫu thuật răng hàm, hoặc xạ trị ở vùng đầu hoặc cổ.

  • Có vết thương bẩn trên cơ thể trong thời gian gần.

Cứng hàm gây đau nhức và khó khăn trong việc mở khoang miệng

2. Căn nguyên của bệnh do đâu mà ra?

Cứng hàm không phải là một căn bệnh có khả năng tự phát mà hầu hết được bắt nguồn từ những ảnh hưởng hoặc từ các tác động cơ giới mà ra. Một số nguyên nhân thường gặp như:

Uốn ván

Đây là một bệnh thần kinh đặc biệt nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Clostridium Tetani. Uốn ván có thể xuất hiện khi cơ thể có các vết thương hở và bị vi khuẩn xâm nhập. Trong môi trường yếm khí, vi khuẩn sinh sôi, tạo ra các độc tố và xâm nhập vào máu.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: co thắt cơ, cứng cơ hàm và mặt, lan dần ra các chi và lưng, gây khó thở. Trường hợp độc tố uốn ván lan rộng khắp cơ thể thì tỷ lệ tử vong lên đến 30%.

Chấn thương

Sau các chấn thương ở một số vùng tại đầu hoặc hàm,... Lúc này các bộ phận này cần thời gian “nghỉ ngơi” đặc biệt là quai hàm chính vì lý do đó mà vùng hàm sẽ cứng lại để tăng khả năng phục hồi.

Khớp thái dương hàm bị tổn thương

Một số yếu tố tác động như chấn thương, viêm khớp hoặc có thể do di truyền mà gây đau hai khớp thái dương hàm, dẫn tới đau hoặc cứng cả vùng gần tai hoặc vùng mặt. Tuy nhiên tình trạng này có thể tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần tới sự trợ giúp của bác sĩ.

Nhổ răng

Cứng hàm có thể xảy ra khi chúng ta nhổ răng đặt biệt là nhổ răng khôn. Đôi khi cứng hàm chỉ là một phản xạ tự nhiên khi nhổ răng nhằm giúp quai hàm có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi. Tuy nhiên, một số trường hợp khác có thể là do tác dụng của kim tiêm đã làm tổn thương các mô xung quanh hoặc do nhiễm trùng.

Ảnh hưởng tử những lần xạ trị ung thư vùng đầu hoặc cổ họng

Các khối u phát triển ở vùng họng hoặc hàm miệng là một trong những nguyên nhân tác động đến chức năng hoạt động của những vùng này. Hơn nữa cứ qua mỗi lần xạ trị loại bỏ khối u mức độ cứng hàm có thể sẽ nặng hơn.

Tác động của kim tiêm trong quá trình nhổ răng là một trong những nguyên nhân gây cứng hàm

3. Có dễ dàng nhận biết cứng hàm qua những triệu chứng ban đầu hay không?

Khi xuất hiện tình trạng cứng hàm, triệu chứng điển hình nhất đầu tiên là bệnh nhân khó có thể mở to miệng như bình thường. Ngoài ra một số triệu chứng khác có thể đi kèm như:

  • Đau nhức vùng hàm.

  • Hầu như các hoạt động liên quan đến vùng miệng đều bị gián đoạn như: không thể mở to miệng để ăn uống, nuốt thức ăn, ngay cả việc đánh răng vệ sinh thường ngày,...

  • Vùng hàm bị đau thắt lại.

Cứng hàm làm người bệnh khó khăn trong việc mở to miệng

4. Điều trị cứng hàm có áp dụng tại nhà được hay không?

Mang bản chất của một căn bệnh có khả năng tự phục hồi, nên hầu hết người bệnh thường chủ quan không quan tâm đến việc điều trị. Tuy nhiên, thời gian phục hồi của tình trạng quai hàm bị cứng khó cử động có thể rất lâu, phụ thuộc nhiều vào mỗi trường hợp, đối tượng bệnh khác nhau. Bệnh càng kéo dài, càng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống của chúng ta.

Do đó, việc điều trị bệnh cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp cơ thể mau chóng hồi phục. Một số phương pháp được kể đến như:

  • Điều trị bằng một số loại thuốc nhất định như thuốc giãn cơ, chống viêm, giảm đau,... Đây được xem là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Tuy nhiên với cách này bệnh nhân cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, để hạn chế những trường hợp dị ứng thuốc hoặc kháng thuốc xảy ra.

  • Nhờ sự can thiệp của một số loại thiết bị kéo duỗi hàm nhằm hỗ trợ quai hàm. Bằng cách này người bệnh có thể mở rộng miệng hơn từ 5 - 10 mm.

  • Thường xuyên thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu như mát sa hoặc kéo duỗi hàm.

  • Thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không sử dụng những loại thức ăn cứng, thô trong thời gian xuất hiện những triệu chứng. Thay vào đó nên ăn những loại thức ăn mềm hơn, dễ nhai và nuốt cho đến khi tình trạng cứng hàm đã giảm hẳn.

Bên cạnh những biện pháp nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể giúp hạn chế một phần nào đó hoặc phòng bệnh tại nhà bằng một số cách sau:

  • Thường xuyên mát xa vùng xương hàm và mặt vừa làm giảm nguy cơ mắc chứng cứng hàm vừa giúp máu lưu thông tốt giúp da mặt đẹp hơn.

  • Tập thể dục cho xương quai hàm bằng cách di chuyển hàm từ phải sang trái giữ yên vài giây và sau đó di chuyển ngược lại. Bằng cách này, bạn có thể luyện tập bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu để giúp cải thiện sức khỏe cơ hàm hiệu quả.

  • Bên cạnh việc di chuyển quai xương hàm qua lại, chúng ta có thể thay đổi hướng bằng cách di chuyển chúng theo hình vòng tròn. Điều này cũng góp phần giúp cải thiện tốt chức năng của các xương.

  • Thường xuyên luyện tập kéo duỗi quai hàm bằng cách mở miệng rộng hết mức và giữ yên trong vài giây.

  • Loại bỏ thói quen nghiến chặt hàm hoặc răng.

Không những vậy, chúng ta cũng nên xây dựng một lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thường xuyên, tham gia những buổi tập luyện yoga để thăng bằng cuộc sống. Giữ tinh thần luôn luôn vui vẻ, lạc quan, tránh xa những yếu tố tác động gây stress kéo dài. Chỉ cần thực hiện những điều vô cùng đơn giản này hằng ngày không những giúp bạn hạn chế được tính trạng cứng hàm nói chung mà còn cả những căn bệnh khác.

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị cứng hàm

Cứng hàm tuy là một căn bệnh không mấy phổ biến hiện nay, và cũng không để lại bất kỳ mối nguy hiểm nghiêm trọng nào cho cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, chúng vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta nếu không có biện pháp phòng bệnh và điều trị sớm. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, một phần nào đó có thể giúp bạn hướng tới việc xây dựng và duy trì một cuộc sống vui tươi khỏe mạnh, không bệnh tật ngay từ các bạn nhé!

Những nguyên nhân gây sưng tuyến mang tai

Sỏi tuyến nước bọt: Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tắc tuyến nước bọt và làm mang tai sưng phồng là sỏi. Sỏi tuyến nước bọt là tình trạng đóng khối của canxi và phosphate tại đường ra của các tuyến nước bọt ở khoang miệng. Những sỏi lớn có thể làm tắc tuyến nước bọt, gây viêm, thậm chí áp- xe. Để chẩn đoán xác định chính xác sỏi tuyến nước bọt, cần chụp Xquang hoặc CT - scaner. Sỏi tuyến nước bọt thường không gây triệu chứng khi mới hình thành nhưng nếu đạt đến kích thước của ống dẫn nước bọt và gây tắc nghẽn, nước bọt tràn vào các tuyến gây đau và sưng. Người bệnh có thể cảm thấy cơn đau xuất hiện rồi giảm dần, nhưng rồi triệu chứng ngày càng  nặng nề hơn, viêm và áp- xe xuất hiện sau đó.

Viêm tuyến nước bọt đơn thuần: Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần do các tác nhân gây bệnh như: Staphylococcus aureus, Parainfluenza, coxsackie... gây nên. Hoặc như đã nói ở trên, viêm tuyến nước bọt mang tai có thể do sỏi, làm tắc ống dẫn tuyến và gây viêm. Bệnh thường chỉ gây ra các tổn thương tại tuyến nước bọt, diễn biến lành tính, đa số tự khỏi hoặc có trường hợp chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.

Hình ảnh giải phẫu tuyến nước bọt mang tai.

Biểu hiện là vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến, da ở vùng tuyến bị sưng có biểu hiện tấy đỏ, đau, nói và nuốt đều rất đau, có hạch viêm phản ứng ở vị trí góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Sốt từ 38-390C, ấn vào vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.

Bệnh quai bị: Nếu tuyến nước bọt mang tai bị viêm do virut quai bị thì được coi là bệnh quai bị, tuy nhiên tỷ lệ viêm tuyến mang tai do virut quai bị chỉ chiếm 24% trong tổng số các nguyên nhân gây bệnh tại tuyến này. Sau khi tiếp xúc với virut quai bị khoảng 14 - 24 ngày, người bệnh có biểu hiện sốt cao từ 38 - 390C, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói chuyện, đau nhức các khớp xương. Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai và lan xuống dưới hàm. Có khi sưng lan đến ngực gây phù trước xương ức. Da ở vùng sưng có màu sắc bình thường, không bị nóng đỏ và có tính đàn hồi. Bệnh quai bị thường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, sưng 2 bên so với sưng 1 bên có tỷ lệ là 6/1. Tuyến mang tai trong bệnh quai bị thường sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng từ từ trong khoảng 1 tuần. Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virut quai bị còn gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng. Các tổn thương này thường có các triệu chứng không điển hình, thường diễn biến lành tính.

U tuyến nước bọt: Một số loại u khác nhau có thể ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. U tuyến nước bọt hầu hết là lành tính và thường được phát hiện ở tuyến mang tai. Phổ biến nhất là u tuyến đa dạng. Các u tuyến đa dạng thường chỉ có một và ở một bên. Khối u phát triển chậm và có thể không có triệu chứng. Ít gặp hơn là u tế bào hạt, u tế bào đáy.

Các khối u ác tính (ung thư) có thể bao gồm ung thư biểu mô dạng nhày bì, ung thư biểu mô tế bào gai hoặc ung thư biểu mô tuyến. Khác với các khối u tuyến nước bọt lành tính, các khối u ác tính có thể phát triển nhanh, đau khi chạm vào, có thể dính với mô bao quanh, có thể gây liệt nhẹ hoặc liệt dây thần kinh mặt.

Hội chứng Sjogren: Hội chứng Sjogren là một bệnh tự miễn mạn tính, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tuyến ngoại tiết trong đó có tuyến nước bọt. Khoảng 50% những người mắc hội chứng Sjogren bị sưng tuyến mang tai ở hai bên, thường không đau. Người mắc hội chứng Sjogren giảm tiết nước bọt nên dễ bị hôi miệng, khó nói, khó nhai và nuốt, giảm hoặc mất vị giác. Tình trạng viêm nhiễm nướu hay sâu răng cũng dễ xảy ra hơn. Tuyến lệ bị thâm nhiễm tế bào lympho và tương bào nên giảm tiết nước mắt dẫn đến viêm kết giác mạc khô, đỏ mắt, viêm mí mắt. Người bệnh thường có cảm giác ngứa, nóng rát hai mắt, có cảm giác cộm và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Ở những trường hợp nặng hơn, có thể gặp biến chứng loét mắt. Mũi, họng, thanh phế quản, da và âm đạo cũng có thể phải trải qua tình trạng khô niêm mạc tương tự như mắt và miệng.

Sưng tuyến nước bọt mang tai do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Điều trị thế nào?

Sưng tuyến mang tai chỉ là biểu hiện của nhiều bệnh, vì thế việc điều trị tùy thuộc vào chẩn đoán bệnh.

Sỏi tuyến nước bọt: Đối với sỏi nhỏ, chỉ cần gây kích thích tăng lưu lượng nước bọt để đẩy sỏi ra bằng cách uống nhiều nước, ngậm chanh hoặc kẹo chua. Có thể mát xa, chườm ấm để giảm sưng hoặc đẩy viên sỏi ra khỏi tuyến nước bọt.

Trường hợp sỏi tuyến nước bọt phức tạp, cần phẫu để loại bỏ sỏi. Nội soi là một phương pháp phẫu thuật thường được chọn vì ít xâm lấn. Ngoài ra thuốc kháng sinh có thể được sử dụng nếu sỏi tuyến nước bọt gây nhiễm trùng.

Viêm tuyến nước bọt: Phương pháp điều trị thường là thuốc bao gồm kháng sinh, giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể cần thiết để dẫn lưu áp-xe. Nếu viêm do nhiễm virut, phương pháp điều trị tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng bao gồm nghỉ ngơi, uống nhiều chất lỏng để ngăn ngừa mất nước và uống thuốc giảm đau và giảm sốt.

U tuyến nước bọt: Các khối u lành tính và các khối u ác tính nhỏ, giai đoạn đầu được loại bỏ bằng phẫu thuật, và điều trị bằng bức xạ để ngăn ngừa tái phát. Khối u ác tính không thể phẫu thuật được điều trị bằng hóa trị và xạ trị.

Hội chứng Sjogren: Điều trị hội chứng Sjogren hiện tại chỉ có vai trò cải thiện các triệu chứng chứ không thể giải quyết nguyên nhân của bệnh. Vì vậy hội chứng Sjogren vẫn là một chứng bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần vệ sinh răng miệng tốt và tránh bất kỳ loại thuốc nào có thể làm cho tình trạng khô miệng tồi tệ hơn, dùng thuốc theo đơn, và theo chỉ dẫn của bác sĩ để kích thích tiết nước bọt nhiều hơn. Không hút thuốc. Nhai kẹo cao su không đường và kẹo chua để kích thích sản xuất nước bọt.


Video liên quan

Chủ đề