Vi phẩm sở hữu trí tuệ ở trường đại học

Việc các sinh viên mang các giáo trình hoặc sách đến các cửa hàng photo để sử dụng diễn ra phổ biến tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước tại Việt nam.

Gần đây xảy ra nhiều sự tranh cãi liên quan đến việc sử dụng tài liệu được photo trong các trường đại học có phải vi phạm luật sở hữu trí tuệ hay không. Quả thực vấn đề này phức tạp hơn nhiều những gì mọi người thấy bên ngoài nếu nhìn vào chúng dưới con mắt pháp luật chuyên gia.

Việc photocopy tài liệu liên hệ thế nào với luật sở hữu trí tuệ?

1. Bức tranh toàn cảnh

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung, pháp luật quyền tác giả nói riêng là nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với lợi ích của xã hội. Một trong những lĩnh vực thể hiện rất rõ nguyên tắc này là lĩnh vực sao chép tác phẩm. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của một loạt các điều ước quốc tế đa phương, song phương quan trọng về quyền tác giả như: Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép bản ghi âm của họ; Công ước về sự phổ biến các chương trình mang tín hiệu truyền qua vệ tinh; Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ; Hiệp định bản quyền Việt Nam – Thụy Sỹ…

2. Các pháp luật liên quan trực tiếp

Trước tiên cần khẳng định rằng quyền sao chép tác phẩm là một trong những quyền tài sản cơ bản và quan trọng nhất của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và quyền này được bảo hộ cả từ góc độ pháp luật quốc tế, cả từ góc độ pháp luật quốc gia.

Dưới góc độ luật sở hữu trí tuệquốc tế, Điều 9 Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật quy định: “Tác giả có các tác phẩm văn học, nghệ thuật được Công ước này bảo hộ, được hưởng độc quyền cho phép sao in các tác phẩm đó dưới bất kỳ phương thức hay hình thức nào”. Các tác phẩm văn học nghệ thuật được Công ước liệt kê tại Điều 2 bao gồm “tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu”. Như vậy, theo quy định trên thì giáo trình, đề cương bài giảng, sách tham khảo, sách chuyên khảo, các luận án, luận văn, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành và các tài liệu khác đều là các tác phẩm được bảo hộ theo Công ước Berne.

Dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệViệt Nam, quyền sao chép tác phẩm được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) và Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật SHTT). Điều 738 BLDS 2005 và Điều 20 Luật SHTT đều quy định một trong những quyền tài sản của tác giả được pháp luật bảo hộ là quyền sao chép tác phẩm. Pháp luật Việt Nam định nghĩa quyền sao chép tác phẩm là “quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử”.  Thuật ngữ “sao chép” được giải thích là “việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử”. Bản sao tác phẩm được giải thích tại Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan là “bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm”.

Nhìn chung đều cần có quyền tác giả để sao chép tài liệu nhiều thế này

Với các quy định trên thì việc “sao chép” tác phẩm có thể được thể hiện dưới rất nhiều hình thức. Trên thực tế quyền sao chép bao trùm rất nhiều hoạt động, bao gồm việc sao chép nội dung hay hình ảnh bằng máy quét hay máy photocopy hay bất kỳ phương tiện nào khác, việc ghi âm, ghi hình các bài giảng… Như vậy, photocopy là một hình thức sao chép tác phẩm. Về nguyên tắc tác giả sẽ được pháp luật bảo hộ quyền này trong suốt thời hạn bảo hộ tác phẩm. Nếu sao chép tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì bị coi là có hành vi xâm phạm quyền tác giả và tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể áp dụng các biện pháp chế tài dân sự, hình sự hay hành chính.

Vậy mới thấy, tuy là một chuyện đã diễn ra suốt mấy chục năm nay nhưng soi sét dưới góc độ pháp luật sẽ tồn tại vô số vấn đề. Nếu pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không sớm làm rõ những vấn đề này thì vấn đề tài sản trí tuệ ở nước ta sẽ bị thất thoát và không khuyến khích các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đầu tư cho các công trình sáng tạo của mình.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về luật sở hữu trí tuệ hoặc quyền sở hữu trí tuệ cũng như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0948.150.292 hoặc để lại lời nhắn trên website//luatsohuutritue.com.vn, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng kính chào!

Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một phần không thể thiếu trong công tác khoa học và công nghệ, song tại các trường ĐH, hoạt động này vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Bên cạnh đó, thực trạng bảo hộ quyền SHTT vẫn đang là vấn đề gây nhiều bức xúc.

Xây dựng văn hóa ứng xử với sở hữu trí tuệ trong sinh viên là việc làm cần thiết tại các trường ĐH, CĐ.

Vụ tranh chấp nhãn hiệu đầu tiên

Mới đây, Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) đã chính thức gửi đơn khiếu nại lên Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) vì cho rằng Trường ĐH Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) đã vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu Đông Á mà trường đã đăng ký từ năm 2005. Trước đó, vào tháng 7-2010, Trường ĐH Công nghệ Đông Á (thành lập năm 2008) phải tạm dừng tuyển sinh theo quyết định của Bộ GD-ĐT (do vi phạm quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục), khiến trường "trùng tên" phải xử lý thông tin hiểu lầm từ nhiều phụ huynh, sinh viên và các đối tác. Đại diện của Trường ĐH Đông Á cho biết có thể kiện Trường ĐH Công nghệ Đông Á về hành vi vi phạm tên, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ ở Cục SHTT Việt Nam. Đây có lẽ là vụ tranh chấp quyền SHTT đầu tiên giữa các trường ĐH ở Việt Nam.

Từ hàng năm trước, ông Trần Văn Hải (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã dự đoán sớm muộn sẽ xảy ra việc tranh chấp, có điều giữa một cặp trường khác: Trường ĐH Dân lập Công nghệ Sài Gòn và Trường ĐH Sài Gòn (công lập). Ông Hải nhận định: Vào thời điểm hiện tại, việc quản lý nhãn hiệu dịch vụ của các trường ĐH chưa được chú ý đúng mức.

Theo một khảo sát, tính đến hết tháng 5-2009, cả nước mới có 8 trường ĐH/ ĐH sở hữu hợp pháp nhãn hiệu dịch vụ. Trong số 8 trường này, Trường ĐH Dân lập Công nghệ Sài Gòn đã lấy trọn vẹn tên của Trường ĐH Sài Gòn (công lập) làm nhãn hiệu ĐH Sài Gòn. Trong trường hợp có sự tranh chấp giữa hai trường này, theo ông Hải, phần thua có thể thuộc về Trường ĐH Sài Gòn (công lập), một trường có bề dày thành tích trong đào tạo.

Sao chép ngoài tầm kiểm soát

Con số chưa đầy 10 trường đã đăng ký để được sở hữu hợp pháp nhãn hiệu dịch vụ cho thấy việc quản lý nhãn hiệu, một trong các tài sản trí tuệ của trường ĐH chưa được coi trọng, nếu không muốn nói rằng đa số các trường ĐH đã không thấy được tầm quan trọng của dạng tài sản này.

Trong khi đó, theo ông Lê Song Toàn, Trường ĐH Cảnh sát nhân dân, các trường ĐH được coi là cái nôi sinh ra những thành quả sáng tạo có thể được bảo hộ quyền SHTT, đồng thời sử dụng nhiều đối tượng được bảo hộ quyền SHTT của người khác và cũng là nơi dễ dẫn đến xâm phạm quyền SHTT.

Trong thời gian gần đây, nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả (luộc sách) trong các lĩnh vực biên soạn giáo trình, luận văn, luận án, nghiên cứu đề tài khoa học xảy ra ở một số trường đã gây bức xúc trong giới khoa học và dư luận xã hội. Ông Lê Văn Hưng (Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh) cho rằng thực trạng vi phạm SHTT hiện "nhiều về số lượng và phức tạp về tính chất". Việc thiếu dẫn nguồn, không ghi chú trích dẫn tài liệu trong các tác phẩm nghiên cứu đã xảy ra từ nhiều năm nay, đến nỗi trở thành... thói quen, khiến các giáo viên "nghĩ" rằng chúng là của… mình. Ông Hưng cho rằng việc sao chép trong trường ĐH đang nằm ngoài tầm kiểm soát và nhấn mạnh tới tình trạng "photo" cả những tài liệu đã được sao chép từ trước đó.

Cần có văn hóa ứng xử với quyền SHTT

Theo ông Phan Quốc Nguyên, Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), tại Việt Nam, tình trạng xâm phạm bản quyền SHTT đang là vấn đề nhức nhối và diễn biến phức tạp. Trong các trường ĐH, công tác SHTT trong nhiều năm qua chưa được chú trọng. Hầu hết các trường chưa chủ động và tích cực xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động này cũng như chưa có cơ quan chuyên trách theo dõi, tư vấn và hướng dẫn bảo đảm quyền lợi cho những người nghiên cứu. Đặc biệt, các trường ĐH là nơi đào tạo những người chủ công nghệ tương lai nhưng SV và cán bộ nghiên cứu còn thiếu nhận thức về SHTT. Đó chính là những khiếm khuyết lớn làm nảy sinh tình trạng giáo trình, bài giảng bị sao chép một cách "hồn nhiên". Nhiều sản phẩm trí tuệ của các cán bộ nghiên cứu trong các trường ĐH chưa được đăng ký bảo hộ độc quyền.

Trong khi đó, SHTT đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ NCKH và chuyển giao công nghệ, các nhà khoa học cần phải "sống" bằng kết quả nghiên cứu, bằng công nghệ do mình tạo ra. Tình trạng vi phạm quyền SHTT gây ra tâm lý chán nản, mất động lực cho người nghiên cứu và làm ảnh hưởng đến việc phát triển công nghệ, kinh tế của đất nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của SHTT, nhiều trường ĐH đã bắt đầu chú trọng đến việc chuẩn hóa công tác này. Tuy nhiên, ông Phan Quốc Nguyên, Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng con số đơn xin đăng ký SHTT của một số đơn vị chưa xứng với tiềm năng và thực lực của nhà trường.

Bên cạnh việc xây dựng một quy chế về SHTT, nhiều chuyên gia đều cho rằng, việc bảo hộ kịp thời quyền SHTT cần phải trở thành một tập quán trong hoạt động khoa học công nghệ, trước tiên, bằng cách giáo dục đạo đức của người nghiên cứu khoa học, xây dựng văn hóa ứng xử với quyền SHTT trong sinh viên...

Video liên quan

Chủ đề