Ví dụ về ưu thế của nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Nhiều người khi muốn khởi nghiệp thường thắc mắc kinh tế thị trường là gì. Cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay nhé!

Trong lĩnh vực kinh doanh, việc tìm hiểu rõ các thành phần kinh tế là điều cần thiết. Trong đó, kinh tế thị trường là gì sẽ được GiaiNgo giải đáp trong bài viết dưới đây.

Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán hoạt động trao đổi với nhau theo quy luật cung cầu. Từ đó, người mua và người bán có thể xác định giá cả, số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Kinh tế là gì?

Kinh tế là những mối quan hệ, hợp tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người. Mối quan hệ này liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mục đích là tạo ra sản phẩm, hàng hóa để buôn bán, trao đổi trên thị trường.

Kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh và các lĩnh vực khác nhau được nhà nước thừa nhận như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, tài chính ngân hàng, logistic,…

Thị trường là gì?

Thị trường là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng; trao đổi các loại hàng hoá, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong nền kinh tế.

Thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng. Những khách hàng tiềm năng sẽ giúp công ty mở rộng buôn bán và các mối quan hệ sau này.

Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế; nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.

Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung; giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng từ đó mà tăng theo.

Kinh tế phi thị trường là gì?

Kinh tế phi thị trường là các hoạt động kinh tế hợp pháp; nhưng không được ghi chép và tổng hợp trong các khoản thu nhập quốc dân của một nước.

Thể chế kinh tế thị trường là gì?

Thể chế kinh tế thị trường là “luật chơi” chính thức (Hiến pháp, các Bộ luật và Luật, các văn bản dưới Luật, các chính sách và cơ chế tổ chức thực thi các văn bản đó do Nhà nước hiện thời đặt ra) và phi chính thức (các qui tắc bất thành văn, qui phạm, những điều cấm kị mà các nhóm người trong xã hội tham gia hoạt động trong nền kinh tế tự nguyện tuân thủ); được đặt ra đối với các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì?

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế thị trường ra đời khi nào?

Kinh tế thị trường ra đời ở thời điểm có sự xuất hiện trao đổi hàng hóa trên thị trường. Đồng thời, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ nhất ở thời kỳ kinh tế hoạt động chủ yếu dựa vào việc phân bổ các nguồn lực.

Phân loại các loại kinh tế thị trường

Có rất nhiều loại kinh tế thị trường cơ bản. Bạn có thể tham khảo qua các loại kinh tế thị trường dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Cụ thể:

  • Kinh tế thị trường xã hội (Social market economy).
  • Kinh tế thị trường tự do (Liberal market economy).
  • Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc).
  • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam).
  • Kinh tế thị trường tư bản nhà nước.

Ví dụ kinh tế thị trường là gì?

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do và cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý.

Ví dụ về nền kinh tế thị trường bao gồm: Người tiêu dùng đang có nhu cầu dùng nhiều trứng và rau củ. Người bán có thể mặt hàng này sẽ cung cứng cho người tiêu dùng. Giá cả sẽ tùy vào thỏa thuận của người mua và người bán phù hợp với kinh tế thị trường.

Đặc điểm kinh tế thị trường là gì?

Tùy thuộc vào chế độ chính trị và điều kiện phát triển của từng quốc gia, vùng lãnh thổ. Nền kinh tế thị trường có nhiều đặc điểm khác nhau như: tự do, xã hội, nhà nước, xã hội chủ nghĩa,…

Ưu điểm của kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo và cải tiến lối làm việc. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại để phát triển không ngừng.

Kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn, sử dụng người quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả. Đồng thời đào thải các nhà quản lý kém hiệu quả.

Nhược điểm của kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán; không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kinh tế thị trường là gì. Từ đó biết cách nhìn nhận nền kinh tế theo cách nhìn tổng quan để góp phần kinh doanh thành công hơn. Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi nhiều bài viết mới của GiaiNgo nhé.

Kinh tế thị trường là gì? Đặc điểm kinh tế thị trường hiện đại? Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường?

Kinh tế thị trường luôn được xem là một trong những thành quả quan trọng nhất trong sự phát triển lâu dài của nền văn minh nhân loại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động. Kinh tế thị trường là một trong những mô hình kinh tế được nhiều nước sử dụng trên thế giới bởi vì những lợi thế mà nó mang lại. Tuy nhiên vẫn còn nhiều chủ thể chưa hiểu rõ về kinh tế thị trường.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường được hiểu là một giai đoạn phát triển của nền kinh tế, dùng để thể hiện nền văn minh của nhân loại, trong đó việc sản xuất phù hợp với nhu cầu của con người, có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường sẽ tồn tại nhiều các hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể hay các hình thức sở hữu khác.

Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể sẽ đều bình đẳng với nhau, hoạt động trên khuôn khổ nhất định dựa trên những quy định của pháp luật các quốc gia.

Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường đã góp phần tăng cường sự cạnh tranh khốc liệt của các thành phần trong nên kinh tế, phát triển hoạt động trao đổi, mua bán trên thị trường.

Nền kinh tế thị trường cũng chính là nơi để các chủ thể trong xã hội có thể thỏa mãn đam mê trong vấn đề kinh doanh, sản xuất, chính là môi trường kinh doanh tự do và công bằng.

Một số mô hình kinh tế điển hình cụ thể như: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường, xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

2. Đặc điểm kinh tế thị trường hiện đại:

Các đặc điểm và tiêu chí cơ bản của yếu tố thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện đại và điều kiện toàn cầu hóa bao gồm:

– Thứ nhất, là có đầy đủ tất cả các loại thị trường, bao gồm thị trường các nhân tố sản xuất, thị trường hàng hóa và dịch vụ và các loại thị trường khác; các loại thị trường đó đều phát triển; về cơ bản là thị trường cạnh tranh công bằng, kết nối các nền kinh tế khu vực và trên toàn cầu.

– Thứ hai, sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản rõ ràng, được xác định cụ thể và được bảo vệ một cách chắc chắn với độ tin cậy cao.

– Thứ ba, các chủ thể thị trường cần phải độc lập về pháp lý và đa dạng về loại hình; có quyền tự chủ và tự do kinh doanh; tức là tự do quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào, tự do quyết định giá và trao đổi theo cung cầu thị trường.

– Thứ tư, thị trường tất cả các loại đều có cạnh tranh công bằng và trật tự; độc quyền kinh doanh được kiểm soát có hiệu quả; cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh bị loại trừ

– Thứ năm, tự do kinh doanh, cạnh tranh thị trường công bằng và có trật tự là hai yếu tố cơ bản chi phối phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, chi phối sự lựa chọn của các chủ thể thị trường.

– Thứ sáu, giá cả tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất (vốn, đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên…) đều được quyết định dựa trên sự khan hiếm, cạnh tranh và quan hệ cung – cầu của yếu tố thị trường.

– Thứ bảy, cuối cùng đó là sự đào thải sáng tạo, hay chính là cạnh tranh thị trường một cách công bằng và có trật tự sẽ lựa chọn người thắng cuộc.

Các đặc điểm và tiêu chí cơ bản của yếu tố nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại và toàn cầu hóa, bao gồm:

– Nhà nước cần quản lý và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

– Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ và bảo đảm hiệu lực thực thi, trong đó, các điểm nổi bật là xác lập rõ ràng, cụ thể các loại tài sản, quyền sở hữu tài sản, bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản; bảo đảm quyền tự do hợp đồng và thực thi các hợp đồng; bảo đảm cạnh tranh công bằng, bình đẳng và kiểm soát hiệu quả độc quyền kinh doanh dưới mọi hình thức; kiểm soát loại bỏ được cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh dưới mọi hình thức,…

– Nhà nước cần khắc phục khiếm khuyết, thất bại của thị trường; đồng thời, không làm cho thị trường hoạt động một cách méo mó, sai lệch, không tạo ra những tín hiệu thị trường sai lệch đối với các chủ thể thị trường

– Nhà nước cần làm đối tác và tạo cơ hội phát triển đối với khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội khác.

– Nhà nước cần tạo điều kiện và đảm bảo công bằng về cơ hội phát triển đối với tất cả công dân; thực hiện phân phối lại thu nhập nhằm giảm bớt bất công, bất bình đẳng trong xã hội và hỗ trợ, nâng đỡ nhóm xã hội yếu thế, các vùng, địa phương kém phát triển

– Nhà nước cần đảm bảo hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội, tổ chức cung ứng các loại dịch vụ công, dịch vụ xã hội thiết yếu và thực hiện các nhiệm vụ xã hội khác.

3. Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường:

Ưu điểm của kinh tế thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường, nếu nhu cầu hàng hóa của các chủ thể cao hơn so với nguồn cung, giá cả hàng hóa sẽ cao lên, lợi nhuận từ đó cũng tăng, là động lực để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tăng nguồn cung.

Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở có cơ chế sản xuất hiệu quả, sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao, cho phép họ gia tăng quy mô, nguồn lực sẽ đổ dồn về những nơi có hiệu quả sản xuất tốt hơn.

Ngược lại, các doanh nghiệp, cơ sở có cơ chế sản xuất không hiệu quả, sức cạnh tranh kém thì sẽ dần bị đào thải khỏi thị trường.

Nền kinh tế thị trường tạo động lực để các doanh nghiệp đổi mới, phát triển công nghệ, về quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm để có thể cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh chính vì vậy muốn tồn tại phải luôn có giải pháp cải tiến. Kinh tế thị trường cũng là nơi thanh lọc những người thực sự có năng lực, đào thải những ai yếu kém.

Bên cạnh đó, kinh tế thị trường cần phải tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước. Việc được tiếp xúc, chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý từ các nước phát triển từ đó sẽ thúc đẩy các nước đang phát triển có những giải pháp tích cực cho nền kinh tế của nước nhà.

Mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được là tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai bên.

Ngoài ra, nền kinh tế thị trường cũng mang đến nhiều việc làm hơn cho các chủ thể là người lao động.

Nhược điểm của kinh tế thị trường:

Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể là nguyên nhân chính đã gây bất bình đẳng trong xã hội.

Những chủ thể là người chiếm ưu thế trong kinh doanh sản xuất sẽ ngày càng có nhiều tài sản, quyền lực. Những người còn lại thì cũng sẽ rơi vào tình trạng tệ hơn.

Đây cũng là lý do quan trọng dẫn đến sự phân chia giai cấp đó là: thống trị và bị trị. Sự phân chia giai cấp cũng dẫn đến những bất ổn trong đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, nếu sau thời gian dài mad không còn có sự cạnh tranh, những người có tiềm lực mạnh sẽ trực tiếp thâu tóm thị trường, nền kinh tế có thể chỉ do một số ít người thao túng, họ cũng chi phối thị trường theo ý mình.

Chính bởi vậy, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước việc tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm để tăng thêm lợi nhuận sẽ xảy ra, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế nói chung, người tiêu dùng nói riêng.

Do đó, sự chênh lệch về cung – cầu sẽ là hệ quả dẫn đến khủng hoảng thừa, thất nghiệp và lạm phát.

Các doanh nghiệp khi không bán được hàng để nhằm thu hồi vốn dần sẽ phá sản gây khủng hoảng kinh tế trên khu vực và trên toàn thế giới.

Trong thực tế hiện nay, để nhằm mục đích có thể hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường, không có nước nào có một nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do – tự phát, các chính phủ sẽ luôn có trách nhiệm cần can thiệp vào thị trường dù ít hay nhiều. Cũng như vậy, không có nước nào có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn. Thay vào đó, đa số các quốc gia trên thế giới có nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị trường và yếu tố can thiệp của Nhà nước sẽ là nhiều hay ít.

Cụ thể như tại Hoa Kỳ, tuy có nền kinh tế chủ yếu là thị trường tư nhân nhưng nước Mỹ vẫn có Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, đạo luật này sẽ cho phép tổng thống Mỹ có quyền được yêu cầu doanh nghiệp buộc phải nhận và ưu tiên đơn hàng chế tạo vật liệu, thiết bị được coi là cần thiết với quốc phòng, dù điều đó có thể gây thua lỗ cho doanh nghiệp, Tổng thống Mỹ cũng có quyền quy định những mặt hàng bị cấm tích trữ hoặc đầu cơ tăng giá.

Video liên quan

Chủ đề