Ví dụ về quyền được tham gia vào đời sống văn hóa

Câu hỏi xoay quanh văn 11

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 11

Soạn công dân 11 cực chất

Giải công dân 11 cực chất

Giải môn Đại số và Giải tích lớp 11

Giải môn Giáo dục công dân lớp 11

1.630 lượt xem

KhoaHoc.com.vn mời các bạn cùng theo dõi đáp án cho câu hỏi Ví dụ về một vài biểu hiện về quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực văn hoá trong chương trình học Giáo dục công dân lớp 11 bài 10.

Bài làm:

Nội dung cơ bản của quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực văn hóa:

  • Quyền tham gia vào đời sống văn hóa
  • Quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa
  • Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

Ví dụ:

  • Cuối tuần, bà Tám đều tham gia câu lạc bộ hát chèo ở thị xã.
  • Sau hơn một năm nghiên cứu, tìm toi, anh An đã chế tạo thành công máy cắt cỏ tiện lợi.

Mục lục bài viết

  • 1. Quyền về sức khỏe
  • 2. Quyền về sức khoẻ là một quyền con người cơ bản
  • 3. Quyền về sức khoẻ không chỉ được hiểu như là một quyền được khoẻ mạnh mà bao gồm các tự do và quyền khác
  • 4. Các nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện
  • 5. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa học

1. Quyền về sức khỏe

Quyền này nằm trong nội hàm của quyền được có mức sống thích đáng nêu ở Điều 25 UDHR, theo đó, mọi người có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết... Các bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Quy định của Điều 25 UDHR sau đó được cụ thể hóa trong các Điều 7, 11, 12 ICESCR; Điều 10, 12, 14 CEDAW, Điều 24 CRC, Điều 5 Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993. Ngoài ra, quyền về sức khỏe còn được ghi nhận trong một số văn kiện khu vực về quyền con người, chẳng hạn như Hiến chương xã hội châu Âu năm 1961 sửa đổi ( Điều 11), Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc năm 1981 (Điều 16), Nghị định thư bổ sung Công ước châu Mỹ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1988 ( Điều 10)… Tuy nhiên, Điều 12 ICESCR được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền về sức khỏe. Theo Điều này, mọi người đều có quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. Các quốc gia thành viên Công ước cần thi hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này, trong đó bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em; cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp; ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác; và tạo các điều kiện để bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu.

2. Quyền về sức khoẻ là một quyền con người cơ bản

Quyền về sức khoẻ là một quyền con người cơ bản, không thể thiếu để thực hiện các quyền khác. Mọi người có quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể đạt được để sống một cuộc sống có nhân phẩm. Hiện thực hoá quyền về sức khoẻ có thể được thực hiện thông qua nhiều cách tiếp cận bổ trợ nhau, chẳng hạn xây dựng chính sách y tế, hoặc thực hiện các chương trình y tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triển khai, hoặc ban hành những văn bản pháp luật cụ thể. Quyền về sức khoẻ liên quan mật thiết với và phụ thuộc vào việc hiện thực hoá các quyền con người khác, bao gồm các quyền sống, quyền về lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, nhân phẩm, bình đẳng, không phân biệt đối xử, cấm tra tấn, bảo vệ đời tư, tiếp cận thông tin, và các quyền tự do lập hội, hội họp, đi lại. Những quyền và tự do này là những yếu tố hợp thành của quyền được chăm sóc sức khoẻ. Điều 12 ICESCR không bao gồm định nghĩa về sức khoẻ, tuy nhiên có thể liên hệ đến định nghĩa được nêu trong lời nói đầu của Điều lệ WHO, theo đó sức khoẻ được xác định là “trạng thái thỏa mái về điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ thuần tuý là không có bệnh tật hay không ổn định”.

3. Quyền về sức khoẻ không chỉ được hiểu như là một quyền được khoẻ mạnh mà bao gồm các tự do và quyền khác

Quyền về sức khoẻ không chỉ được hiểu như là một quyền được khoẻ mạnh mà bao gồm các tự do và quyền khác, ví dụ như: tự do trong việc làm chủ về sức khoẻ và thân thể, kể cả về tình dục và sinh sản, tự do không bị can thiệp, chẳng hạn, không bị tra tấn, điều trị và thí nghiệm y tế mà không được sự đồng ý; quyền bình đẳng về cơ hội trong việc chăm sóc sức khỏe... Thuật ngữ “tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể đạt được” trong Điều 12 (1) đề cập đến những tiền đề sinh học và kinh tế-xã hội của từng cá nhân và nguồn lực sẵn có của một quốc gia thành viên. Có rất nhiều khía cạnh không thể được giải quyết chỉ trong phạm vi mối quan hệ giữa Nhà nước với cá nhân. Chỉ riêng các nhà nước không thể bảo đảm sức khoẻ tốt cho mọi công dân, cũng như không thể loại trừ mọi nguy cơ với sức khoẻ của mọi công dân. Những yếu tố như gien di truyền, tính nhạy cảm của cá nhân với tình hình sức khoẻ của bản thân, lối sống và điều kiện sống đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi cá nhân. Vì vậy, quyền về sức khoẻ được hiểu là quyền được thụ hưởng những cơ sở vật chất, hàng hoá, dịch vụ và điều kiện cần thiết để đạt được tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể. Quyền về sức khoẻ phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản là: (a) Khả năng sẵn có về cơ sở chăm sóc sức khoẻ và y tế công, các loại hàng hoá và dịch vụ, cũng như các chương trình chăm sóc sức khỏe của quốc gia thành viên, (b) Khả năng có thể tiếp cậ n của mọi người với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hoá và dịch vụ y tế .

4. Các nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện

Quyền về sức khoẻ, giống như tất cả các quyền con người khác, đặt ra ba cấp độ nghĩa vụ đối với các quốc gia thành viên: các nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện. Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi các quốc gia không được từ chối hay hạn chế tất cả mọi người, kể cả các tù nhân hoặc người bị giam giữ, người thiểu số, người xin tị nạn và người nhập cư bất hợp pháp, việc tiếp cận bình đẳng các dịch vụ y tế dự phòng, chữa trị và giảm đau; không thực hiện những quy định mang tính phân biệt đối xử trong chính sách của quốc gia và không áp đặt những quy định mang tính phân biệt đối xử liên quan đến chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ. Hơn nữa, các nghĩa vụ tôn trọng bao gồm cả nghĩa vụ của quốc gia không được cấm hoặc ngăn chặn việc sử dụng những phương pháp chăm sóc dự phòng, áp dụng các tập quán và sử dụng các dược liệu truyền thống, đồng thời phải cấm bán ra thị trường những loại thuốc không an toàn và áp dụng những biện pháp điều trị y tế cưỡng bức, trừ khi những biện pháp đó là cần thiết để điều trị bệnh tâm thần hoặc để phòng chống và kiểm soát các loại bệnh có thể truyền nhiễm… Ngoài ra, các quốc gia không được hạn chế việc tiếp cận các biện pháp tránh thai và các biện pháp khác để giữ sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản; không được kiểm duyệt, kìm giữ hoặc cố tình giải thích sai thông tin liên quan đến sức khoẻ, kể cả thông tin về giáo dục tình dục, cũng như ngăn cản người dân tham gia vào những hoạt động tăng cường sức khoẻ. Các quốc gia cũng không được làm ô nhiễm không khí, nước và đất,v.v., một cách không hợp pháp, ví dụ, qua chất thải công nghiệp từ các cơ sở quốc doanh, sử dụng hoặc thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân, sinh học hoặc hoá học nếu việc thử nghiệm đó thải ra các chất có hại cho sức khoẻ con người, và không được hạn chế tiếp cận các dịch vụ y tế như một biện pháp trừng phạt trong các cuộc xung đột vũ trang.

Nghĩa vụ bảo vệ yêu cầu các quốc gia phải ban hành luật hoặc thực hiện các biện pháp khác để bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và liên quan đến sức khoẻ do bên thứ ba cung cấp; bảo đảm rằng việc tư nhân hoá ngành y tế không tạo ra mối đe doạ đến khả năng sẵn có, có thể tiếp cận, có thể chấp nhận và chất lượng của các cơ sở, hàng hoá và dịch vụ y tế; bảo đảm sự kiểm soát hoạt động tiếp thị thiết bị y tế và thuốc của bên thứ ba; và đảm bảo rằng những người hành nghề y cũng như các nhà chuyên môn y tế khác phải đáp ứng những tiêu chuẩn phù hợp về giáo dục, kỹ năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp. Các quốc gia cũng có nghĩa vụ bảo đảm rằng các tập tục truyền thống không tác động tiêu cực đến việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc tiền và hậu sản cũng như việc kế hoạch hoá gia đình; ngăn chặn bên thứ ba ép buộc phụ nữ phải tuân theo những tập tục truyền thống lạc hậu có hại cho sức khoẻ, ví dụ như tục cắt bộ phận sinh dục nữ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ các nhóm có nguy cơ gặp rủi ro hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người chưa thành niên và người cao tuổi, trước những biểu hiện của bạo lực dựa trên cơ sở giới. Các quốc gia cũng cần bảo đảm rằng bên thứ ba không được hạn chế người dân tiếp cận với những thông tin và dịch vụ liên quan đến sức khoẻ. Nghĩa vụ thực hiện yêu cầu các quốc gia công nhận đầy đủ quyền được chăm sóc sức khoẻ trong hệ thống pháp luật quốc gia, thích hợp nhất là thông qua hình thức lập pháp, cụ thể là ban hành một chính sách y tế quốc gia với kế hoạch chi tiết để thực hiện quyền được chăm sóc sức khoẻ của người dân. Các quốc gia phải bảo đảm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, bao gồm cả các chương trình tiêm chủng chống các bệnh truyền nhiễm cơ bản, và bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng những yếu tố quyết định cơ bản đến sức khoẻ cho tất cả mọi người chẳng hạn như lương thực an toàn đủ dinh dưỡng và nước uống sạch, điều kiện vệ sinh cơ bản, điều kiện sống và nhà ở đầy đủ. Cơ sở hạ tầng y tế công cần bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản cho người dân, bao gồm cả kỹ năng làm mẹ an toàn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Các quốc gia cũng phải bảo đảm rằng đội ngũ bác sỹ và cán bộ y tế khác được đào tạo thích hợp, phải cung cấp đủ số bệnh viện, trạm y tế và các cơ sở khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ,v.v.. thúc đẩy và hỗ trợ thiết lập các viện nghiên cứu và dịch vụ y tế phân bố đều trên toàn quốc. Ngoài ra, trách nhiệm còn bao gồm việc xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế tư nhân và nhà nước để có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của mọi đối tượng, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và giáo dục, tuyên truyền về sức khoẻ, đặc biệt là về phòng chống HIV/AIDS, bảo vệ sức khoẻ sinh sản, xoá bỏ những tập tục truyền thống có hại, bạo lực gia đình, lạm dụng rượu và thuốc lá, thuốc gây nghiện và các chất có hại khác…

5. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa học

>> Xem thêm: Sơ lược về tổ chức thương mại thế giới WTO và Thành tựu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 27 UDHR. Theo Điều này, mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như những lợi ích xuất phát từ những tiến bộ khoa học. Mọi người đều có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinh thần phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học hay nghệ thuật nào mà người đó là tác giả. Điều 15 ICESCR cụ thể hóa nội dung Điều 27 UDHR, theo đó, các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận mọi người đều có quyền: a) Được tham gia vào đời sống văn hoá; b) Được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và các ứng dụng của nó; c) Được bảo hộ các quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học nghệ thuật nào của mình (Khoản 1). Theo Khoản 3 Điều 15 ICESCR, các thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do không thể thiếu được đối với nghiên cứu khoa học và các hoạt động sáng tạo. Các Khoản 2 và 4 Điều này nêu rõ, để thực hiện đầy đủ quyền này các quốc gia thành viên Công ước phải thực thi nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp cần thiết để bảo tồn, phát triển và phổ biến khoa học và văn hoá, và khuyến khích, phát triển các mối quan hệ và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khoa học và văn hoá. Liên quan đến Điều 15 ICESCR, Ủy ban quyền kinh tế, xã hội, văn hóa chưa có Bình luận chung nào đề cập Điều này. Bởi vậy, nhận thức về nội dung của quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa học hiện vẫn giới hạn ở các quy định trong các Điều 15 ICESCR và Điều 27 UDHR.

Video liên quan

Chủ đề