Vẻ đẹp trong ca dao- Nguyễn Đức Quyền

Đọc bài văn bản sau và trả lời câu hỏi:              Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ. Trước khi biết Xuân Diệu nói “Ca dao là máu của Tổ quốc”, trước khi nghe Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”, tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi. Mỗi lần ru con, bà cầm hai tao nôi, hoặc một tay chụm cả bốn tao nôi vừa đưa vừa hát. Lạ thay, má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Tràn ngập trong âm thanh du dương huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng, thế giới của mồ hôi nước mắt, thế giới của tình thương, của tình yêu, của cái thiện, của sự huyền ảo mộng mơ…                                                                                ( Trích Lời ngỏ Vẻ đẹp trong ca dao- Nguyễn Đức Quyền)       1/ Xác định câu chủ đề của văn bản. Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp?       2/ Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là gì?

       3/Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

50 BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 10-HKI 2015-2016 (Nhận biết-Thông hiểu-Vận dụng thấp-Vận dụng cao) Thầy ( cô ) và các em học sinh nào có nhu cầu tìm đọc 50 đề đọc- hiểu Ngữ văn 10 Học kỳ I, xin liên hệ qua Thầy giáo có địa chỉ Email và gọi DĐ Số 01223745614 được giải đáp. Tài liệu (có ít phí) chuyển qua Email của thầy/cô. Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email ghi rõ Họ và tên, Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn. Đề mẫu và đáp án minh hoạ bài tập đọc-hiểu: Đề 1: Đọc bài văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ. Trước khi biết Xuân Diệu nói “Ca dao là máu của Tổ quốc”, trước khi nghe Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”, tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi. Mỗi lần ru con, bà cầm hai tao nôi, hoặc một tay chụm cả bốn tao nôi vừa đưa vừa hát. Lạ thay, má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Tràn ngập trong âm thanh du dương huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng, thế giới của mồ hôi nước mắt, thế giới của tình thương, của tình yêu, của cái thiện, của sự huyền ảo mộng mơ... ( Trích Lời ngỏ Vẻ đẹp trong ca dao- Nguyễn Đức Quyền) 1/ Xác định câu chủ đề của văn bản. Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp? 2/ Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là gì? 3/Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.  4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa lời ru của mẹ. Đề 2: Tên chương/chủ đề: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TT Câu hỏi (Nhận biết/Thông hiểu/Vận dụng/Vận dụng cao) Tên bài Nội dung câu hỏi Hướng dẫn trả lời/đáp án 1 Nhận biết - CH1 Cảm xúc mùa thu Đỗ Phủ ( 712-770) tự là Tử Mĩ, quê huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời. Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là doanh nhân văn hóa thế giới.Thơ Đỗ Phủ hiện còn khoản 1500 bài, có nội dung phong phú và sâu sắt. Đó là những bức tranh hiện thực sinh động và chân xác đến mức được gọi là thi sử ( lịch sử bằng thơ) ; đó cũng là niềm đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo. Giọng thơ Đỗ Phủ trầm uất,nghẹn ngào. Ông sành tất cả các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể luật thi.Với nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt, Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là thi thánh. ( Cảm xúc mùa thu, Tr145, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006) Đọc văn bản trên và thực hiện yêu cầu : Nêu nội dung chính của văn bản ? Văn bản có nội dung : Khái quát tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Đỗ Phủ. 2 Nhận biết - CH2 Cảm xúc mùa thu Xác định lỗi sai và nêu cách sửa cho đúng trong câu : Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là doanh nhân văn hóa thế giới.Thơ Đỗ Phủ hiện còn khoản 1500 bài, có nội dung phong phú và sâu sắt. -Sai dùng từ : doanh nhân . Sửa lại: danh nhân -Sai chính tả : khoản ; sắt. Sửa lại: khoảng ; sắc 3 Nhận biết – CH3 Cảm xúc mùa thu Xác định phép liệt kê trong 6 dòng thơ đầu? Phép liệt kê trong 6 dòng thơ đầu : rừng phong – núi Vu, kẽm Vu- sóng rợn- mây đùn cửa ải- khóm cúc-con thuyền 4 Thông hiểu - CH1 Cảm xúc mùa thu Anh/ chị hiểu thế nào là danh nhân văn hoá thế giới ? Danh nhân văn hoá thế giới là những danh nhân nổi tiếng trên thế giới, những nhân vật có đóng góp xuất sắc không chỉ cho sự nghiệp phát triển văn hoá dân tộc mà còn cho sự phát triển văn hoá chung của nhân loại. 5 Thông hiểu - CH2 Cảm xúc mùa thu Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê trong bài thơ là gì? Hiệu quả nghệ thuật: Qua phép liệt kê, cảnh thiên nhiên được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa, rồi bị thu hẹp lại và cuối cùng chìm vào tâm hồn nhà thơ. Cảnh mùa thu với những yếu tố gợi buồn khiến lòng người cũng buồn như cảnh. Điều đó cũng phù hợp với sự vận động của tứ thơ : từ cảnh đến tình. 6 Thông hiểu CH3 Cảm xúc mùa thu Nêu chủ đề của bài thơ? Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt và cũng là tâm trạng buồn lo của nhà thơ Đỗ Phủ. Nỗi lo ấy bắt nguồn từ nỗi buồn của tác giả khi ông chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ vì sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương lưu lạc. 7 Thông hiểu - CH4 Cảm xúc mùa thu Chữ lệ ở câu thơ Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ được hiểu như thế nào ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ này. Chữ lệ ở câu thơ Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ được hiểu : có thể là lệ của người, cũng có thể là lệ của hoa cúc. Hiệu quả nghệ thuật: Mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh nhớ quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng tự nhiên rơi không sao ngăn lại được. 8 Vận dụng -CH 1 Cảm xúc mùa thu Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tình yêu nước của tuổi trẻ hôm nay. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ; -Nội dung: thí sinh bày tỏ được suy nghĩ về lòng yêu nước của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : Lòng yêu nước là gì ? Ý nghĩa của lòng yêu nước ? Phê phán thái độ thờ ơ với đất nước của một bộ phận giới trẻ.Rút ra bài học nhận thức và hành động dành cho tuổi trẻ . 9 Vận dụng -CH2 Cảm xúc mùa thu Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tình yêu quê hương của tuổi trẻ hôm nay. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ; -Nội dung: từ nỗi nhớ quê hương của tác giả Đỗ Phủ qua văn bản, thí sinh bày tỏ được tình cảm với quê hương, đất nước trong cuộc sống hôm nay. Rút ra bài học nhận thức và hành động dành cho tuổi trẻ . 10 Vận dụng cao Cảm xúc mùa thu Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, em có nhận xét gì? Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có mấy nhận xét sau: - Ưu điểm : Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt. - Nhược điểm : Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm : + Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ "điêu thương" - đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh - chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong. + Chữ "thẳm" trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống. + Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ "lưỡng khai" - là một từ quan trọng của bản phiên âm - nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ "cô" cha dịch được làm cho câu thơ cha thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ li hương. Đề 50: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: "Rồi hóng mát thuở ngày trường Hoè lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương." ( Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006) 1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? 2/ Các từ đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc miêu tả cảnh ngày hè? 3/ Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản có gì lạ so với số tiếng quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Câu thơ kết thúc bài thơ thể hiện tư tưởng gì của nhà thơ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên. Trả lời: 1/ Văn bản trên có 3 ý chính: Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên- Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người- Niềm khát khao cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi. 2/ Các từ đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc miêu tả cảnh ngày hè : tác giả đã sử dụng các động từ, tính từ, từ láy giàu sức gợi hình tượng và cảm giác. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra ; từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu tiễn (ngát, nức) gợi tả sức lan toả của hương sen ; từ lao xao, dắng dỏi đảo lên trước chợ cá, cầm ve làm nổi bật âm sắc rộn ràng, râm ran rất riêng của mùa hè. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự đồng cảm, chia sẻ với nỗi vất vả của người dân lao động nghèo. 3/Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản lạ so với số tiếng quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật là đều dùng 6 tiếng ( câu lục ngôn). Đó là sự sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Trãi khi Việt hoá thơ Đường. Câu thơ kết thúc bài thơ Dân giàu đủ khắp đòi phương thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của nhà thơ Nguyễn Trãi.   4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: từ niềm khát khao dân giàu của Nguyễn Trãi, thí sinh suy nghĩ về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay. Cần làm rõ các ý: lấy dân làm gốc là gì ? Tại sao phải lấy dân làm gốc ? Ý nghĩa của việc lấy dân làm gốc ? Bài học nhận thức và hành động ?