Vẻ đẹp hiện đại là gì

Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của hai bài thơ Tràng Giang Huy Cận và Chiều Tối của Hồ Chí Minh

* Vẻ đẹp cổ điểnđược hiểu là vẻ đẹp đã trở thành chuẩn mực trong văn học trung đại. Biểu hiện :

+ Có cảm hứng đặc biệt đối với thiên nhiên

+ Miêu tả thiên nhiên theo kiểu chấm phá, không miêu tả nhiều chi tiết, cốt ghi lấy linh hồn của cảnh vật

+ Hình ảnh nhân vật trữ tình trong thơ bình tĩnh, ung dung như giao hoà với trời đất.

* Nói một bài thơ hiện đại có vẻ đẹp cổ điểnlà muốn nói bài thơ đó gợi cho ta nhớ tới vẻ đẹp của những bài thơ cổ ở cách dùng từ, cách sử dụng các thi liệu, cách tả cảnh (theo lối chấm phá), cách tả tình (tả cảnh ngụ tình)

2.2. Vẻ đẹp hiện đại : Nói vẻ đẹp hiện đại là nói tới sự sáng tạo, sự cách tân của cá nhân nhà thơ hiện đại thể hiện ở cách cảm, cách tả, cách sử dụng ngôn từ không còn tính qui phạm như trong thơ cổ, tuy họ vẫn kế thừa vẻ đẹp của thơ cổ.

Huy Cận là một nhà thơ tên tuổi trong nền thi ca nước nhà với nhiều tác phẩm tiêu biểu, có đóng góp rất nhiều trong phong trào thơ mới. Tràng Giang là một trong những bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của ông. Tràng Giang trích trong tập Lửa Thiêng được viết trước cách mạng tháng Tám. Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, bài thơ là một bức tranh đẹp được hòa quyện giữa nét cổ điển và hiện đại.

Phân tích chấtcổ điển và hiện đại trong bài Tràng giang để có thể thấy được thể hiện ngay từ thi đề của bài thơ. Hai chữ tràng giang mang tính cổ điển mà trang nhã, là từ Hán Việt, gợi cho ta đên những bài thơ Đường thi có màu sắc xưa cũ, cổ kính. Nhưng nếu các thi nhân xưa đến với thiên nhiên để tìm sự giao cảm thì nhà thơ hiện đại Huy Cận lại đứng trước Tràng Giang để thể hiện nỗi ưu tư, buồn bã trước kiếp người nhỏ bé cô đơn. Đó là một tâm hồn rất hiện đại mà qua đó ta có thể thấy được nét quyến rũ của bài thơ.

Với khổ thơ đầu tiên:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Hai từ láy điệp điệp và song song của 2 câu thơ đầu đậm chất cổ điển của thơ Đường. Giữa cái bao la bát ngát của sóng, của nước là hình ảnh một con thuyền xuôi mái. Thuyền và nước thường đi đôi với nhau nhưng ở đây thuyền về nước lại nghe sao xót xa. Câu thơ cuối Củi một cành khô lạc mấy dòng cho ta thấy được sự cô đơn lẻ loi đến lạc lõng giữa vũ trụ bao la. Nét đẹp cổ điển của khổ thơ được thể hiện qua ngòi bút đặc sắc của tác giả, chỉ bằng vài nét chấm phá đơn sơ đã gợi được lên hồn cốt của tạo vật.Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn thấy được nét đẹp hiện đại của khổ thơ, đó là hình ảnh độc đáo không ước lệ củi một cành khô, hình ảnh thâu tóm ý tưởng chủ đạo cả khổ thơ, hé mở tâm trang nhân vật trữ tình cô đơn, lac lõng.

Khổ thơ tiếp theo

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Từ láy được tác giả sử dụng dày đặc lơ thơ đìu hiu, chót vót cùng với việc sử dụng hình ảnh đối lập nắng xuông- trời lên, sông dài- trời rộng là thủ pháp nghệ thuật trong lối thơ cổ. Vẻ đẹp cổ điển còn hiện ra qua các thi liệu quen thuộc như sông, trời còn cuộc sống con người thì cô đơn, buồn bã. Cái mới mẻ ở đây là cách diễn đạt qua hình ảnh chuyển đổi cảm giác của tác giả khi mà nắng xuống trời lên lại sâu chót vót, gợi lên cho ta cái mở rộng về thời gian, không gian để rồi thấy rõ hơn cái nhỏ bé cô đơn của con người.

Ở khổ thơ thứ ba:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Bèo là hình ảnh ẩn dụ cho kiếp người trôi nổi thường được sử dụng trong những bài thơ cổ điển. Ở đây, bèo không chỉ có một cánh mà hàng nối hàng rợn ngợp. Cảnh vật ở đây hiu quạnh đến vô cùng. Cụm kết cấu không không nhấn mạnh điều đó. Giữa không giang mênh mông rợn ngợp giường như heo hắt không có sự sống, chỉ có lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại được thể hiện đặc sắc ở khổ thơ cuối:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc được tác giả lấy thi hứng từ tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ Mặt đất mây đùn của ải xa. Bút pháp gợi tả cùng từ láy lớp lớp cho thấy được hình ảnh sống động của núi mây. Ở đây tác giả vận dụng rất tài tình động từ đùn khiến cho từng lớp mây như đang chuyển động. Hình ảnh này rất độc đáo, mang vẻ đẹp hiện đại. Ở câu thơ sau, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa. Hình ảnh chiêm nghiêng cánh và bóng chiều cũng là những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ điển. Câu thơ tả không gian nhưng gơi được cả thời gian. Giữa khung cảnh đó là một tâm hồn rất hiện đại:

Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Dợn dợn là một từ láy độc đáo của Huy Cận mà trước đó chưa ai sử dụng. Kết hơp cùng với cụm từ vời con nươc khiến cho lòng quê càng thêm hiu quanh. Ở câu thơ cuối tác giả lấy cảm hứng từ tứ thơ Yên ba giang thượng sử nhân sầu của Thôi Hiệu. Nhưng ở đây tác giả không cần khói hoàng hôn cũng vẫn nhớ nhà bởi nỗi nhớ đó luôn thường trực trong tâm khảm. Nét khác biệt đó làm nên vẻ đẹp hiện đại của câu thơ.

Ngoài ra bài thơ Tràng Giang mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại thể hiện ở thể loại thơ và bút pháp mà tác giả sử dụng. Thể loại thơ ở đây là thơ 7 chữ với lối ngắt nhịp đăng đối nhuần nhuyễn. Song, Tràng Giang cũng rất mới qua những từ ngữ giãi bày cảm xúc cá nhân

Tràng Giang là một bức tranh về phong cảnh mà còn là một bản nhạc về tâm hồn. Nét thi vị của bài thơ là ở vẻ đẹp cổ điển và hiện đại luôn hòa quyện, sóng đôi. Nét đẹp của bài thơ sẽ mãi đi vào lòng người, để rồi qua vẻ đẹp đó ta thấy được một tấm lòng yêu nước thầm kín, một tài hoa rực sáng của thi ca.

Chủ đề