Văn khấn ra mộ mời các cụ về ăn tết năm 2024

Lễ tảo mộ thường được tổ chức vào cuối tháng Chạp hằng năm, trước khi các gia đình sửa soạn làm mâm cơm Tất niên vào 30 Tết.

Lễ tảo mộ cần chuẩn bị gì?

Lễ tảo mộ rất được coi trọng bởi đây là lễ tạ thổ thần bổi bổ long mạch, xin rước vong linh gia tiên về nhà hoặc từ đường để đón năm mới (gọi là lễ Chạp).

Ở nhà cũng khấn để mời vong linh gia tiên về ăn tết cùng gia đình, con cháu.

Khi đi tảo mộ, người dân có thể chuẩn bị những đồ lễ gồm:

- Một con gà hoặc một khoanh giò, hay 2 lạng thịt nạc vai luộc

- 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng, 1 đĩa gạo muối

- 1 bát nước, 1/2 lít rượu trắng

- 1 bao thuốc, 1 lạng chè

- 1 bộ quần áo quan Thần linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, ngựa đỏ kiếm trắng

- 1 đinh vàng hoa, 10 lễ vàng tiền

- 4 cái oản đỏ

- 5 lá trầu và 5 quả cau

- 9 bông hồng đỏ và đĩa hoa quả (5 quả tròn).

Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá…. mỗi thứ ít nhiều.

Chú ý, nếu phần mộ nhỏ thì phải có thêm mâm, thêm bàn để bày lễ lên sao cho phù hợp.

Song, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của gia đình có thể soạn sửa lễ vật khác nhau, quan trọng nhất là thể hiện được tấm lòng thành, sự biết ơn của con cháu đối với tiên tổ.

Sau khi chuẩn bị đồ lễ, con cháu sẽ kính cẩn, mời người đã khuất về ăn Tết cùng gia đình.

Văn khấn ra mộ mời các cụ về ăn tết năm 2024

Bài cúng lễ tảo mộ ngày Tết Nguyên đán 2022 là mời vong linh gia tiên về ăn tết cùng gia đình, con cháu. Ảnh minh họa.

Bài cúng lễ tảo mộ Tết Nguyên đán 2022

Dưới đây Dân Việt giới thiệu bài cúng lễ tảo mộ ngày Tết Nguyên đán 2022 theo sách Văn khấn nôm truyền thống do Nhà xuất bản Thanh Hóa phát hành.

Nam mô A di Đà Phật

Nam mô A di Đà Phật

Nam mô A di Đà Phật

Kính lạy:

Ngài Kim niên đương cái Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.

Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.

Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.

Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền chu tước, hậu Huyền vũ, tả Thanh long, hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn thần cai quản ở trong xứ này.

Kính lạy hương linh cụ:...................

Hôm nay là ngày..................... tháng Chạp, nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.

Chúng con là:....................

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa, phù tửu lễ nghi, trình cáo tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là: .......................

Có phần mộ tại đây về với gia đình đón mừng năm mới, để cho con cháu con phụng sự trong tiết xuân thiên báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần phủ thùy doãn hứa. Âm dương cách trở, bát nước chén hương, biểu tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Hàng năm, vào những ngày cuối tháng Chạp, các gia đình người Việt thường cùng nhau ra tận mộ phần tổ tiên để làm lễ tạ mộ và mời hương linh gia tiên về đón Tết cùng gia đình. Nghi thức “chạp mộ” thể hiện lòng hiếu thảo, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc được lưu giữ theo năm tháng.

Văn khấn ra mộ mời các cụ về ăn tết năm 2024
Ảnh minh họa

Lưu giữ đạo lý cao đẹp

Từ bao đời nay, người Việt luôn giữ nét đẹp truyền thống về lòng biết ơn. Trong lễ chạp mộ cuối năm, các gia đình luôn tạ ơn tôn thần cai quản tại khu mộ của gia đình đã phù trì cho linh cốt, vong linh gia tiên được an ổn. Đây cũng là dịp con cháu thể hiện tấm lòng thành kính hiếu thuận với người đã khuất.

Khi đến chạp mộ, con cháu cùng nhổ cỏ, chăm sóc các loại cây cảnh, hoa quanh khu vực mộ phần. Với các mộ đất chưa xây, mọi người cần lưu ý loại bỏ các loại cây cỏ mọc trùm lên mộ, tránh bị chuột làm tổ.

Có một nét đẹp văn hóa khá thú vị của lễ tạ mộ cuối năm. Các gia đình khi đi chạp mộ không chỉ chăm sóc nơi an nghỉ của người thân mà còn cùng nhau thể hiện sự quan tâm tới những ngôi mộ vô thừa nhận ở khu lân cận.

Sau khi các ngôi mộ đã được dọn dẹp phong quang sạch sẽ, chúng ta có thể bày đồ lễ, kính mời Thần linh thổ địa Tôn thần cai quản khu mộ và hương linh người thân đã khuất về thụ hưởng. Chờ hương cháy được một nửa, có thể hóa tiền vàng, hạ lễ. Đặc biệt, con cháu thường thành kính mời hương linh gia tiên tiền tổ về ăn tết cùng gia đình.

Đồ lễ khi đi tạ mộ cuối năm

Sau khi đã dọn mộ xong, chúng ta có thể bày đồ lễ. Tùy theo điều kiện từng gia đình cùng những phong tục vùng miền mà chúng ta có thể chọn đồ lễ cho phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo mâm đồ lễ như sau:

- Xôi, chè

- Rượu, trà, thuốc.

- 5 lá trầu và 5 quả cau

- 9 bông hồng đỏ và đĩa hoa quả (5 quả tròn).

- 4 cái oản đỏ (hoặc bánh)

- 1 đĩa gạo muối

- 1 bát nước hoặc 1 chai nước

Văn khấn tạ mộ cuối năm

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.

- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.

- Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.

Con kính lạy hương linh cụ:…………………..

Hôm nay là ngày… tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:…………..

Ngụ tại:…………..

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tịnh tài, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:............... có phần mộ táng tại………… được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở

Bát nước nén hương

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám

Phù hộ độ trì

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Những điều lưu ý khi đi chạp mộ

Để thực hiện đúng cũng như đảm bảo sức khỏe, khi đi tạ mộ cuối năm, mọi người cần lưu ý những điều sau:

+ Thời gian đi tạ mộ không nên đi quá sớm lúc sương chưa tan hết hoặc quá chiều muộn âm khí nặng hơn không có lợi cho sức khỏe.

+ Cần sắp lễ vật ở miếu thần linh. Bởi ở nghĩa trang thường có nơi thờ thần linh, thổ địa riêng.

+ Khi đi tạ mộ, mọi người cần lưu tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ chứ không nên chỉ quan tâm đến các cụ gần đời mình như cha mẹ, ông bà… Ngoài ra, mọi người nên thắp hương các ngôi mộ ở bên cạnh những ngôi mộ người thân của mình, ngay cả những ngôi mộ vô chủ cũng nên thắp cho họ nén hương.

+ Khi đi tạ mộ không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác.

+ Sau khi đi tạ mộ về, mọi người nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các khí và âm khí bám vào người và quần áo.

+ Một số người nên hạn chế đi tạ mộ vì nghĩa trang là nơi nhiều khí lạnh, vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là người đang ốm yếu, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai, không nên đi vì những đối tượng này rất dễ bị nhiễm âm khí, phong hàn.

Ngày tốt tạ mộ năm 2023

Tạ mộ thường được tiến hành từ 20 tháng Chạp đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch.

Theo các chuyên gia tâm linh, từ nay tới 30 tháng Chạp còn 3 ngày đẹp nhất để làm lễ tạ mộ, giúp con cháu được tổ tiên phù hộ, năm sau tài lộc tốt hơn năm trước là:

- Ngày 24 tháng Chạp (15/1/2023)

- Ngày 26 tháng Chạp (17/1/2023)

- Ngày 28 tháng Chạp (19/1/2023)

Không có quy định cụ thể về ngày tạ mộ nên chúng ta có thể chọn ngày cho phù hợp với gia đình.

Lưu ý:

- Các ngày 23, 29 và 30 tháng Chạp là những ngày bình thường.

- Khoảng thời gian từ nay tới 30 tháng Chạp có 3 ngày xấu: Ngày 22, 25 và ngày 27 âm lịch (ngày 22 và 27 âm lịch là ngày Tam nương).