Văn học hiện thực phê phán 30 45 năm 2024

Chuyên đề: CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ LÃNG MẠN

TRONG VĂN HỌC 1930-1945

  1. PHẦN MỞ ĐẦU:
  1. Lí do chọn đề tài:

Xuất hiện vào những năm 30 của thế kỉ XX khuynh hướng hiện thực ở

Việt Nam đã góp thêm tiếng nói tích cực vào sự nhận thức với tinh thần phân

tích phê phán các mối quan hệ thối nát trong xã hội đương thời, nhen nhóm thái

độ bất bình với thực tại, tỏ lòng thương cảm với những số phận khốn khổ. Trải

qua bề dày thời gian, những tác phẩm của thời kì văn học hiện thực phê phán ấy

đến nay vẫn nguyên giá trị và luôn có sức ám ảnh với tương lai.

Chuyên đề: Văn học hiện thực 30 - 45 giúp học sinh hiểu về một trào lưu

văn học xuất hiện trong thời kỳ phức tạp của lịch sử dân tộc. Mặt khác, chuyên

đề còn giúp các em biết thêm về đội ngũ nhà văn đã định hình thành những

phong cách lớn và những sáng tác của họ thực sự là thành tựu của nền văn học

Việt Nam thế kỷ XX.

II. Đối tượng nghiên cứu:

Chuyên đề Văn học hiện thực 30 - 45 tập trung tìm hiểu sâu về văn học

hiện thực giai đoạn 1930-1945 về nội dung, các thành tựu nghệ thuật trong đó

có phân tích một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của dòng văn học này.

III. Phạm vi chuyên đề:

Tập trung vào mảng văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945 đi từ những

vấn đề lịch sử đến quá trình phát triển và thành tựu nổi bật.

Tập trung vào một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Văn

học lớp 11 SGK nâng cao: “Chí Phèo”, “Đời thừa” - Nam Cao; Chương “Hạnh

phúc của một tang gia” (trích Số Đỏ) – Vũ Trọng Phụng

  1. PHẦN NỘI DUNG:
  1. Giới thuyết về Văn học hiện thực và lãng mạn:

1. Khái niệm về hiện thực và lãng mạn:

* Khái niệm về hiện thực:

Về tên gọi đến nay còn nhiều tranh cãi. Trong “Từ điển văn học” Trần

Đình Sử ( chủ biên) đã đưa ra hai cách hiểu về thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực.

Chủ đề