Vaccine immunization unit là gì

Vaccine phòng Covid-19 và chuẩn của Việt Nam là gì?

Vaccine immunization unit là gì

Nguồn hình ảnh, Getty ImagesChụp lại hình ảnh,

Tiêm vaccine là một giải pháp chiến lược chống Covid-19 ở cộng đồng, theo giới chuyên gia

Vaccine nhập vào Việt Nam đều phải theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay là của Mỹ và Châu Âu, bác sỹ, tiến sỹ Trần Tuấn từ Hà Nội nói với hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt ngày 10/06/2021.

Hôm 3/6, truyền thông Việt Nam loan tin Bộ Y tế đã đàm phán đặt mua 170 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho năm 2021.

Bác sỹ tiến sỹ Trần Tuấn từ Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) từ Hà Nội cho rằng việc thiếu vaccine không còn là vấn đề đối với Việt Nam.

Vaccine và tiêm phòng chống Covid-19, liệu VN đang đi đúng hướng?Quảng cáo

Covid-19: Không có liều vaccine nào thực sự là 'miễn phí'

VN 'vội vàng' khi khởi tố vụ án liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng?

500 triệu liều Pfizer miễn phí: Biden lấy tiền ở đâu để chi trả?

Covid-19: Chỉ có vaccine là 'con đường bền vững giúp thoát dịch'

Tuy nhiên, câu hỏi là khi nào Việt Nam mới có đủ số lượng vaccine như mong muốn, tiêu chuẩn cho việc nhập vaccine là gì và tiêu chuẩn đối với vaccine của Trung Quốc và Nga ra sao.

Chuẩn vaccine của Việt Nam là gì?

Vaccine immunization unit là gì

Nguồn hình ảnh, Getty ImagesChụp lại hình ảnh,

Một kiện hàng đựng vaccine chống Covid-19 tới sân bay Nội Bài, Hà Nội đầu tháng 4/2021

Tham gia hội luận từ Melbourne - Úc, bác sỹ David Phan Đình Hiệp cho rằng vì Việt Nam chưa sản xuất được vaccine phòng Covid-19, nên vội vàng chạy theo doanh số sẽ dễ dẫn đến nhập nhiều nguồn khác nhau và như vậy "chuẩn mực nằm ở chỗ nào sẽ là một thách thức rất lớn cho Việt Nam".

Tuy nhiên, bác sỹ Trần Tuấn nói: "Vaccine nhập vào Việt Nam chắc chắn đều phải theo chuẩn, và phải được công nhận của Mỹ, của châu Âu hay là của WHO".

Do đại dịch Covid-19 lây nhiễm với tốc độ nhanh và mạnh trên toàn thế giới, dù "bước cuối cùng gọi là hiệu lực thực tế của quá trình thử nghiệm vaccine chưa làm được, nhưng người ta chấp nhận là dùng được trong các điều kiện khẩn cấp", bác sỹ Tuấn giải thích.

"Trong danh sách của WHO đến nay 7 loại vaccine đưa vào khuyến cáo cho các nước đều có ý nghĩa là dùng trong trường hợp khẩn cấp, tức là để chặn dịch đang phát tán nhanh, mạnh."

"Ở đây cần cân nhắc giữa hai cái là lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng và WHO đang đặt vấn đề hiệu lực bảo vệ cho cộng đồng để ngăn chặn dịch", bác sỹ Tuấn giải thích thêm.

"Và điều này dẫn đến sự nghi ngại trong cộng đồng là "chuẩn này chưa đảm bảo lấy mục tiêu lấy sức khỏe toàn dân làm đầu", vẫn theo vị bác sỹ này.

So sánh với Úc nơi ông đang sinh sống và làm việc, bác sỹ Phan Đình Hiệp từ Melbourne cho biết nước này có hai cơ quan độc lập khỏi chính phủ để đưa vaccine vào.

"Một là TGA có vai trò kiểm tra, nhận thuốc vào và bắt đầu đưa lên chương trình tiêm như thế nào và giám sát sau khi tiêm.

"Hai là ATG gọi là ban kỹ thuật, người ta xét từng ly từng tý và đưa ra yêu cầu cho chính phủ."

Việc dùng vaccine không đạt chuẩn, theo bác sỹ Hiệp sẽ như là 'muối bỏ biển' và sẽ không tạo được miễn dịch cộng đồng.

Tuy nhiên, việc so sánh tỷ lệ phần trăm hiệu quả các vaccine với nhau cũng là không nên, theo một ý kiến khác của bác sỹ Huỳnh Wynn Trần, người tham gia hội luận từ Los Angeles, California (Hoa Kỳ).

Ông nói: "Tỷ lệ phần trăm hiệu quả trên lâm sàng của những vaccine là một con số thay đổi", và "chúng ta phải hiểu rằng ở những thời điểm khác nhau khi mà những hãng này họ xét nghiệm, thử nghiệm với bệnh nhân trong đại dịch đó thì lúc đó dịch nhiều hay ít dẫn tới tỷ lệ có thể lớn hơn hoặc thấp hơn".

Vaccine của Trung Quốc và Nga thế nào?

Vaccine immunization unit là gì

Nguồn hình ảnh, Linh Pham/Getty ImagesChụp lại hình ảnh,

Hiện có nhiều loại vaccine chống Covid-19 được quan tâm tại Việt Nam, trong đó có vaccine do Trung Quốc và Nga sản xuất

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 do công ty Sinopharm của Trung Quốc sản xuất, theo các khách mời tham dự hội luận.

Bộ Y tế Việt Nam ngày 1/6 cho biết đang xem xét hồ sơ vaccine Covid-19 do Sinopharm sản xuất để cấp phép khẩn cấp có điều kiện.

Ngày 2/6 Bộ Y tế loan báo đã đàm phán mua 20 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga.

Về vaccine của Trung Quốc được cấp phép, bác Sỹ Trần Tuấn nói nó "đặt ra câu hỏi lớn về mặt chất lượng đối với người dân của những nước đang phát triển bởi vì một số nước đã dùng và cũng đặt ra cái là hiệu lực rất kém".

Ông so sánh vaccine của Trung Quốc với vụ đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện đang gây xôn xao dư luận trong nước về việc đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành và điều này dẫn đến "dân rất mất lòng tin với cả vaccine Trung Quốc".

"Có lẽ để thuyết phục được người dân tiêm vaccine Trung Quốc là cả một trở ngại mà tôi cho rằng còn lớn hơn cả truy vết, chống dịch hay thực hiện 5K hiện nay," bác sỹ Tuấn nói thêm.

Đối với vaccine của Nga, vị bác sỹ này cho rằng hiện vẫn còn những nghi ngại về "tiến trình minh bạch các sản phẩm".

Việc tìm hiểu dữ liệu gốc của vaccine là vô cùng quan trọng để đánh giá chuẩn của vaccine; tuy nhiên, theo bác sỹ Wynn Huỳnh từ Los Angeles, điều này "khó như mò kim đáy bể" đối với vaccine của Nga và Trung Quốc.

Ông cũng dẫn chứng việc tìm dữ liệu của vaccine Nano Covax của Việt Nam cũng phải vào trang web của Hoa Kỳ để tìm.

Còn theo bác sỹ Phan Đình Hiệp từ Melbourne hai loại vaccine từ Nga hay Trung Quốc dường như không được ưa chuộng tại Úc.

"Bên Úc chắc chắn người ta không động đến vaccine Sputnik của Nga hay Sinopharm của Trung Quốc đâu," vị bác sỹ cộng đồng này nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm.

Quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi cuộc hội luận chuyên đề của chúng tôi với sự tham gia của các khách mời là các bác sỹ Trần Tuấn, Trần Wynn Huỳnh và David Phan Đình Hiệp.