Ưu, nhược điểm đánh giá cán bộ, công chức

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đánh giá cán bộ, Người cho rằng, để nhận xét được cán bộ tốt thì Đảng phải thường xuyên thực hành đánh giá cán bộ và phải có phương pháp đánh giá đúng. “ Kinh nghiệm cho ta biết: mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hoá cũng lòi ra”.


Đánh giá, phân loại công chức là khâu công tác có ý nghĩa quyết định trong công tác Tổ chức cán bộ. Việc đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm và thực hiện chính sách đối với công chức. Đánh giá đúng công chức sẽ phát huy được khả năng của từng công chức, nguồn lực đội ngũ công chức, góp phần giữ vững đoàn kết nội bộ. Ngược lại, đánh giá không đúng sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng, bổ nhiệm sai, gây ảnh hưởng không tốt cho cơ quan, đơn vị. Nhận thức việc đánh giá, phân loại công chức là hết sức quan trọng, hàng đầu trong các khâu công tác cán bộ, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo sát sao, chỉ đạo quyết liệt việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức đối với Viện Kiểm sát hai cấp trên cơ sở quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và luật viên chức ngày 25/11/2019; Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 561/QĐ-VKSTC-V15 ngày 13/11/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Ngoài ra, nhằm tăng cường quản lý việc đánh giá công chức, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo Lãnh đạo các đơn vị thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho công chức tại đơn vị mình và gửi văn bản phân công về phòng Tổ chức cán bộ để đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao làm cơ sở đánh giá, phân loại công chức cuối năm. Đồng thời yêu cầu công chức hai cấp viết nhật ký công tác hàng tuần, qua đó giúp cho Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ, Lãnh đạo các phòng, các quận, huyện giám sát được khối lượng công việc của công chức tại đơn vị mình thực hiện, góp phần vào việc đánh giá phân loại công chức cuối năm được chính xác, khách quan. Trong năm 2020, kết quả đánh giá phân loại công chức Viện kiểm sát nhân dân hai cấp có 72 người được phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 36,92%; 123 người được phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, chiếm tỷ lệ 63,28%. Không có trường hợp nào xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác đánh giá phân loại công chức như: một số bản đánh giá, nhận xét của công chức (bản kiểm điểm cá nhân, phiếu chấm điểm) còn sơ sài, không ghi rõ nhiệm vụ được lãnh đạo đơn vị phân công, không nêu cụ thể khối lượng công việc được giao, chất lượng công việc đạt được, đánh giá phần ưu điểm, hạn chế qua loa; một số công chức chỉ nêu chung chung, không rõ ràng cụ thể,… Nguyên nhân của hạn chế là do một số công chức còn xem nhẹ việc đánh giá, phân loại công chức, chưa thực sự lấy kết quả đánh giá, phân loại công chức làm cơ sở để quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt hay điều động, luân chuyển và thực hiện chính sách cán bộ, nên việc đánh giá, phân loại còn chung chung, thiếu cụ thể, hình thức, máy móc. Tinh thần tự phê bình và phê bình của một số công chức còn chưa cao; việc đánh giá còn thiếu kiên quyết, nể nang, sợ mất lòng, ngại đưa ra chính kiến nhận xét, đánh giá của mình đối với cấp trên hoặc cấp dưới. Bệnh thành tích trong đánh giá cán bộ, công chức vẫn còn tồn tại ở một số ít đơn vị, phương pháp, quy trình đánh giá chưa khoa học, còn qua loa, chiếu lệ.

Trong thời gian tới để thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại công chức cần đề ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất: cần thực hiện nghiêm những quy định trong Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 561/QĐ-VKSTC ngày 13/11/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thứ hai: cần nhận thức đúng đắn và nghiêm túc về trách nhiệm cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đánh giá, phân loại công chức. Phải dựa vào các tiêu chuẩn hướng dẫn của Ngành để đánh giá, sử dụng linh hoạt các phương pháp nhận xét, đánh giá, phân loại công chức phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể ở từng đơn vị, phản ánh đúng thực chất, có hiệu quả, đảm bảo việc đánh giá công chức phải công tâm, vô tư, khách quan. Thứ ba: việc đánh giá phân loại công chức phải được thực hiện công khai, dân chủ, kết luận theo đa số. Thứ tư: cần khắc phục đánh giá theo hình thức, giản đơn, qua loa. Người đánh giá chỉ nêu ưu điểm, thành tích, né tránh khuyết điểm. Phải nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình của mỗi cá nhân.  Thứ năm: Cấp ủy, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại công chức của đơn vị mình. Phải xác định rõ trách nhiệm trong đánh giá, phân loại công chức với tinh thần thẳng thắn, tự phê bình và phê bình cao. Sau kiểm điểm đánh giá cần thực hiện nghiêm túc việc công khai kết quả phân loại đối với công chức. Cần có thái độ mạnh mẽ, quyết liệt nếu phát hiện có công chức nào không hoàn thành nhiệm thì cần chủ động báo cáo Lãnh đạo Viện và Phòng Tổ chức cán bộ để có phương án bố trí công việc khác phù hợp.

Thứ sáu: phải đánh giá cả năng lực, phẩm chất và uy tín. Dựa vào kết quả, hiệu quả thực hiện từng công việc bằng những sản phẩm cụ thể, có tính định lượng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Việc đánh giá còn phải căn cứ vào kết quả đổi mới, sáng tạo; tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm; khả năng thích ứng nhanh với tình hình thực tiễn, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành./.


Tác giả bài viết: Dương Thanh Thùy

Nguồn tin: Phòng 15, VKSND TP. Cần Thơ

Ưu, nhược điểm đánh giá cán bộ, công chức

Sự ra đời của Đảng là một cột mốc đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, những thành viên của Đảng giữ vai trò vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ Đảng viên nói riêng và đối với Nhà nước nói chung. Việc đánh giá, tự kiểm điểm của Đảng viên, cán bộ, công chức có vai trò rất lớn, bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên danh sẽ phân tích cho các bạn về bản kiểm điểm cán bộ công chức.

Bản kiểm điểm là gì?

Bản kiểm điểm cá nhân do cá nhân lập ra để tự đánh giá, nhận xét mức độ lỗi, những sai sót mắc phải của bản thân, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm về khuyết điểm, rút kinh nghiệm trong những lần sau

Bản kiểm điểm cá nhân là bản tự kiểm điểm dùng cho các cá nhân để trình bày những sai sót, khuyết điểm mà mình mắc phải để từ đó rút ra được kinh nghiệm trong những thời gian tới. Khi cá nhân thực hiện một hành vi nào đó vi phạm kỷ luật thì sẽ cần có bản kiểm điểm cá nhân để tự kiểm điểm lại bản thân và nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

Bản kiểm điểm Đảng viên là mẫu văn bản bản được dành riêng cho các đối tượng là Đảng viên, qua đó có thể tự đánh giá mức độ lỗi của bản thân khi mắc phải, đồng thời ý thức trách nhiệm của bản thân và rút kinh nghiệm cam kết không tái phạm.

Nội dung chính bản kiểm điểm cán bộ công chức.

Phần 1: Thông tin cá nhân của người lập biên bản gồm:

  • Họ tên,
  • Ngày tháng năm sinh,
  • Quê quán,
  • Địa chỉ thường trú,
  • Nghề nghiệp,
  • Đơn vị công tác.

Phần 2: Tự đánh giá về ưu điểm.

  • Người lập biên bản cần tự nhìn nhận và đưa các ưu điểm của bản thân trong 3 mảng: tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Phần 3: Tự đánh giá về khuyết điểm

  • Người lập biên bản cần trung thực nhìn nhận những nhược điểm của bản thân, dũng cảm nói ra đồng thời đưa ra cách khắc phục.

Cán bộ là gì?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Được quy định tại Khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức)

Công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan được quy định cụ thể trong Luật cán bộ, công chức hiện hành.

Các cơ quan công chức làm việc bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là chức vụ được tuyển dụng, bổ nhiệm, giữ chức vụ chức danh trong  biên chế. Chức danh này phải trải qua thời gian tập sự nhất định được luật quy  định đối với từng loại viên chức vụ thể.

Công chức được hưởn tiền lương từ ngân sách nhà nước và không làm việc theo chế độ hợp đồng.

Bản kiểm điểm cán bộ công chức là gì?

Bản kiểm điểm cá nhân công chức là  văn bản do chính công chức soạn thảo nhằm tự đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trong một thời gian đó,  đưa ra  được những ưu điêm, nhược điểm của mình và những phương hướng phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.

Bản kiểm điểm cá nhân công chức có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Do công chức soạn thảo

Từ tên văn bản ta cũng thấy được chủ thể soạn thảo của  của bản kiểm điểm nói trên là do công chức soạn thảo. Như đã  trình bày ở phần trên, phải là những cá nhân  đủ điều kiện  trở thành công chức đang thực hiện các nhiệm vụ, chức năng nhiệm vụ được giao sẽ  có trách nhiệm soạn thảo bản kiểm điểm cá nhân công chức cho cấp trên theo thời gian quy định.

Thứ hai: Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của bản thân công chức, từ đó đưa ra được những phương hướng nhằm khắc phục những khuyết điểm và phát huy ưu điểm trong thời gian tới.

Ưu, nhược điểm đánh giá cán bộ, công chức
bản kiểm điểm cán bộ công chức

Tại sao lại cần Bản kiểm điểm cán bộ công chức?

Thứ nhất: Tự kiểm điểm phê  bình giúp Đảng viên tự soi rọi, nghiêm khắc, thật thà thừa nhận những  khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa.

Mỗi Công chức  sẽ  được phân công làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức khác thuộc nhà nước. Là những cơ quan quan trọng của nhà nước  góp phần  thực hiện chức năng quản lý và định hướng xã hội.

 Chính vì vậy cần tự phê  bình, kiểm điểm cá nhân  mình trong quá trình làm việc, thực hiện nhiệm vụ được giao và cả lối sống cá nhân. Đảng viên là lực lượng lòng cốt lãnh đạo đất nước, làm gương và tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước Việt Nam.

Thứ hai: Tự phê bình và phê bình góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng.

Nguyên tắc, mục đích kiểm điểm, đánh giá, xếp loại công chức là Đảng viên

Mục đích kiểm điểm công chức là đảng viên

– Kiểm điểm tự phê bình, phê bình và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm để các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình, từ đó đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; làm căn cứ để thực hiện các nội dung về công tác cán bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.

– Trong kiểm điểm phải khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; phải nhận diện, xác định rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để sửa chữa, khắc phục; lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân, lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể.

Thực hiện đánh giá liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể, có sự so sánh giữa các vị trí tương đương và công khai kết quả; gắn đánh giá, xếp loại chất lượng của cá nhân với tập thể và với kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.

– Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm.

Nguyên tắc kiểm điểm công chức là đảng viên

– Đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất; trung thực, khách quan, toàn diện; công bằng, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trách nhiệm.

– Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

– Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc; kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, xếp loại hằng năm.

– Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn với kết quả hoạt động, hiệu quả công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Mẫu bản kiểm điểm cán bộ công chức

ĐẢNG BỘ ………..
Chi bộ: ……………

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————

 

….., ngày … tháng … năm …

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN CÔNG CHỨC

Năm ….

Họ và tên:….

Ngày sinh: ….

Chức vụ Đảng: ….

Chức vụ :

Chức vụ đoàn thể: ….

Đơn vị công tác: ….

Chi bộ: ….

  1. Ưu điểm, kết quả đạt được

1/ Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

2/ Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

3/ Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

4/ Về chuyên môn, nghiệp vụ

  1. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

1/ Hạn chế, khuyết điểm.

2/ Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.

III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

– Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc        □ Tốt    □ Trung bình      □ Kém

  1. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm
  2. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể
  3. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

1/ Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

2/ Xếp loại đảng viên:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

 

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức:

– Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:….

– Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức: ….

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên:

– Nhận xét, đánh giá của chi ủy: …

– Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng: ….

Một số điểm lưu ý trong đánh giá, xếp loại chất lượng công chức là Đảng viên

– Tập thể, cá nhân phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, xếp loại chất lượng. Cá nhân vắng mặt hoặc chưa được đánh giá, xếp loại chất lượng thì phải tổ chức đánh giá, xếp loại chất lượng trong thời gian sớm nhất.

– Đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể cấp dưới trước, cấp trên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý trước, cá nhân thành viên sau. Đảng viên là công chức, viên chức thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức. Những người đảm nhiệm nhiều chức vụ công tác, phải kiểm điểm ở nhiều nơi mà có sự khác nhau khi biểu quyết mức chất lượng ở mỗi nơi thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mức chất lượng.

– Tập thể, cá nhân đã được xếp loại chất lượng, nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không đảm bảo điều kiện của mức chất lượng đã xếp loại thì hủy bỏ kết quả và xếp loại lại.

– Không đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo, quản lý mới thành lập chưa đủ 06 tháng, đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng, nhưng vẫn phải kiểm điểm đảng viên tính từ ngày kết nạp vào Đảng. Đảng viên nghỉ ốm tổng thời gian trong năm từ 03 tháng trở lên thì không xếp loại đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên; đảng viên nghỉ thai sản thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

– Đảng viên khi chuyển công tác thì chi bộ nơi tiếp nhận có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Đối với trường hợp có thời gian công tác ở chi bộ, cơ quan, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải lấy ý kiến nhận xét của chi bộ nơi chuyển đi.

– Đảng viên sinh hoạt tạm thời được đánh giá, xếp loại chất lượng ở chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức. Trước khi đánh giá, xếp loại chất lượng, đảng viên sinh hoạt tạm thời lấy nhận xét của của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời nộp cho chi bộ nơi sinh hoạt chính thức để làm căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

– Trường hợp cá nhân chuyển đến là người đứng đầu mà không liên quan đến mức xếp loại của tổ chức, cơ quan, đơn vị mới thì không áp dụng quy định “Mức xếp loại của người đứng đầu không được cao hơn mức xếp loại của tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình đứng đầu”.

– Đối với đảng viên vi phạm kỷ luật ở tổ chức đảng nơi công tác trước đó nhưng bị xử lý kỷ luật và thi hành kỷ luật ở tổ chức đảng mới chuyển đến thì tính vào kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chức đảng nơi xảy ra vi phạm.

Trên đây là bài viết tư vấn về bản kiểm điểm cán bộ công chức của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.