Ưu điểm và nhược điểm là gì

Cách viết ưu nhược điểm của bản thân trong CV xin việc hiệu quả nhất

Ưu nhược điểm là phần không thể thiếu mỗi khi viết CV xin việc. Bạn đang loay hoay không biết nên viết điểm mạnh điểm yếu gì về bản thân mình trong CV xin việc? Hãy tham khảo nội dung bài viết chia sẻ từ 123job dưới đây nhé!

Ngày nay, đa số các công ty tuyển dụng và nhận hồ sơ ứng viên trực tuyến nên CV là hồ sơ đặc biệt cần thiết để giới thiệu về bản thân ứng viên với nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, để "bước khởi đầu" của bạn thành công rực rỡ, việc bạn cần làm trước tiên là chọn cho mình mẫu CV xin việc  và tìm hiểu về cách viết CV. Trong một CV, ngoài các thông tin về mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng, bạn cần trình bày ưu nhược điểm của bản thân trong CV một cách ấn tượng nhất để nhà tuyển dụng thấy được điểm nổi bật của bạn so với các ứng viên khác.

I. Điểm mạnh của bản thân là gì ?

Đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu đôi chút về khái niệm điểm mạnh. Điểm mạnh (Strengths) là những thế mạnh của bạn về tố chất, kỹ năng, kinh nghiệm hoặc trình độ chuyên môn nổi trội trong đời sống và công việc của bản thân. Mỗi người trong chúng ta đều có các điểm mạnh khác nhau. Nhưng về cơ bản điểm mạnh thường bao gồm:

  • Trình độ chuyên môn giỏi
  • Đáng tin cậy, tính trung thực cao
  • Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc
  • Trình độ ngoại ngữ tốt (Giỏi Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung chẳng hạn )
  • Sự nhiệt tình, hăng hái trong công việc
  • Sự sáng tạo
  • Có tính kỷ luật cao, đạo đức nghề nghiệp
  • Sự kiên nhẫn
  • Sự tôn trọng, thân thiện với mọi người xung quanh
  • Mức độ quyết tâm hoàn thành công việc
  • Tính trung thực
  • Tính linh hoạt, nhạy bén, , hăng hái và nhiệt huyết với môi trường, công việc
  • Kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp tốt
  • Sự chăm chỉ trong công việc
  • Sự nghiêm túc
  • Làm việc có nguyên tắc, đúng giờ, chuyên nghiệp
  • Sự năng động
  • Kỹ năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề tốt
  • Thành thạo kỹ năng tin học
  • Có năng khiếu về văn nghệ, nghệ thuật ( biết ca hát, làm MC, chơi đàn, chơi sáo,..)

Trên đây là danh sách những điểm mạnh khác nhau. Nếu bạn có những điểm mạnh đó thì thật may mắn, chúng sẽ là chìa khoá giúp bạn thành công hơn trong tương lai.

II. Điểm yếu của bạn là gì ?

Điểm yếu (Weaknesses) là những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mà bạn thấy không tự tin hay không phải thế mạnh của bạn. Điểm yếu thường bao gồm:

  • Kỹ năng hay trình độ chuyên môn nghề nghiệp chưa tốt
  • Thiếu sự định hướng hay mục tiêu trong công việc
  • Trình độ ngoại ngữ (Đọc, viết, giao tiếp, nghe) chưa tốt
  • Kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt
  • Kỹ năng giao tiếp không tự tin trình bày trước đám đông
  • Ngại giao tiếp
  • Sống ích kỷ
  • Mối quan hệ với bạn bè, gia đình hạn chế
  • Những thói quen tiêu cực

Sau đây là những lời hướng dẫn nói về điểm mạnh điểm yếu của bản thân bạn cần phải biết để có thể viết cv xin việc.

Ưu điểm và nhược điểm là gì

Điểm yếu của bản thân

III. Ưu nhược điểm của bản thân trong CV  Nên trình bày những gì?

Một CV gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì đó phải là CV đặc biệt hơn, khác lạ hơn, sáng tạo hơn nhưng vẫn đảm bảo các quy tắc chung của việc trình bày một CV thông thường. Trước khi đến với vòng phỏng vấn, CV chính là bộ mặt bạn, là con người bạn. Nó sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và bạn đang có những gì. Để viết được những điều nổi bật trong con người bạn, bạn cần hiểu chính xác mình đang có gì và thiếu gì. Bạn có thể thực hiện một bài trắc nghiệm tính cách MBTI để khám phá bản thân trước khi viết ưu nhược điểm trong CV

  • Điểm mạnh trong CV: Bạn phải sắp xếp hợp lý sao cho các điểm mạnh có thể hỗ trợ làm nổi bật nhau. Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng để thấy được sự thành thật của bạn.

Điểm mạnh có thể là:

* Kỹ năng làm việc: Bạn hãy nghiên cứu kỹ yêu cầu tuyển dụng để biết được những kỹ năng đòi hỏi cần thiết cho vị trí công việc đó. Từ đó, bạn hướng nó đến với ưu điểm của bản thân mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

* Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề tốt: Nếu công việc đó là công việc làm gắn bó trong 1 team thì kỹ năng làm việc nhóm cực kì quan trọng. Bạn có thể đưa ra các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc ở phần ưu nhược điểm của bản thân trong CV. Các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, đều là những ưu điểm cần có của một ứng viên tốt.

* Tài lẻ: Nếu bạn có các tài lẻ thì bạn đúng là một nhân tố được chú ý. Bởi điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng có thêm một màu sắc khác để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình. Đừng ngại giấu diếm tài lẻ hoặc các đam mê lành mạnh khác của bạn thân ngoài công việc nhé.

* Hiểu biết rộng: Bạn là một người từng trải qua nhiều công việc khác nhau, thử sức ở nhiều vai trò khác nhau nên bạn biết các chiến lược kinh doanh độc đáo như chiến lược 5s, Kaizen, đại dương xanh... Hoặc với công việc kế toán, bạn có thể nêu điểm mạnh là biết làm bảng chấm công, thành thạo các hàm tính toán... Điều này khiến bạn trở lên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng khi họ cần tìm kiếm ứng viên có chuyên môn cao.

Một số điểm mạnh quan trọng khác như có đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng viết và giao tiếp, đàm phán tốt, chịu được áp lực cao,

  • Điểm yếu trong CV: Bạn hãy thật tinh tế để lựa chọn những điểm hạn chế của bản thân để đưa vào CV của mình. Không một nhà tuyển dụng nào có ấn tượng tốt với một CV mà có danh sách dài những nhược điểm của ứng viên cả. Bạn nên lựa chọn tối đa 3 nhược điểm của bản thân để đưa vào CV.

Các nhược điểm này có thể là:

* Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong mảng hiện tại

* Trình độ tiếng Anh chưa tốt

* Kỹ năng tin học chưa tốt

* Không tự tin trước đám đông, sự khiêm tốn vì biết bản thân mình còn tồn tại những hạn chế nhất định.

* Bạn quá coi trọng bản thân,

* Chưa có kinh nghiệm làm việc nhóm (nhưng hãy hứa là sẽ cố gắng hòa đồng khi được chọn vào làm việc tại công ty).

IV. Ưu nhược điểm của bản thân trong CV  Cần lưu ý gì khi trình bày?

Để làm nổi bật được nội dung điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong cv bạn cần chú ý những vấn đề sau:

Trình bày các ưu điểm gắn với công việc, không nên lan man, kể lể quá nhiều sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không đáng tin. Trình bày ưu điêm với những từ ngữ đơn giản, tránh đao to búa lớn không gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng.

Lựa chọn những điểm yếu không hoặc ít ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của vị trí bạn ứng tuyển. Hãy đưa ra các nhược điểm của cá nhân bạn. Nếu có nhược điểm nào có thể ảnh hưởng đến công việc, bạn hãy khéo léo thêm vào đó cách thức bạn đang cố gắng khắc phục nhược điểm đó như thế nào.

Bạn hãy luôn trung thực khi trình bày các nội dung trong CV. Bạn tuyệt đối không nên nói quá về những ưu điểm của mình bởi nhà tuyển dụng luôn có cách kiểm tra sự trung thực của bạn qua buổi phỏng vấn. Vậy nên bạn đừng dại dột nói dối họ nhé!

V. Câu hỏi luôn có trong buổi phỏng vấn

Ưu điểm và nhược điểm là gì

Các câu hỏi về ưu nhược điểm sẽ xuất hiện khi phỏng vấn

Để có một hồ sơ xin việc đẹp không chỉ cần trau chuốt cách viết cv, cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn mà còn phải chuẩn bị một số mẹo đê có thể giúp bạn khắc phục được những câu hỏi từ nhà tuyển dụng đặt ra khi đi phỏng vấn. Một trong những câu hỏi kinh điển nhất nhà tuyển dụng hỏi "Anh chị hãy nói về điểm mạnh và điểm yếu của mình" . Dưới đây là một số gợi ý về câu trả lời:

1. Trả lời câu hỏi Điểm yếu của bạn là gì? trong buổi phỏng vấn

Trên thực tế, có những "điểm yếu" nhưng ẩn đàng sau là một ưu điểm, các bạn có thể khai thác các "điểm yếu" đó để ngầm giới thiệu "điểm mạnh" của mình một cách khéo léo cũng được. Không nhất thiết "điểm yếu" phải là "điểm yếu" thuẩn túy theo nghĩa đen. vd: Bạn làm việc quá tập trung, chú tâm, cầu toàn để hoàn thành công việc được giao nên đôi khi không chăm sóc bản thân cũng là một loại "điểm yếu" được hoan nghênh chẳng hạn...

Bạn có nên trả lời thành thật những mặt hạn chế về bản thân?

Mỗi chúng ta đều có những điểm yếu, thành thật trong câu trả lời là rất tốt nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không nói những yếu tố liên quan đến kỹ năng mà bạn phải dùng trong vị trí bạn đang ứng tuyển.

Ví dụ, bạn ứng tuyển vị trí Sales, Quan hệ khách hàng, và bạn trả lời rằng điểm yếu của bạn là ngại tiếp xúc với mọi người, không hòa đồng và không nhiệt tình thì nguy cơ bạn bị loại khỏi cuộc phỏng vấn là rất rất cao.

Nên:
    Ở đây bạn nên trình bày một số điểm yếu của bạn trước đó. Và bây giờ bạn đã khắc phục nó ra sao. Nên trình bày đi theo hướng tích cực

Không nên:
    "Tôi không có bất kỳ điểm yếu nào cả"
    "Tôi là người tham công tiếc việc"
    "Tôi là người cầu toàn"
    "Tôi là người không có điểm yếu nào cả"
    "Tôi là người sợ ma"

=> Nói tóm lại: Bạn không nên nói dối, không nên đưa ra các câu trả lời chung chung và chỉ đề cập đến các điểm yếu liên quan tới công việc. Hãy tập trung vào cách khắc phục giải quyết các điểm yếu của bạn. Bạn có thể nói về việc bạn vượt qua các điểm yếu của bạn như thế nào.

2. Trả lời câu hỏi Điểm mạnh của bạn là gì? trong buổi phỏng vấn

Bạn nên nêu ra một số điểm mạnh của bạn hiện nay có thể là: Kiến thức, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, năng lực, giao tiếp... đồng thời nêu ra một số dẫn chứng cụ thể về điểm mạnh của bạn thay vì chỉ trình bày bằng những lời nói.

Trong một buổi phỏng vấn, câu hỏi về điểm mạnh là cơ hội để bạn thể hiện, trình bày hết những điều bản thân bạn có khả năng làm tốt và làm giỏi. Câu hỏi này không có gì khó, tuy nhiên bạn cần trả lời một cách chuyên nghiệp để gây ấn tượng.

VI. Trả lời câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bằng tiếng anh.

1. Mẹo trả lời Điểm mạnh bằng tiếng anh trong buổi phỏng vấn.

Câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu luôn là nỗi sợ hãi lớn đối với mỗi ứng viên, chưa kể đến việc bạn phải trình bày những điểm yếu đó bằng tiếng anh. Có hai nhiệm vụ chính cho bạn trong trường hợp này, đó là  tư duy thật nhanh về những điểm yếu của bản thân bạn và suy nghĩ cách để trình bày nó bằng tiếng anh.

Bạn có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu một cách chung chung vì chính các nhà tuyển dụng cũng không có ý hỏi các bạn cụ thể về nó. Phần trên của bài viết này đã giúp bạn hiểu thế nào là điểm yếu và cách để trình bày những điểm yếu của bản thân, nhưng quan trọng hơn cả là làm sao để trả lời nó bằng tiếng Anh.

Điều này đòi hỏi bạn phải có một vốn tiếng anh nhất định nhưng nếu bạn biết ít về tiếng anh thì cũng đừng lo lắng quá nhé, chúng mình sẽ hướng dẫn bạn trả lời câu hỏi về điểm yếu một cách ấn tượng nhất bằng cách đưa ra ví dụ trả lời cụ thể cùng với liệt kê những cấu trúc, từ vựng được sử dụng.

Câu hỏi từ người phỏng vấn: What Is Your Greatest Weakness? (Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?)

Câu trả lời của bạn:

Yes, I have a couple of weaknesses. My biggest weakness is my inability to work well on a team, I get to spend most of my time alone, but in the near future I will try my best to get along with other people

(Vâng, bản thân tôi nhận thấy mình còn tồn tại một vài điểm yếu. Điểm yếu lớn nhất của tôi là khả năng làm việc nhóm chưa được tốt, tôi dành phần lớn thời gian làm việc một mình. Nhưng trong thời gian tới tôi sẽ cố gắng hết sức để hòa đồng với tất cả mọi người.)

hoặc:

Im not very good at gauging how long a task will take me to finish. I quite often underestimate the time it will take to do smaller jobs. The result is that I dont delegate enough time to larger, more important projects. I have to rush to get things done. Sometimes I miss deadlines. To address the issue, Ive started taking time management courses at my local community college.

(Tôi không giỏi trong việc dự kiến thời gian hoàn thành một nhiệm vụ bất kỳ và thường nghĩ rằng những công việc nhỏ nhặt sẽ chiếm ít thời gian. Kết quả là tôi mất quá nhiều thời gian cho những công việc vặt, không đủ thời gian cho những dự án lớn hơn, phải làm gấp rút ở những giờ cuối của deadline và thình thoảng tôi không hoàn thành công việc đúng hạn. Nhưng để giải quyết vấn đề này, tôi đã tham gia khóa học về quản lý thời gian ở trường.)

Một số cấu trúc tiếng Anh và từ vựng bạn cần lưu ý:

  • Have a couple of weaknesses: có một vài điểm yếu
  • The biggest weakness: điểm yếu lớn nhất
  • Inability to do smth (n) không có khả năng làm gì
  • Spend time doing + smth : dành thời gian làm gì
  • Try + my/her/his,.. + best to do smth: ai đó cố gắng hết sức để làm gì
  • Get along with: hòa đồng với (ai)
  • To be good/bad at doing smth: giỏi/ không giỏi làm gì.
  • Rush to get smth done: gấp rút hoàn thành việc gì đó.

Trên đây là nội dung quan trọng bạn cần biết về cách trả lời những điểm yếu của bản thân bằng tiếng anh. Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm hết các kiến thức để sẵn sàng chinh phục các câu hỏi về điểm yếu bằng tiếng anh nhé.

2. Mẹo trả lời "Điểm yếu bằng tiếng anh trong buổi phỏng vấn

Mỗi chúng ta ai cũng có những thế mạnh nhất định, và những thế mạnh đó chính là đòn bẩy giúp ta định hướng cũng như theo đuổi đam mê của mình. Bạn đã biết được những điểm mạnh cần đề cập đến qua phần trên của bài viết, nhưng làm sao để áp dụng trả lời nó bằng tiếng Anh một cách đầy ấn tượng và chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu những ví dụ cụ thể và học những từ vựng cần thiết nhé.

Người phỏng vấn sẽ hỏi bạn: What are your strengths? ( Điểm mạnh của bạn là gì?)

Ví dụ về câu trả lời:  

I think one of my greatest strengths is as a problem solver. I have the ability to see a situation from different perspectives and I can get my work done even in the face of difficult obstacles. I also feel that my communication skills are top notch. I worked as a programmer in the past so I have that perspective of a developer and I think that they respect me for that.

(Một trong những thế mạnh lớn nhất của tôi là giải quyết vấn đề khá tốt. Tôi có khả năng xem xét một tình huống từ những khía cạnh khác nhau và có thể hoàn thành công việc dù gặp những khó khăn thách thức lớn như thế nào. Bản thân tôi cũng nhận thấy mình có một kỹ năng giao tiếp rất ổn. Do đã từng làm việc ở vị trí lập trình viên và có những kinh nghiệm nhất định ở công việc này, tôi nghĩ mình sẽ hoàn thành tốt các công việc ở vị trí mới.)

hoặc:

One of my greatest strengths is my strong work ethic. When I commit to a deadline, I do whatever it takes to deliver. For example, last week we had a report due and got some numbers back late from our team in Singapore. I pulled an all-nighter to finish the spreadsheet because I knew that the client HAD to receive the report on time.

("Một trong những thế mạnh lớn nhất của tôi chính là đạo đức trong công việc. Khi tôi nhận được một nhiệm vụ, tôi phải cố gắng làm mọi thứ để có thể hoàn thành đúng thời hạn. Ví dụ như vào tuần trước chúng tôi có một báo cáo cần hoàn thành gấp trong khi một số thành viên trong team của tôi ở  Singapore đã đến rất muộn. Tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành sớm nhất vì tôi biết khách hàng của tôi cần nhận được bản báo cáo đúng hạn.)

Một số cấu trúc câu và từ vựng trong tiếng Anh bạn có thể học được:

  • One of my greatest strengths: một trong những thế mạnh lớn nhất của tôi
  • A problem solver: người giải quyết vấn đề
  • Have the ability to : có khả năng làm gì
  • Different perspectives : những khía cạnh, quan điểm khác nhau
  • In the face of difficult obstacles: đối mặt với những tình huống khó khăn
  • Communication skills : kỹ năng giao tiếp
  • Worked as a programmer/teacher/... :  từng làm việc ở vị trí lập trình viên/ giáo viên/...
  • Strong work ethic: đạo đức nghề nghiệp cao
  • On time: đúng giờ

VII.  Cách xác định ưu, nhược điểm của bản thân

Ưu điểm và nhược điểm là gì

Cách xác định điểm mạnh điểm yếu bằng sơ đồ SWOT

1. Mẹo xác định điểm mạnh của bản thân và cách phát huy  

Bạn có thể xác định thế mạnh của bản thân thông qua sở thích, những đánh giá của người khác, và qua những trải nghiệm của chính bản thân bạn.

Sở thích: Sở thích là một yếu tố gần như quan trọng hàng đầu khi bạn muốn tìm ra ưu điểm của bản thân mình. Thông thường, việc bạn thích làm thường là việc bạn làm giỏi hoặc làm tốt hơn những việc khác, và công việc ấy mang đến cho bạn niềm cảm hứng khi làm việc. Ngoài ra, bẩm sinh mỗi chúng ta ai cũng có những đặc trưng tính cách khác nhau, người vui vẻ, hòa đồng, năng nổ; người thì trầm tính, có chiều sâu tâm hồn, và cho dù có tính cách như thế nào thì bạn cũng luôn có những điểm mạnh nhất định, việc của bạn là lựa chọn một lĩnh vực thật phù hợp với bản thân, để không phải cố gượng ép mình làm những việc bạn cảm thấy quá khó để thực hiện.

Thông qua người khác: Đây là một phương pháp khách quan giúp bạn đánh giá ưu điểm của bản thân mình thông qua những người từng tiếp xúc, làm việc với bạn. Đôi khi chính bản thân bạn chưa thực sự hiểu rõ mình, bạn mơ hồ về những việc bạn làm tốt và chưa tốt, hoặc bạn không thấy rõ thái độ, năng lực của mình. Lúc này chỉ người ngoài cuộc mới có thể giúp đỡ bạn. Hãy mạnh dạn xin đánh giá thật lòng từ họ nhé.

Trải nghiệm nhiều: Nếu như sở thích và sự đánh giá của người ngoài là hai yếu tố vô cùng quan trọng để bạn tìm ra ưu điểm của bản thân, thì trải nghiệm nhiều lại được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, khi bạn trải nghiệm, tham gia các hoạt động, các loại hình công việc, tự bản thân bạn sẽ trở nên dày dặn, bạn có cơ hội thử nghiệm nhiều môi trường, lĩnh vực khác nhau và bạn sẽ thấy bản thân có khả năng làm tốt những loại công việc gì, bạn tìm ra được khả năng đặc biệt nào của bản thân, Vì vậy, hãy tích cực trải nghiêm thật nhiều các bạn nhé.

=> Cách phát huy thế mạnh: Mỗi chúng ta ai cũng có những điểm mạnh riêng nhưng ko phải ai cũng biết cách sử dụng tối đa thế mạnh của mình. Để phát huy nó, một điều vô cùng quan trọng là bạn cần phải trải nghiệm thật nhiều để vận dụng liên tục, phát triển hơn nữa khả năng vốn có của mình. Cứ như vậy, kinh nghiệm của bạn ngày một nhiều và chẳng bao lâu bạn sẽ đạt được mục tiêu bản thân đề ra nếu bạn chăm chỉ và trau dồi kinh nghiệm liên tục.

2. Mẹo xác định điểm yếu của bản thân và cách khắc phục  

Bạn có thể xác định được điểm yếu của mình thông qua những việc bạn làm không giỏi và qua đánh giá của người khác.

Việc không thích làm, làm không giỏi: Hiển nhiên những việc bạn làm không giỏi hoặc những việc không đem lại cảm hứng cho bạn sẽ là cơ sở giúp bạn tìm ra điểm yếu của mình. Từ những thất bại trong công việc, bạn cần tự xem xét lại và rút ra nguyên nhân khiến bản thân chưa thực hiên được công việc đó, từ đó bạn sẽ thấy những điểm yếu mà bản thân cần khắc phục.

Đánh giá của người khác (cấp trên,..): Tương tự như tìm điểm mạnh, bạn cần những lời góp ý, đánh giá chân thành từ những người ngoài cuộc để hiểu rõ hơn về bản thân mình.

=> Cách khắc phục những hạn chế: Để khắc phục được nhược điểm của bản thân, không cách nào khác là bạn phải hiểu rõ được điểm yếu của mình và luôn nỗ lực khắc phục, có tinh thần cầu tiến ham học hỏi. Thất bại là mẹ của thành công, sau nhiều lần vấp ngã, thất bại, bạn sẽ tự hoàn thiện bản thân mình.

3. Một số mẹo nên nhớ khi nêu ưu nhược điểm của bản thân

Trung thực

Một trong những điều quan trọng nhất khi nêu ưu nhược điểm của bản thân khi phỏng vấn là trung thực. Một câu trả lời chân thật sẽ tạo ấn tượng trong khi một câu trả lời chung chung, phóng đại sẽ mang đến điều ngược lại.

Nhà tuyển dụng sẽ không muốn chọn một người không thể nhận ra và sở hữu những phẩm chất cần thiết để làm việc. Bạn sẽ là một nhân viên tốt hơn nếu bạn có thể hiểu và tận dụng điểm mạnh của bản thân mình đồng thời cải thiện những điểm yếu. Vì vậy, bạn nên thể hiện trong cuộc phỏng vấn rằng bạn có khả năng tự nhận thức.

Đưa ra ví dụ cụ thể

Đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể luôn là một ý tưởng hay khi nêu ưu nhược điểm của bản thân khi phỏng vấn. Nó giúp cụ thể hóa câu trả lời. Chúng ta chỉ hiểu các khái niệm và tình huống tốt hơn thông qua một câu chuyện. Nếu bạn có thể kể một câu chuyện để hỗ trợ cho các điểm mạnh, điểm yếu của mình thì điều đó luôn luôn hữu ích.

Nếu bạn muốn đề cập đến khả năng chịu đựng áp lực trong môi trường có nhịp độ nhanh, bạn có thể nói với nhà tuyển dụng về những lần bạn phải thay đổi lại bản thuyết trình khi kế hoạch thay đổi vào phút chót. Việc chia sẻ một ví dụ thực tế không chỉ làm cho câu trả lời của bạn trở nên nổi bật mà nó còn làm cho người nghe cảm nhận được sự trung thực, chu đáo của bạn.

Rút ra những bài học hay cái nhìn sâu sắc hơn

Một câu trả lời trung thực với ví dụ cụ thể là một khởi đầu tốt nhưng việc nêu ưu nhược điểm của bản thân không thể hoàn thành nếu bạn không thêm vào đó các bài học. Chẳng hạn, khi nói về ưu điểm, hãy nói với nhà tuyển dụng ưu điểm này sẽ hữu ích như thế nào ở vị trí ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn trở nên ấn tượng hơn.

Ngắn gọn và súc tích

Hãy giữ câu trả lời ngắn gọn và tập trung vào một hoặc hai điểm mạnh, điểm yếu, tùy thuộc vào cách đặt câu hỏi. Đừng nghĩ về số lượng mà hãy chú ý đến chất lượng. Đừng chỉ nói lên những điều bạn nghĩ là tốt hoặc xấu mà không giải thích thêm bất cứ điều gì. Thay vào đó, hãy thu hẹp chúng và đi vào chi tiết.

Một số điều cần tránh khi nêu ưu nhược điểm của bản thân

- Đừng khoe khoang

- Đừng làm giảm giá trị của bản thân vì các điểm yếu

- Không đưa ra các ví dụ không liên quan đến công việc

- Đừng đưa ra các ví dụ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ

VIII. Kết luận và một số lưu ý bạn nên biết khi viết CV

Qua bài viết này chúng tôi đã chỉ ra cho bạn thấy điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong cv có thể xem là một điểm sáng trong CV xin việc của ứng viên. Bạn cần khéo léo và tinh tế để đưa ra những nội dung đánh gục nhà tuyển dụng ngay cả khi họ chưa gặp bạn.

Hy vọng sau bài viết này bạn đã tự tin hơn và biết về các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Tất nhiên nếu bạn có nhiều điểm yếu bạn phải luôn chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn vượt qua chúng như thế. Bạn hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn quyết tâm, không ngai khó khăn, luôn vươn lên và cải thiện những mặt yếu của mình hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng và nó hoàn toàn ghi điểm quan trọng trước các nhà tuyển dụng khi đánh giá ứng viên

Chúc bạn sớm nhận được thư mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng!

Website tuyển dụng 123job.vn nền tảng giúp bạn tìm việc làm, review công ty số 1 Việt Nam. Bạn không còn phải duyệt qua hàng trang việc làm để tìm việc mình thích. Bạn chỉ cần tạo cv xin việc, và hệ thống sẽ chủ động tìm việc tốt nhất, phù hợp nhất cho bạn.

Một số lưu ý cho bạn:

  • Cách viết giới thiệu bản thân trong CV xin việc
  • Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV viết thế nào ?
  • Có nên ghi mức lương trong CV hay không ?