Uống vitamin d vào thời điểm nào trong ngày năm 2024

Vitamin D có công dụng như một loại hormone, được sản xuất bởi chính làn da của cơ thể khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Do loại vitamin này được tổng hợp với tác dụng của ánh sáng mặt trời nên việc bổ sung vitamin D vào thời điểm nào trong ngày và nên bổ sung vitamin D vào thời gian nào đóng vai trò vô cùng quan trọng.

1. Thời điểm uống vitamin D có tác động gì đến hiệu quả của nó?

Việc bổ sung đầy đủ lượng vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại vitamin này có tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe xương, dự phòng các bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hoạt động.

Vitamin D có rất ít trong các nguồn thực phẩm nên nếu không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ gây khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu vitamin D hàng ngày. Đồng thời, đây là một loại vitamin tan trong dầu, nên nó cần một nguồn chất béo để được hấp thụ đúng cách trong cơ thể. Theo chuyên gia dinh dưỡng thì việc bổ sung vitamin D được hấp thụ tốt nhất khi sử dụng đồng thời với các loại thực phẩm có chứa bơ, các loại dầu, hạt lanh hoặc các nguồn chất béo có lợi khác.

Uống vitamin D vào thời gian nào trong ngày?

Bạn nên uống bổ sung vitamin D cùng với thức ăn để hấp thu tối đa. Bạn có thể thích dùng chúng vào những thời điểm nhất định trong ngày. Tuy nhiên, không rõ liệu điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả của chúng hay không.

Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thì độc tính của vitamin D khó có thể xảy ra ở mức tiêu thụ dưới 10.000 IU mỗi ngày. Dư thừa vitamin D thường xảy ra nguyên nhân do uống quá nhiều hay lạm dụng chất bổ sung. Tốt nhất là bạn nên sử dụng vitamin D từ các nguồn tự nhiên.

Việc phơi nắng da trần trong thời gian từ 5 đến 10 phút với tần suất 2 đến 3 lần mỗi tuần là cách để hầu hết mọi người sản xuất đủ vitamin D. Tuy nhiên, vitamin D bị phá vỡ khá nhanh đồng nghĩa với việc lượng dự trữ có thể cạn kiệt, đặc biệt là vào mùa đông.

Uống vitamin d vào thời điểm nào trong ngày năm 2024
Thời điểm bổ sung vitamin D ảnh hưởng đến hiệu quả của nó với sức khỏe

Câu hỏi đặt ra là bổ sung vitamin D vào thời điểm nào trong ngày và nên bổ sung vitamin D vào thời gian nào. Nhiều người nghĩ rằng khi mùa đông thiếu ánh nắng mặt trời mới cần bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, dù thời điểm là vào mùa đông hay mùa hè thì cơ thể vẫn có nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu hụt vitamin D. Vào mùa hè do tâm lý sợ cháy nắng hầu hết mọi người đều sử dụng kem chống nắng và những vật dụng khác để che chắn cẩn thận khi ra ngoài.Việc bổ sung vitamin D thường xuyên trong năm là cần thiết. Việc bổ sung vitamin D có thể được thực hiện vào những thời điểm sau đây:

2.1. Bổ sung vitamin D thông qua các bữa ăn

Vitamin D thường có khả năng tan trong dầu và không tan trong nước, được hấp thụ tốt nhất trong máu khi sử dụng đồng thời cùng với các loại thực phẩm có hàm lượng chất tác dụng nhằm tăng cường khả năng hấp thụ.

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, uống các sản phẩm vitamin D kết hợp với bữa ăn lớn nhất trong ngày sẽ làm tăng khoảng 50% nồng độ vitamin D trong máu chỉ sau thời gian từ 2 đến 3 tháng uống.

Đối với những người lớn tuổi, do vitamin D là loại vitamin tan trong dầu nên việc uống vitamin D cùng một bữa ăn giàu chất béo tốt hơn. Cụ thể, khi uống vitamin D cùng với ăn một bữa ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng 32% nồng độ vitamin D trong máu chỉ sau 12 giờ so với bữa ăn không có dầu mỡ hay chất béo.

Để tăng cường khả năng hấp thụ vitamin D, bạn nên uống vitamin D cùng với những loại thực phẩm như các loại hạt, bơ, trứng và các sản phẩm từ sữa. Đây đều là những nguồn cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể.

2.2. Bổ sung vitamin D vào buổi sáng

Uống vitamin D vào thời gian nào trong ngày là vấn đề nhiều người quan tâm. Một số người nhận thấy việc uống vitamin D vào thời điểm buổi sáng sẽ thuận tiện và dễ nhớ hơn so với việc uống loại vitamin này vào thời điểm cuối ngày.

Uống vitamin vào một thời điểm cố định trong ngày là cần thiết để hạn chế tình trạng quên thuốc. Đồng thời, đối với những người đang sử dụng nhiều chất bổ sung khác nhau thì có thể giúp cho các chất này không bị lẫn lộn và kìm hãm hiệu quả của từng loại vitamin. Do đó, bạn nên tập thói quen uống bổ sung vitamin D với một bữa sáng lành mạnh.

2.3. Bổ sung vitamin D vào buổi tối

Theo như một số nghiên cứu đã cho thấy, nồng độ vitamin D trong máu thấp có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như giảm chất lượng giấc ngủ. Tình trạng này có thể khiến chất lượng giấc ngủ kém hơn và gây mất ngủ. Ngược lại, khi nồng độ vitamin D trong máu cao hơn mức bình thường có liên quan đến mức melatonin ở mức thấp trong cơ thể. Đây là một hormone có tác dụng quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, đặc biệt là đối với những người đa xơ cứng.

Tuy nhiên, khi bổ sung hay uống vitamin D vào buổi tối muộn có nguy cơ cao gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân là do vitamin D có thể can thiệp đến việc sản xuất melatonin của cơ thể.

Uống vitamin d vào thời điểm nào trong ngày năm 2024
Bổ sung vitamin D vào thời điểm nào trong ngày là câu hỏi của nhiều người

3. Một số lưu ý khi bổ sung vitamin D cho cơ thể

Bên cạnh trả lời câu hỏi bổ sung vitamin D vào thời điểm nào trong ngày và nên bổ sung vitamin D vào thời gian nào thì liều lượng bổ sung vitamin D cũng rất quan trọng. Để biết chính xác mức độ vitamin D, tình trạng thiếu hụt, và xác định liều lượng vitamin D nên dùng là bao nhiêu thì bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu cơ bản và bác sĩ điều trị sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.

Liều lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày, cụ thể như sau:

  • Trẻ em: Liều dùng tối thiểu 400 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày;
  • Người lớn: Liều dùng 800 - 1000 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày (nếu không có bệnh lý nền liên quan);
  • Người cao tuổi có thể bổ sung liều dùng vitamin D lên đến 2.000 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày.

Vitamin D có nhiều dạng chế phẩm trên thị trường như ống, giọt, xịt, viên uống,… Bạn có thể sử dụng bất cứ loại nào bạn cảm thấy phù hợp nhất. Điều quan trọng là bạn nên tuân thủ theo khuyến nghị để hạn chế tình trạng cung cấp quá nhiều vitamin D.

Một số đối tượng sau đây cần bổ sung vitamin D thường xuyên hơn so với những người khác như:

  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai cần bổ sung vitamin D để tăng cường khả năng hấp thu canxi cung cấp cho thai nhi.
  • Phụ nữ giai đoạn mãn kinh có thể bị mất một lượng lớn canxi, cần thiết bổ sung vitamin D và canxi tác dụng nhằm ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
  • Trẻ sơ sinh cơ thể còn yếu, hầu như không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cơ thể không có khả năng tự tổng hợp vitamin D.
  • Người bị béo phì thường bị thiếu hụt vitamin D do chất béo dư thừa trong cơ thể ngăn không cho vitamin D lưu thông tốt trong cơ thể.
  • Người cao tuổi, chức năng cơ thể tổng hợp vitamin D kém hơn và ít có điều kiện để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.

Tài liệu tham khảo: healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 098 250 6666 hoặc đặt hẹn ngay Tại đây