khám chữa bệnh phổ biến kiến thức y khoa

Hỏi đáp với bác sĩ về bệnh tăng huyết áp
Ngày đăng 11/08/2020 | 17:15 |Lượt xem: 13332

1. Tôi đang điều trị tăng huyết áp, huyết áp của tôi sau khi điều trị là 130/80 mmHg, tôi có cần dùng thuốc tiếp hay không hay là khi nào huyết áp cao mới uống thuốc tiếp?

Mỗi loại thuốc điều trị tăng huyết áp chỉ có tác dụng duy trì huyết áp ổn định khoảng 24 giờ. Nếu ngừng thuốc, huyết áp sẽ tăng lên và có thể gây biến chứng trên tim, thận, não, mắt... Nên uống thuốc hạ huyết áp đều đặn hàng ngày để có cuộc sống khoẻ mạnh. Không nên chờ huyết áp lên cao mới uống thuốc vì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh cũng tương tự như vậy đừng chờ lúc đói mới ăn cơm.

2. Tôi uống thuốc liên tục có thể gây tác dụng phụ không?

Thuốc hạ huyết áp giúp làm giảm nguy cơ tử vong và biến chứng tim mạch. Các thuốc hạ huyết áp ít khi gây ra tác dụng phụ, các tác dụng phụ gặp phải thường nhẹ nhàng. Bạn nên báo bác sĩ ngay nếu thấy bất thường.

3. Có nên dùng thực phẩm chức năng hoặc các loại thảo dược để điều trị tăng huyết áp không?

Không nên! Các loại thực phẩm chức năng hoặc thảo dược chưa được chứng minh có tác dụng giảm các biến chứng tim mạch do tăng huyết áp. Thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, chứ không phải là thuốc chính điều trị tăng huyết áp.

4. Dùng thuốc điều trị Tăng huyết áp đến bao giờ?

Nên dùng thuốc điều trị Tăng huyết áp lâu dài để làm giảm nguy cơ tử vong và biến chứng tim mạch.

5. Tại sao cần làm xét nghiệm để điều trị tăng huyết áp?

Chẩn đoán tăng huyết áp rất đơn giản. Chỉ cần đo huyết áp đúng là đã chẩn đoán được tăng huyết áp. Tuy nhiên các bác sỹ cần làm thêm các xét nghiệm như: điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu vì để điều trị tăng huyết áp, ngoài con số huyết áp, bác sỹ cần phải biết người bệnh đã bị biến cố gì do tăng huyết áp (suy tim, tai biến mạch não, suy thận...), bác sỹ cần biết người bệnh bị bệnh gì kèmtheo để điều trị thì mới có hiệu quả. Từ các xét nghiệm đó, bác sỹ sẽ tìm ra 1 loại thuốc phù hợp với từng người, mỗi người sẽ có 1 loại thuốc khác nhau, không ai giống ai, giống như mỗi người có 1 cái áo mà màu sắc, số đo là riêng biệt. Chính vì vậy bác sỹ cần làm xét nghiệm thì mới điều trị hiệu quả.

Không được tự ý dùng thuốc của người khác cũng như không được cho người khác dùng thuốc của mình.

6. Tăng huyết áp vào thời điểm nào trong ngày là nguy hiểm nhất?

Huyết áp của con người không phải là một con số cố định. Huyết áp thay đổi theo thời gian (ngày hoặc đêm), hoạt động thể lực và xúc cảm. Thường huyết áp ban đêm thấp hơn huyết áp ban ngày, người ta gọi đó là hiện tượng trũng của huyết áp. Huyết áp khi cơ thể nghỉ ngơi có giá trị thấp hơn huyết áp khi cơ thể hoạt động.

Người ta thấy rằng huyết áp cao vào ban đêm nguy hiểm hơn các con số huyết áp khác (gồm huyết áp trung bình vào ban ngày, huyết áp trung bình 24 giờ và huyết áp đo tại phòng khám). Những người có huyết áp cao vào ban đêm hoặc bị mất trũng huyết áp sẽ có nguy cơ biến cố tim mạch rất cao.

Vì vậy, việc theo dõi huyết áp ở nhà rất quan trọng. Người bị tăng huyết áp nên theo dõi định kỳ huyết áp trong ngày gồm cả ban ngày và ban đêm... để báo bác sỹ và bác sỹ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc, thời gian uống thuốc cho phù hợp.

7. Những lưu ý gì cho người bệnh tăng huyết áp vào mùa hè?Huyết áp vào mùa hè thường có xu hướng thấp hơn huyết áp vào mùa đông. Người ta giải thích rằng mùa hè làm cho cơ thể toả nhiệt, ra mồ hôi, tăng hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm từ đó gây dãn mạch và huyết áp có xu hướng thấp hơn. Về mùa đông, nhiệt độ lạnh nên làm co mạch từ đó huyết áp cao hơn một chút. Người ta cũng thấy các biến cố tim mạch bao gồm cả tử vong, suy tim... hay gặp nhất vào mùa đông hơn vào mùa hè.

Để duy trì huyết áp ổn định trong mùa hè cần:

- Tuân thủ chế độ uống thuốc;

- Uống nước đầy đủ, tránh mất nước;

- Tránh đi ra ngoài hoặc làm việc trực tiếp dưới trời nắng gắt;

- Không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh vì nhiệt độ quá lạnh sẽ gây ra co mạch đột ngột và có thể làm lên cơn tăng huyết áp từ đó có thể gây biến cố tim mạch. Nhiệt độ phòng thích hợp nên duy trì cho người cao tuổi là từ 25 - 28 độ C.

8. Cách theo dõi huyết áp tại nhà

Có nhiều loại máy đo huyết áp, chính xác nhất là máy đo huyết áp thuỷ ngân do thuỷ ngân không bị dãn nở bởi nhiệt độ. Máy đo huyết áp bao tay cũng rất chính xác. Nhược điểm của hai loại máy này là chúng ta không tự đo được huyết áp của mình mà phải có người khác hỗ trợ. Để thuận tiện cho việc tự theo dõi huyết áp, người ta phát triển ra các loại máy đo huyết áp điện tử. Ngày nay, công nghệ phát triển nên nhiều loại máy đo huyết áp điện tử cũng chính xác y như các loại máy đo huyết áp thuỷ ngân hoặc bao tay. Chỉ lưu ý là chúng ta nên chọn máy đo huyết áp điện tử loại bắp tay, không nên chọn cổ tay. Vì chúng ta đánh giá huyết áp động mạch cánh tay nên đo ở cổ tay có thể con số huyết áp không phản ánh chính xác.

Để đo huyết áp chính xác. Có một số lưu ý như sau:

- Nên nghỉ ngơi, không hoạt động thể lực trước khi đo huyết áp khoảng 5 15 phút;

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá;

- Đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau 1 2 phút. Nếu trị số huyết áp giữa hai lần đo chênh nhau quá 10mmHg thì nên đo lại lần thứ ba sau khi nghỉ ngơi khoảng 5 phút. Trị số huyết áp là giá trị trung bình của hai lần đo cuối cùng;

- Người bệnh có thể theo dõi huyết áp của một lần trong ngày và nên ghi lại con số huyết áp của mình vào sổ riêng để theo dõi. Có thể đo thêm nếu có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt;

- Trong các trường hợp huyết áp không ổn định, người bệnh nên gọi điện cho bác sỹ của mình để tư vấn kịp thời.

ThS.BS Văn Đức Hạnh

Viện Tim Mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

VĂN BẢN MỚI

  • Công bố tình trạng cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược của các cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội (Đại học Dược Hà Nội)
  • DANH SÁCH CÁC KHÁCH SẠN ĐƯỢC PHÉP LÀ CƠ SỞ CÁCH LY PHÒNG CHỐNG COVID-19 VÀ THÔNG TIN VỀ DANH MỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CHO NGƯỜI NHẬP CẢNH VÀ CÁCH LY TẠI HÀ NỘI
  • Tăng cường công tác xét nghiệm SARS-CoV-2
  • Thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A của Công ty TNHH Thiết bị và Kho học công nghệ Trung Nguyên
  • Cho phép Phòng khám chuyên khoa Thẩm mỹ - Thẩm mỹ viện Vân Yến tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
  • V/v dược liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng
  • Thông báo về việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động đối với các cơ sở hành nghề y, dược trên địa bàn thành phố
  • Thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A của Công ty TNHH B.Braun Việt Nam
  • V/v dược liệu không đảm bảo chất lượng
  • Sao lục số 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 của Sở Y tế

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Dịch vụ công trực tuyến

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Phần mềm Quản lý văn bản

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Phần mềm QLHS Một cửa

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Phần mềm Một cửa (Mới)

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Tiếp nhận ý kiến công dân

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Danh mục TTHC công

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Thư điện tử TP Hà Nội

Uống thuốc huyết áp bao lâu mới hạ

Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 2647
Lượt truy cập trong tuần: 293258
Lượt truy cập trong tháng: 1746046
Lượt truy cập trong năm: 16672542
Tổng số truy cập: 24792575