Uống nước dừa sau khi uống thuốc bao lâu thì được

Nước dừa là loại thức uống giải khát tuyệt vời, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, năng lượng. .Tuy nhiên, nếu không biết cách uống và lạm dụng nó thì nước dừa lại trở thành có hại cho sức khỏe.

Theo BSCK II. Đinh Thị Kim Liên, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai, nước dừa non chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, thành phần gồm 95% nước, còn lại là đường và một số vi chất như kali, sắt, canxi, photphoMỗi quả dừa non cung cấp khoảng 70kcalo (100ml nước dừa non tươi có khoảng 20 kcalo) . Đây là thức uống bổ dưỡng, đặc biệt vào mùa hè, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng bệnh sỏi thận, điều hòa huyết áp và tốt cho tiêu hóa.

Tuy nhiên, bác sỹ Liên khuyến cáo không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân, đặc biệt với người béo phì. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, tức là bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này. Bên cạnh đó cũng cần chú ý lượng đường trong nước dừa khá cao. Vì thế, nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bạn nên giảm kcal ở những món khác khi đã uống nước dừa.

Uống nước dừa sau khi uống thuốc bao lâu thì được

Theo đông y, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên dùng vì có thể gặp những tai hại khôn cùng. Dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu...) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì Đông y cho rằng "ẩm khốn tỳ", ẩm nhiều gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách.

Khi uống nước dừa nên tránh uống vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) thì càng không tốt. Ngoài ra, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng ít một.

Với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cũng không nên uống nước dừa. Khi ấy phôi thai còn nhỏ, nước dừa thuộc tính hàn lạnh, bà bầu uống nước dừa sẽ không tốt cho quá trình chuyển hóa, ăn uống. Bên cạnh đó, nước dừa có 2% là chất béo, khiến bà bầu khó tiêu và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên bà bầu ngoài 3 tháng thai kỳ thì uống nước dừa lại rất tốt, có tác dụng kháng khuẩn, chống táo bón, lợi tiểu.

Hiện nay, một số bà bầu quan niệm uống nước dừa giúp con trắng da, hồng hào và xinh đẹp, tuy nhiên Bác sỹ Đinh Thị Kim Liên khẳng định hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể hay thống kê chính xác về vấn đề này. Đây chỉ là một kinh nghiệm do các mẹ bầu truyền miệng nên mức độ tin cậy vẫn chưa hoàn toàn được đảm bảo. Bạn cũng nên lưu ý, việc mua và uống nước dừa đúng cách cũng giúp bạn có thêm nhiều lợi ích trong sử dụng.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo: Để nước dừa phát huy đúng tác dụng của mình, chúng ta không nên lạm dụng nước dừa dù nó rất tốt. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 quả và không nên uống thường xuyên. Những người có thể tạng thuộc âm như da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp, thì không nên dùng nước dừa.

Mai Thanh