Tỳ kheo ni là gì

Tỉ-khâu-ni hay là Tỳ Kheo ni (zh. 比丘尼, sa. bhikṣuṇī, pi. bhikkhunī, bo. sde slong ma དགེ་སློང་མ་) là nữ giới xuất gia, là nữ tu Phật giáo. Trong dân gian, một phụ nữ xuất gia thì còn được gọi là ni cô hay là ni sư.

Một ni sư người Việt

Một ni sư người Việt tại Hoa Kỳ

Một ni sư tại Siem Reap, Cam Bốt

Tiểu ni tại Thái Lan

Ni đoàn được mẹ kế của Phật (bà Ma-ha Ba-xà-ba-đề) lập ra với sự ủng hộ của tôn giả A-nan-đà (sa. ānanda). Cũng một phần vì điều này mà A-nan-đà bị khiển trách trong lần Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất. Chính Phật Thích Ca cũng lo ngại sự gia nhập của nữ giới sẽ làm Tăng-già khó tu hành, ngài dự đoán là thời mạt pháp vì lý do đó mà sẽ tới sớm hơn. Thời kỳ tượng pháp (thời kỳ giáo pháp được duy trì vững vàng) thay vì kéo dài 1000 năm, sẽ chỉ còn 500 năm.[1]

Vì vậy, Phật Thích Ca không hoan hỉ trong việc cho phụ nữ xuất gia, nhờ sự cầu xin của đại đức A-nan-đà (Ananda) mà Phật chấp nhận thành lập ni đoàn. Phật dạy đại đức rằng:

"Này Ananda, nếu phụ nữ không được phép xuất gia và sống trong Pháp và Luật của Ta, thì cuộc sống Thánh hạnh của các đệ tử của Ta có thể giữ vững dài lâu, Chánh pháp cao cả của Ta có thể duy trì một ngàn năm, nhưng vì phụ nữ được phép xuất gia, cuộc sống Thánh của các đệ tử Ta sẽ không duy trì dài lâu, và từ nay Chánh pháp cao cả của Ta chỉ còn tồn tại 500 năm nữa mà thôi"."Cũng như, này Ananda, có những ngôi nhà có nhiều phụ nữ và ít đàn ông, những ngôi nhà đó rất dễ bị mất trộm. Nếu để phụ nữ xuất gia, sống trong Pháp và Luật của Như Lai, cuộc sống Thánh của các đệ tử sẽ khó mà duy trì dài lâu. Cũng như một người đắp một con đê để ngăn một bể nước lớn, không để cho nước tràn qua. Ta cũng vậy, Ta chế định ra 8 giới điều nghiêm khắc trên (Bát Kỉnh Pháp) là để ngăn ngừa không để cho Tỳ kheo ni vi phạm".[2]

Mục lục

  • 1 Giới luật
  • 2 Xem thêm
  • 3 Chú thích
  • 4 Tham khảo

Chủ đề