Tuổi thọ trung bình của muỗi cái năm 2024

Trong điều kiện thông thường một con muỗi cái có thời gian sống trung bình trong vòng 2 tháng, còn nếu trong điều kiện phòng thí nghiệm thì có thể kéo dài tới 3 tháng và mức độ sinh sản từ 6 – 8 lần. Khoảng 50% số muỗi cái sẽ chết sau khi sinh sản xong. Đối với muỗi đực thì thời gian sống của chúng ít hơn so với mỗi cái. Muỗi đực sau khi giao phối thì chỉ có thể sống thêm được từ 10 – 15 ngày rồi chết.

2. Vòng đời của muỗi

Trứng Muỗi đực ăn mật hoa thực vật một mình, trong khi con cái lấy máu của vật chủ để phát triển và nuôi dưỡng trứng. Hầu hết muỗi đẻ trứng trực tiếp vào nước. Muỗi trưởng thành sẽ để trứng với số lượng từ 100 – 400 quả, nơi chúng thường chọn lựa để sinh sản là những nơi ẩm thấp như ao hồ, sông suối…

Ấu trùng Trứng sẽ nở thành ấu trùng trong vòng 24 đến 48 giờ. Ấu trùng sớm phát triển để có chiều dài khoảng 5 mm. Hầu hết ấu trùng thở qua ống khí. Ấu trùng lớn hơn có thể được nhìn thấy nổi ngay trên bề mặt nước bị nhiễm khuẩn. Ấu trùng và nhộng thường không thể sống mà không có nước. Nếu một nguồn nước bốc hơi trước khi ấu trùng và nhộng trong đó biến thành muỗi trưởng thành , những con non đó thường sẽ chết.

\>>> Muỗi mang trong mình cực kỳ nhiều những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, một trong những loại bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất chính là bệnh sốt rét, nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy hãy xem ngay Triệu chứng bệnh sốt rét và những biến chứng ác tính để bổ sung những kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ bản thân cũng như mọi người.

Nhộng Trong vòng 7 đến 10 ngày, ấu trùng bước vào giai đoạn nhộng. Nhộng cũng có thể nhìn thấy trên bề mặt của nơi sinh sản. Sau khi một con muỗi được phát triển đầy đủ, nó sẽ nổi lên như một con trưởng thành từ trường hợp nhộng của nó. Lúc này, con trưởng thành mới đứng trên mặt nước và phơi cánh để chuẩn bị cho chuyến bay. Muỗi cái trưởng thành sau đó sẽ tìm kiếm một con vật để nuôi. Muỗi cái có khả năng bay hàng dặm nếu cần thiết và có thể đẻ trên 100 trứng tại một thời điểm.

Muỗi trưởng thành Đây là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của muỗi. Con trưởng thành mới xuất hiện nằm trên mặt nước trong một thời gian ngắn để cho phép bản thân khô và tất cả các bộ phận cơ thể của nó cứng lại. Cánh phải dang ra và khô đúng cách trước khi nó có thể bay.

Muỗi – loài côn trùng gây hại, có thể dẫn đến chết người. Bạn biết gì về loài muỗi. Muỗi hút máu bao nhiêu lần? Tại sao muỗi đốt lại sưng ngứa? Con muỗi chết khi nào? Tuổi thọ của muỗi sống được bao nhiêu ngay?… Ngày hôm nay hãy cùng Vua Bắt Muỗi đi giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết 15 điều nên biết về loài muỗi. Cùng theo dõi bài viết này để hiểu hơn về loại muỗi và đưa ra cách tiêu diệt chúng hiệu quả, an toàn bạn nhé.

1. Tại sao muỗi hút máu xong lại chết?

Những con muỗi chỉ chết sau khi chúng hút máu mà bị bạn đập. Không có một lý do sinh học nào mà chúng minh được rằng chúng sẽ chết sau khi hút máu.

2. Con muỗi chết khi nào?

Vòng đời của muỗi

Trong điều kiện bình thường, muỗi cái có thời gian sống lâu hơn và trung bình một con muỗi cái tuổi thọ kéo dài trong khoảng 2 tháng, còn đối với điều kiện phòng thí nghiệm có thể kéo dài lên đến 3 tháng và mức độ sinh sản từ 6 đến 8 lần. Sau khi thực hiện nhiệm vụ sinh sản 50% lượng muỗi cái sẽ chết.

3. Muỗi hút máu bao nhiều lần?

Một con muỗi cái sẽ hút máu liên tục cho đến khi kết thúc vòng đời của mình. Chúng sẽ hút đến khi chiếc bụng căng tròn và đủ chất dinh dưỡng cho trứng. Sau đó, chúng sẽ nghỉ ngơi trong thời gian ngắn từ 2-3 ngày để đẻ và ấp trứng và sẽ tiếp tục quá trình hút máu sau đó.

Theo các nghiên cứu của nhiều nhà sinh vật, trong mỗi lần hút máu, muỗi cái có thể hút từ 0.001 cho tới 0.01 ml máu, tùy vào từng loài. Chúng là loài ăn tham, chúng có thể hút lượng máu lớn gấp 3 lần so với trọng lượng cơ thể của mình.

4. Tuổi thọ của muỗi sống được bao nhiêu ngày?

Trong điều kiện bình thường thì những con muỗi cái có tuổi thọ lâu hơn so với các con đực. Một con muỗi cái, có tuổi thọ kéo dài trong khoảng thời gian là 2 tháng. Trong môi trường phòng thí nghiệm, với các điều kiện đầy đủ từ ánh sáng, nhiệt độ đến nguồn thức ăn thì tuổi thọ của muỗi lên tới 3 tháng. Muỗi đực có thời gian sống ngắn hơn chỉ trong khoảng thời gian ngắn 10 – 15 ngày.

5. Con muỗi sống nhờ vào cái gì?

Muỗi cái và muỗi đực

Muỗi cái sẽ hút máu để sống vì đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào để chúng sinh sản. Trong máu có nhiều Protein là loại dinh dưỡng cần để trứng hình thành và phát triển tốt trước khi muỗi đẻ vào nước và nở thành ấy trùng.

Còn với muỗi đực, chúng sẽ không hút máu để sống. Nguồn thức ăn chính của muỗi đực là mật hoa và trái cây. Một điều nữa bạn nên biết đó là với mỗi loài muỗi khác nhau thì chúng sẽ hút mật từ những loài cây khác nhau để diu trì sự sống.

6. Tại sao muỗi cắn người này mà không cắn người kia?

Muỗi đẻ trứng tại các ao hồ, vũng nước tù đọng

Nguyên nhân khiến bạn bị muỗi đốt nhiều hơn so với người khác chủ yếu đến từ những lý do sau: do nồng độ khí CO2 khi bạn hô hấp, mùi cơ thể, nhóm máu, màu sắc của quần áo, nhiệt độ cơ thể, chế độ vận động,…

7. Con muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sống được bao lâu?

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyệt là loại muỗi vằn – nổi tiếng với khả năng sinh sản. Loại muỗi “siêu đẻ” này trung bình một vòng đời sống được 1-2 tháng và cứ sau mỗi lần hút máu no thì 3 ngày chúng lại đẻ trứng một lần.

8. Tại sao có hiện tượng muỗi bay trên đầu?

Muỗi rất nhạy bén với CO2, chúng có thể cảm nhận được sự thay đổi nồng độ ở khoảng cách lên tới 30m. Do bạn hít thở không khí qua mũi và miệng nên muỗi thường có xu hướng bay quanh đầu của chúng ta. Tiếng vo ve khó chịu của loài muỗi bên tai chính là nguyên nhân khiến bạn “tự tay đánh mình” kể cả lúc thức hay ngủ nhiều hơn bất kỳ một lý do nào.

9. Tại sao muỗi đốt lại sưng và ngứa?

Triệu trứng sưng và ngứa sau khi bạn bị muỗi đốt là một loại phản ứng bình thường của cơ thể với kháng nguyên có trong nước bọt của các loài muỗi. Bởi khi muỗi đốt bạn, chúng sẽ phải bơm một lượng nước bọt để “gây tê” vùng da xung quanh khu vực chúng lấy máu. Nên khi bị chúng đốt bạn khó nhận ra rằng chúng ta đang bị đốt cho đến khi có cảm giác ngứa. Loại chất này còn có công dụng khác chính là chống đông máu trong quá trình muỗi nạp máu vào cơ thể, do vậy muỗi có thể tự do hút máu đến khi no.

10. Muỗi có thể có bao nhiêu cái răng?

Muỗi là loại côn trùng không có răng, chúng chỉ có vòi để có thể tìm kiếm và hút máu. Muỗi có 2 vòi, 1 vòi để hút máu và vòi còn lại để tiết ra nước bọt nhằm gây tê vật chủ khi hút máu.

11. Muỗi sốt xuất huyết xuất hiện khi nào?

Muỗi sốt xuất huyết xuất hiện khi chúng hút máu của người bị nhiễm virut sốt xuất huyết. Chúng sẽ hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, sau khi mặt trời lặn. Muỗi thường trú trong nhà, các bụi rậm đặc biệt những nơi tối tăm như góc nhà, chăn màn, khe tủ,…

12. Muỗi Anopheles sống ở đâu?

Muỗi Anopheles

Muỗi Anopheles cũng là tác nhân truyền ký sinh trùng sốt rét cho người khá nhanh chóng. Muỗi trưởng thành có màu nâu sẫm và đen. Những vùng nước ngọt là địa điểm lý tưởng để loài muỗi sốt rét trú ngụ và sinh sản. Trong suốt vòng đời, muỗi cái có thể thực hiện giao phối nhiều lần dù chỉ sống được vài tuần đến một tháng. Chúng thực hiện việc hút máu để bổ sung chất dinh dưỡng nuôi trứng lớn.

13. Muỗi có thể sống ở nhiệt độ bao nhiêu?

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

14. Muỗi được sinh ra từ đâu?

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.

15. Một con muỗi đẻ bao nhiêu con?

Muỗi không đẻ con nhưng chúng sẽ đẻ trứng. Một con muỗi cái đến mùa sinh sản đẻ khoảng 100 cho tới 200 trứng mỗi lần đẻ. Trứng đẻ sẽ nở ra lăng quăng từ đó phát triển thành muỗi. Vì vậy, nếu bạn không ngăn được muỗi đẻ trứng, thì số lượng muỗi sẽ tăng gấp nhiều lần, diệt không xuể.

Đèn bắt muỗi – biện pháp tiêu diệt muỗi đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm

Hy vọng, qua những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về loài muỗi, từ đó tìm ra được biện pháp phòng tránh muỗi hiệu quả cho mình. Cần phải thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang các bụi rậm, hạn chế nước tù động lại để ngăn ngừa muỗi sinh sôi và phát triển.

Bên cạnh những phương pháp trên thì sử dụng đèn bắt muỗi cũng là một biện pháp ưa chuộng hiện nay bởi:

  • Đèn bắt muỗi có khả năng tiêu diệt lên đến 99% lượng muỗi xung quanh, giúp con người không còn cảm giác khó chịu và ngứa ngáy do bị muỗi đốt.
  • Đặc biệt không tạo tiếng ồn (tiếng ồn rất nhỏ), tiết kiệm điện, hiệu quả, không tốn thời gian và an toàn với người dùng.
  • Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, giá thành hợp lí.

Vua Bắt Muỗi tự hào là đơn vị cung cấp các thiết bị diệt muỗi chính hãng, giá tốt, chất lượng cao. Để tránh mua phải đèn bắt muỗi gia đình, có chất lượng kém trên thị trường thì quý khách hàng nên lựa chọn mua đèn bắt muỗi tại những địa chỉ uy tín và chính hãng.

Nếu bạn có nhu cầu mua đèn bắt muỗi Nion chính hãng, chất lượng, bạn có thể tham khảo và đặt hàng bằng cách:

Chủ đề