Tuổi thọ của tủ lạnh Sanyo

Bạn muốn mua một chiếc tủ lạnh cũ mà vẫn còn sử dụng tốt để tiết kiệm chi phí? Đừng bỏ qua những lưu ý dưới dây.

Khảo sát tại thị trường kinh doanh đồ điện online và một số cửa hàng bán thiết bị điện lạnh đã qua sử dụng tại Hà Nội, giá tủ lạnh của các dòng Sharp, Hitachi, Panasonic... dao động từ 2 đến trên 5 triệu đồng/chiếc (tùy dung tích, nhãn hiệu). Tủ lạnh có hai loại chính là nén cơ điện và hấp thu. Thông thường, tủ lạnh loại nén cơ điện tốt hơn vì tiêu thụ điện năng ít, nhiệt độ làm lạnh cao, tính năng làm lạnh tốt, tuổi thọ dài. 

Kỹ sư Nguyễn Văn An, Trung tâm Điện lạnh Đức Tín (Hà Nội) cung cấp một số thông tin, người tiêu dùng có thể tham khảo, chọn mua tủ lạnh đã qua sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng. 

Tiêu chí

Cách kiểm tra

Chọn kích thước tủ phù hợp

Đo vị trí dự kiến kê tủ trước khi mua. Lưu ý chừa khoảng 10 cm xung quanh các cạnh tủ để có không gian tỏa nhiệt.

Đảm bảo độ kín của tủ khi đóng lại, tránh lãng phí điện.

Trước tiên, kiểm tra việc đóng tủ có dễ dàng không. Tiếp theo, kẹp một tờ giấy vào và đóng tủ lại. Không nên mua nếu cánh tủ đóng mở khó khăn hoặc rút tờ giấy ra dễ dàng (do miếng cao su đã hỏng).

Kiểm tra vỏ tủ

Dùng bút thử điện kiểm tra tủ có bị rò điện hay không. Nếu rò điện hoặc vỏ tủ trầy xước nhiều thì không nên mua.

Kiếm tra bên trong tủ

-  Sạch, sáng bóng, không trầy xước nhiều. Các khay và các chốt còn chắc chắn.

- Ấn thử các chốt kiểm tra độ đàn hồi. Nên chọn các ngăn chịu lực tối thiểu 50kg/ngăn và chọn chất liệu mica thay vì nhựa.

- Núm chỉnh độ lạnh phải hoạt động trơn tru và chính xác.

- Đóng mở tủ để kiểm tra bóng đèn còn hoạt động không. Có thể dùng một chiếc điện thoại hẹn giờ, tắt flash, bật camera bỏ vào tủ đóng lại sau đó xem hình để kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn khi đóng tủ lại.

Dây thoát nước và dây điện sau lưng tủ

Kiểm tra hệ thống dây sau lưng tủ có bị đứt, hở hay có mối nối nào không. Cần đảm bảo tủ không bị chập điện khi sử dụng.

Kiểm tra hệ thống nước thải

Kiểm tra chảo đựng nước thải sau lưới tản nhiệt thường nằm phía dưới tủ, các cuộn dây nằm phía sau lưng tủ. Chảo đựng nước bị nhỏ giọt có thể gây mùi khó chịu. Cuộn dây bị đóng bẩn thì tủ lạnh thường đã kém chất lượng.

Vận hành thử

Cắm điện và bật tủ. Chú ý nghe tiếng kêu phát ra từ bộ phận nén xem âm thanh máy có êm không, có tiếng động bất thường nào không.

Sau 5 phút thì mở tủ lạnh, kiểm tra mức độ hơi lạnh tỏa ra, nhiệt độ giảm xuống như thế nào. Nếu máy tốt thì mức độ giảm nhiệt sẽ lớn.

Cân nhắc về tuổi thọ

Tủ lạnh sử dụng hơn 10 năm sẽ hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, bạn cần nắm được tuổi thọ chiếc tủ định mua.

Chọn hãng nào, ở cửa hàng nào?

Nên mua tủ lạnh cũ ở những người bán tại nhà có thể tin tưởng được, hoặc ở những cửa hàng đồ cũ có uy tín. Một số tủ lạnh cũ của Nhật Bản được khách hàng chọn mua nhiều: Tủ lạnh Hitachi; Panasonic, Sanyo...

Chúng ta nên làm gì để tăng tuổi thọ cho tủ lạnh.

  • Hướng dẫn cách chăm sóc tủ lạnh ngày tết
  • Nạp gas tủ lạnh tại nhà
  • Lưu trữ đồ ăn trong tủ lạnh sai cách khiến cơ thể mang bệnh

Tuổi thọ của tủ lạnh Sanyo

– Khi vận chuyển tủ, nhất thiết phải để ở tư thế đứng.
– Kiểm tra các thông số kỹ thuật, phiếu bảo hành trước khi quyết định chọn
– Độ ẩm không khí trên 80% thì không nên vận hành. Chính vì vậy, tốt nhất nên kê tủ ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng chiếu vào và cách xa các nguồn nhiệt như: bếp, lò sưởi…
– Khi đặt 2 tủ lạnh khác nhau hoặc cạnh tủ đá, khoảng cách tối thiểu là 2cm để ngăn ngừa sự tụ nước. (Đối với sản phẩm của SANYO khoảng cách tối thiểu là 10 cm theo tài liệu hướng dẫn sử dụng)
– Nên cho tủ lạnh hoạt động với môi trường nhiệt độ tốt nhất là 14oC – 32oC. Nếu nhiệt độ bên ngoài cao hơn 32oC, tủ sẽ mất đi nhiều nhiệt năng còn nếu nhiệt độ phòng thấp hơn 14oC cũng không tốt cho việc làm lạnh
– Các thông số của lưới điện phải thích hợp với các thông số của tủ lạnh(ví dụ tủ lạnh dùng điện 220V chỉ phù hợp với nơi có điện lưới 220V). Khi cắm tủ lạnh vào mạng điện, không sử dụng các bộ chuyển tiếp và bộ phận nối dài không hợp với công suất của tủ lạnh.
– Các đồ uống có cồn đặt trong tủ lạnh luôn luôn trong tư thế đứng.
– Thực phẩm để trong tủ lạnh phải được đậy kín hoặc gói trong các túi nylon, còn đồ để trong ngăn đá phải cho vào khay.
– Không đưa vào tủ lạnh các chất lỏng dễ bay hơi, dễ cháy nổ, các hợp chất và các loại thuốc có mùi đặc biệt. Không đặt các vật nặng lên trên tủ lạnh, không ấn mạnh vào cửa tủ lạnh.
– Không để bơ hoặc mỡ chạm vào các phần nhựa của tủ lạnh và bộ phận ép của cửa.

Tiết kiệm điện năng của tủ lạnh.

– Không nên phủ bất kỳ vật gì lên lưới thông gió. (Lưới thông gió chỉ có ở các dòng máy cũ)

– Ít mở cửa tủ và mở trong thời gian ngắn.

– Không nên để lớp đá dày 5-6mm vì nó sẽ cản trở việc làm lạnh các sản phẩm đông lạnh và làm tăng tiêu dùng điện năng

– Không đưa đồ ăn còn nóng vào tủ lạnh, hãy để nguội rồi cho chúng vào.

-Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh cũng là cách để tiết kiệm điên.

Nên bảo quản những loại thực phẩm nào trong tủ lạnh?

– Chỉ những thực phẩm tươi mới thích hợp cho việc làm lạnh. Trước khi đặt chúng vào ngăn đá, nên gói kín chúng trong các túi nylon hoặc các hộp đựng đặc biệt có nắp kín để không tiếp xúc với không khí.Điều đó giúp chống mất các phẩm chất của thực phẩm và độ ẩm của chúng.

– Nhờ sự luân chuyển tự do của không khí ở bên trong buồng tủ lạnh nên những chỗ khác nhau có nhiệt độ khác nhau. Vì vậy tùy loại thực phẩm mà bảo quản ở các ngăn khác nhau:

+ Thịt tươi, thịt gia cầm và cá muốn bảo quản trong thời gian ngắn thì nên đặt ở ngăn trữ lạnh. Bơ và pho mát cũng nên để ở ngăn này.
+ Thức ăn muối và thức ăn có ướp gia vị nên để ở ngăn dưới.
+ Rau quả nên để ở ngăn dưới cùng.
+ Rượu, nước hoa quả và nước khoáng nên bảo quản ở cửa tủ lạnh.