Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

Ngữ âm

Người Việt sử dụng tiếng mẹ đẻ bằng cách ghép các từ, tạo thành câu và đoạn. Chúng không có âm gió, âm cuối, nối âm như tiếng Anh.

Ví dụ, các phụ âm “p”, “t”, “ch”, “th”, “k” trong tiếng Anh sẽ cần bật hơi. Âm “d” không hề giống “d” hay “đ” của tiếng Việt. Ngoài ra, “h” là âm câm, không được phát ra trong một số từ đặc biệt như hour, heir…

Trong tiếng Anh, nối các âm cuối của từ với nhau là điều bắt buộc. Chẳng hạn như "years old" đọc nối thành "yiər zould". Quy tắc về phát âm này cần được ghi nhớ để giao tiếp tiếng Anh chuẩn như người bản xứ.

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

Hiểu tiếng Anh sẽ giúp bạn học tốt hơn và giao tiếp chuẩn như người bản xứ.

Ngữ điệu

Ngữ điệu trong tiếng Anh phụ thuộc vào cảm xúc, thái độ của người nói. Vì vậy, cùng một câu nói nhưng tông giọng có thể cao thấp khác nhau. Mặc dù ngữ điệu được xem là yếu tố chủ quan, tiếng Anh vẫn có một số quy tắc cơ bản về phát âm để biểu hiện điều người nói muốn nhấn mạnh.

Ví dụ bạn có thể lên giọng ở đầu câu cảm thán "What a beautiful rainbow!" và ở cuối câu hỏi "What is that?"; hạ giọng ở cuối câu trả lời và trần thuật… Thói quen nói đều đều như tiếng Việt sẽ khiến bạn gặp trở ngại khi thể hiện cảm xúc với người nước ngoài.

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

Học tiếng Anh mỗi ngày để tạo thành thói quen tốt và đạt hiệu quả mong muốn

Ngữ pháp

Tiếng Việt có vài thì phổ biến như: hiện tại, tiếp diễn (đang), quá khứ (đã) và tương lai (sẽ). Trong khi đó, tiếng Anh có đến 12 thì gồm: 3 đơn, 3 kép, 3 tiếp diễn đơn và 3 tiếp diễn kép tương ứng với 12 quy tắc cần nhớ. Vì ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, nên người Việt có xu hướng chỉ dùng thì hiện tại hoặc quá khứ đơn khi sử dụng tiếng Anh.

Bên cạnh đó, tiếng Anh chia động từ theo ngôi xưng và danh từ biến đổi theo chủ ngữ. Chẳng hạn: “I go” và“he goes”; hay “one flower” và “two flowers”… Điều này hoàn toàn không có trong tiếng Việt.

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

Giáo viên dạy học viên chia thì tại lớp Anh ngữ Interactive English củaAnh văn Hội Việt Mỹ (VUS).

Cụm từ, thành ngữ

Một khó khăn khác khi người Việt học tiếng Anh là sử dụng thành ngữ hoặc cụm từ để mô tả suy nghĩ, ý tưởng. Ví dụ, ông bà ta thường ví “Ăn như mèo”, thì câu tương ứng trong tiếng Anh là “To eat like a bird”; “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” trong tiếng Anh là “Birds of a feather flock together”; “Kiến bò trong bụng” là “Have butterflies in your stomach”; “Im như thóc” là “As quite as a mouse”…

Tiếng Anh sử dụng hình ảnh so sánh khác nhưng vẫn có nghĩa tương đồng với tiếng Việt. Thói quen dịch nghĩa từng từ "word by word" khiến người Việt học tiếng Anh gian nan hơn.

Mỗi ngôn ngữ có đặc thù về cấu trúc, cách sắp xếp từ vựng cũng như nguyên tắc về phát âm, ngữ điệu. Để chinh phục, người học cần dành thời gian tìm hiểu sự khác biệt của tiếng Anh so với tiếng mẹ đẻ, từ đó thay đổi thói quen tư duy ngôn ngữ và dần nắm bắt kiến thức mới.

An San

Với 4 bước học Engage - Explore - Action - Reflect (EEAR), chương trình Interactive English của Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) giúp người học thẩm thấu tiếng Anh tự nhiên và hiệu quả. Học viên có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ để cải thiện kỹ năng ngoại ngữ, tự tin giao tiếp với người nước ngoài. Liên hệ 08 7308 3333 (TP HCM) - 0650 ‎222 2033 (Bình Dương) để tư vấn.

VUS hiện có mặt tại Hà Nội (Lầu 3, Golden Palace, lô C3 Lê Văn Lương, Trung Hoà - Nhân Chính, Thanh Xuân -04 3388 1199) và Đồng Nai (213-215 Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, Biên Hòa- ‎‎‎‎0617 306 979) với chương trình học dành cho mọi độ tuổi.

Thật khó để mỗi chúng ta có thể sử dụng ngoại ngữ một cách tự tin và rành mạch nếu như cứ phát âm, dùng ngữ pháp, nhấn ngữ điệu, dịch "word by word" như Tiếng Việt.

NGỮ ÂM

Người Việt chúng ta dùng tiếng mẹ đẻ bằng cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành câu văn và đoạn văn. Bản chất từ vựng Tiếng Việt khác Tiếng Anh ở chỗ không có âm gió, âm cuối, nối âm. Ví dụ, các phụ âm “p”, “t”, “k”, “ch”, “th” trong Tiếng Anh phải bật hơi. Âm “d” cũng không hề giống “d” hay “đ” của Tiếng Việt. Bên cạnh đó, âm “h” là âm câm, âm này không được phát ra trong vài từ đặc biệt như hour, heir…

Muốn phát âm Tiếng Anh tốt, bạn bắt buộc phải nối các âm cuối của từng từ với nhau. Ví dụ như "years old" đọc nối thành "yiər zould". Nếu bạn muốn giao tiếp một cách chuẩn xác và tự nhiên như người bản xứ, quy tắc về phát âm này bạn phải ghi nhớ và thường xuyên áp dụng.

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

NGỮ ĐIỆU

Khi phát âm Tiếng Anh, người nói sẽ bày tỏ cảm xúc, thái độ bằng ngữ điệu. Vì vậy, cùng một nội dung nhưng tông giọng có thể cao hay thấp khác nhau. Mặc dù ngữ điệu mang tính chất chủ quan tùy theo mỗi cá nhân, Tiếng Anh vẫn có những quy tắc cơ bản về phát âm để thế hiện chính xác ý người nói muốn đề cập hay nhấn mạnh. Ví dụ bạn có thể nâng cao tông giọng ở đầu câu cảm thán "What a beautiful rainbow!" và ở cuối câu hỏi "What is that?"; giảm tông giọng ở cuối câu trả lời hay trần thuật… Cách nói đều đều như tiếng Việt sẽ phần nào gây trở ngại cho chúng ta khi biểu lộ cảm xúc bằng Tiếng Anh.

NGỮ PHÁP

Trong Tiếng Việt có vài thì phổ biến như: thì hiện tại,thì tiếp diễn (đang), thì quá khứ (đã) và thì tương lai (sẽ). Ngược lại, trong Tiếng Anh, bạn phải dùng đến 12 gồm: 3 đơn, 3 kép, 3 tiếp diễn đơn và 3 tiếp diễn kép tương ứng với tất cả 12 quy tắc cần nhớ. Trên thực tế, chúng ta có thói quen sử dụng thì hiện tại hoặc quá khứ đơn khi sử dụng Tiếng Anh do ảnh hưởng của việc sử dụng Tiếng Việt ngay từ nhỏ.

Mặt khác, một điều chúng ta sẽ nhận thấy khi học Tiếng Anh đó là động từ được chia theo ngôi xưng và danh từ thay đổi theo chủ ngữ. Ví dụ: “they do” và “he does”; hoặc “one car” và “two cars”… Việc này hoàn toàn khác với Tiếng Việt.

CỤM TỪ, THÀNH NGỮ

Một khó khăn khác cho người Việt khi học Tiếng Anh chính là áp dụng những cụm từ hoặc thành ngữ để bày tỏ ý tưởng hay suy nghĩ. Ví dụ, các cụ hay so sánh “Ăn như mèo”, thì câu tương đương trong Tiếng Anh là “To eat like a bird”; “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” trong Tiếng Anh là “Birds of a feather flock together”; “Im như thóc” là “As quite as a mouse”; “Kiến bò trong bụng” là “Have butterflies in your stomach”… Tuy Tiếng Anh dùng hình ảnh so sánh khác so với Tiếng Việt nhưng vẫn mang ý nghĩa tương đồng. Cách thức dịch nghĩa từng từ "word by word" làm cho người Việt gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp thu Tiếng Anh.

Mỗi ngôn ngữ sở hữu đặc trưng riêng biệt trong cấu trúc, cách sắp xếp từ vựng và nguyên tắc về phát âm, ngữ điệu. Muốn thông thạo Tiếng Anh, người học cần phải dành thời gian tìm hiểu sự khác biệt của Tiếng Anh so với tiếng mẹ đẻ, để từ đó thay đổi thói quen tư duy ngôn ngữ và dần nắm bắt kiến thức mới.

Schweers từng khẳng định rằng người học có thể tiếp nhận một ngôn ngữ thứ hai (L2) dựa trên sự ý thức về các đặc điểm giống và khác nhau giữa ngoại ngữ ấy và ngôn ngữ mẹ đẻ (L1) (6). Điều này có thể được hiểu rằng những sự tương đồng ngôn ngữ sẽ mang đến những thuận lợi và những sự khác biệt sẽ gây ra những khó khăn nhất định đối với người học trong việc tiếp thu một ngôn ngữ mới. Bản thân tiếng Việt và tiếng Anh cũng không nằm trong ngoại lệ. Từ góc độ giảng dạy, tác giả nhận thấy một số lỗi sai thường gặp trong viết tiếng Anh của người Việt Nam bắt nguồn từ những sự chuyển đổi các yếu tố của tiếng Việt một cách không phù hợp. Bài viết này được thực hiện nhằm mục đích lý giải nguyên nhân của các lỗi sai thường gặp khi viết tiếng Anh, đồng thời giúp người học ý thức hơn về sự tương đồng - sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh, tận dụng điều này để cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh của mình. Quy mô của bài viết giới hạn ở phần cấu trúc ngữ pháp trong văn viết.

Đọc thêm: Sự khác biệt ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Anh và những lỗi sai ngữ pháp hay gặp ở người Việt (P.1)

Key takeaways

I.Sự chuyển ngôn ngữ mẹ đẻ vào sự tiếp thu một ngoại ngữ hai diễn ra khi thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ có sự tác động đến cách ngôn ngữ thứ hai được hình thành. Một trong những sự chuyển đổi diễn ra ở mặt cú pháp học.

II.Những sự tương đồng trong cấu trúc câu giữa tiếng Việt và tiếng Anh tạo điều kiện thuận lợi cho viết câu

Một số cấu trúc tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Anh, xét trên thứ tự các thành phần câu, bao gồm:

  1. Cách thành lập câu khẳng định với Chủ ngữ + động từ + tân ngữ

  2. Vị trí trạng từ cách thức và động từ

  3. Cách thành lập danh từ bằng giới từ

III.Những sự khác biệt trong cấu trúc câu giữa tiếng Việt và tiếng Anh là một trong những nguyên nhân của các lỗi sai ngữ pháp

Một số cấu trúc tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Anh bao gồm:

  1. Vị trí danh từ và tính từ trong cụm danh từ

  2. Cách sử dụng thì

  3. Mệnh đề quan hệ

IV.Dựa trên sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc giữa các ngôn ngữ, người học có thể tận dụng sự tương đồng để giảm bớt khó khăn trong viết và nói ngôn ngữ thứ hai. Người dạy có thể tận dụng đặc điểm này để có những biện pháp hỗ trợ người học một cách phù hợp.

Ảnh hưởng của sự tiếp chuyển ngôn ngữ mẹ đẻ (L1 transfer)

Định nghĩa về sự tiếp chuyển

Định nghĩa tiếp chuyển ngôn ngữ mẹ đẻ được phát triển từ định nghĩa về sự tiếp chuyển, “tranfer”. Theo Sajavaara, trong lĩnh vực tâm lý học, sự tiếp chuyển chính là một dạng ảnh hưởng của kiến thức cũ lên một kiến thức mới (66). Về sau, định nghĩa này được áp dụng vào sự tiếp thu ngôn ngữ thứ hai (Second Language Acquisition). Những giá trị của định nghĩa vẫn được giữ nguyên thông qua thực tế tác động của ngôn ngữ mẹ đẻ lên việc lĩnh hội ngôn ngữ mới. Đây được gọi là sự chuyển đổi ngôn ngữ mẹ đẻ.

Như những hiện tượng khác, sự tiếp chuyển này bao gồm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực (positive and negative transfer). Sự tiếp chuyển tích cực khơi nguồn từ những tương đồng giữa hai ngôn ngữ, giúp người học giảm bớt những khó khăn khi học ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, nhiều học giả, một trong số đó chính là Yan Hui cho rằng những phần lớn sự tiếp chuyển ngôn ngữ thường diễn ra tiêu cực do bởi những đặc trưng khác biệt giữa hai hệ thống ngôn ngữ (98). Sự tiếp chuyển tiêu cực này gây ra trở ngại cho người học và là nguồn gốc của những lỗi sai trong việc sử dụng ngôn ngữ mới.

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

Sự tiếp chuyển về cú pháp học (syntax)

Sự tiếp chuyển có thế diễn ra ở nhiều khía cạnh ngôn ngữ, một trong số đó liên quan đến các cấu trúc câu. Đối với người Việt học tiếng Anh, những cấu trúc câu thường gặp liên quan đến sự tiếp chuyển này bao gồm trật tự từ, cấu trúc câu khẳng định, phủ định, nghi vấn, mệnh đề quan hệ.

Sự tương đồng giữa hai hệ thống ngôn ngữ xét trên phương diện cấu trúc giúp người học tiếng Anh có thể viết câu dễ dàng và ít lỗi sai dựa trên ý tưởng tiếng Việt của mình. Tuy nhiên, sự khác nhau trong các cấu trúc giữa hai ngôn ngữ lại gây ra những trở ngại. Phần lớn các lỗi sai thường gặp khi viết tiếng Anh về cấu trúc thường bắt nguồn từ việc áp dụng thói quen sử dụng tiếng Việt vào việc hình thành câu văn tiếng Anh, khiến phần nội dung tiếng Anh chứa những lỗi sai ngữ pháp.

Sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong ngữ pháp

Tuy không nhiều, tiếng Việt và tiếng Anh vẫn có những cấu trúc ngữ pháp tương đồng, xét trên trình tự sắp xếp giữa các thành phần trong câu. Dưới đây là 3 cấu trúc tiêu biểu.

Cấu trúc Chủ ngữ + động từ+ tân ngữ

Cấu trúc câu khẳng định với cách thành lập Chủ ngữ + động từ + tân ngữ là cấu trúc đúng ngữ pháp trong cả tiếng Việt và tiếng Anh. Đây là cấu trúc cơ bản nhất trong diễn đạt nội dung.

Ví dụ, nội dung tiếng Việt “Tôi thích trẻ con” sẽ được chuyển thành tiếng Anh với cấu trúc tương đương “I love children”, với vị trí của chủ ngữ (“tôi”- “I”), động từ (“thích”- “like”) và tân ngữ (“trẻ con”- “children”) được giữ nguyên trong cả hai ngôn ngữ.

Một số ví dụ đối chiếu khác liên quan đến cấu trúc này:

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

Có thể nhận thấy, dù cách thành lập chủ ngữ, động từ, tân ngữ có thể không giống nhau giữa hai hệ thống ngôn ngữ, trình tự cơ bản của một câu khẳng đinh, Chủ ngữ+ động từ+ tân ngữ vẫn được giữa nguyên.

Trình tự động từ và trạng từ chỉ cách thức

Như đã biết, động từ thường được bổ nghĩa bởi một trạng từ mô tả cách thức của hành động. Cả trong tiếng Việt lẫn tiếng Anh, trạng từ chỉ cách thức đều có thể đứng trước hoặc sau động từ.

Ví dụ, trong tiếng Việt, nội dung “Cô ấy rời đi (một cách) vội vã” cũng có thể được diễn đạt thành “Cô ấy vội vã rời đi”. Tương tự, trong tiếng Anh, cả “She left hurrily” lẫn “She hurrily left” đều được xem là đúng ngữ pháp.

Một số ví dụ khác với sự xuất hiện của tân ngữ sau động từ trong khi vị trí giữa động từ và trạng từ cách thức đều không thay đổi trong cả hai ngôn ngữ.

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

Cách thành lập danh từ bằng giới từ

Cụm danh từ có thể được thành lập theo nhiều cách khác nhau, một trong những cách thành lập danh từ tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Anh chính là sự liên kết các yếu tố danh từ bằng các giới từ.

Ví dụ, “Mục đích của buổi họp” trong tiếng Việt được diễn đạt thành “The purpose of the meeting” trong tiếng Anh với trình tự thông tin không thay đổi (do nội dung phần này nhấn mạnh vào sự tương đồng trong trình tự thông tin, các cụm danh từ tiếng Anh khả thi khác không được đề cập ở đây)

Các ví dụ khác:

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

Nhận xét

Ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai là hai hệ thống tách biệt; tuy nhiên, về cơ bản, chúng chia sẻ một số nguyên tắc phổ quát chung, với những kỹ năng, kiến thức và khái niệm được phát triển trong ngôn ngữ mẹ đẻ được chuyển sang ngôn ngữ hai (Yan Hui 98). Có thể thấy sự giống nhau trong trình tự xắp xếp thông tin giữa tiếng Việt và tiếng Anh tạo điều kiện thuận lợi để người Việt học tiếng Anh có thể chuyển một nội dung từ tiếng Việt sang tiếng Anh một cách dễ dàng, trên cơ sở tận dụng đặc điểm ngôn ngữ mẹ đẻ.

Sự nhận thức về điểm tương đồng này được xem là cần thiết đối với người học tiếng Anh ở giai đoạn đầu, khi mà kiến thức về các cấu trúc câu trong tiếng Anh còn hạn chế. Sự giống nhau trong trình tự thông tin cho phép người học có được sự tự tin trong diễn đạt nội dung cho mục đích nói và viết. Như Upton có nói, người học ngôn ngữ mới sẽ thường dựa vào tiếng mẹ đẻ để giúp họ giải quyết những vấn đề phát sinh với việc dùng từ và viết câu (484).

Tuy nhiên, ở khía cạnh tương đồng này với trình tự thông tin được xem là yếu tố quan trọng trong hai ngôn ngữ, sự chính xác và hoàn chỉnh trong việc sử dụng tiếng Việt được xem là nền tảng để có thể viết và nói tiếng Anh một cách đúng ngữ pháp.

Sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong cú pháp câu

Do những đặc trưng ngôn ngữ, sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh bao gồm những cấu trúc câu trong diễn đạt nội dung. Những cấu trúc nổi bật nhất bao gồm trình tự các thành phần câu, cách sử dụng thì và mệnh đề quan hệ.

Thứ tự danh từ và tính từ trong cụm danh từ

Đây là sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh cơ bản nhất mà bất cứ người Việt học tiếng Anh nào cũng có thể dễ dàng nhận ra. Cụ thể, trong tiếng Việt tính từ đứng sau danh từ để mô tả danh từ, trong khi đó thứ tự ngược lại được quan sát trong tiếng Anh.

Ví dụ, cụm danh từ “người nổi tiếng” (danh từ + tính từ) trong tiếng Việt sẽ được diễn đạt thành “famous people” (tính từ+ danh từ) trong tiếng Anh.

Đọc thêm: So sánh cấu trúc của cụm danh từ trong Tiếng Anh và Tiếng Việt

Cách sử dụng thì cho động từ

Thì (tense) trực tiếp tác động lên động từ để diễn đạt yếu tố thời gian cho hành động, sự việc.

Ở khía cạnh này, giữa tiếng Việt và tiếng Anh không có sự khác biệt về trình tự các thành tố cấu tạo nên thì (trợ từ, động từ), tuy nhiên cách thành lập thì có những sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh rõ rệt.

Cụ thể, trong tiếng Việt yếu tố thời gian được diễn đạt tương đối đơn giản, thông qua “đã”, “đang” và “sẽ” để chỉ quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, yếu tố thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai được chia nhỏ thành 12 thì khác nhau với những hình thức động từ riêng biệt.

Ví dụ:

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

Trên thực tế, không phải tất cả 12 thì tiếng Anh nêu trên đều được sử dụng một cách phổ biến để diễn đạt nội dung trong tiếng Anh, vì chỉ khoảng một nửa trong số đó thường được dùng rộng rãi trong viết và nói. Tuy nhiên, phần thì tiếng Anh vẫn gây ra khá nhiều khó khăn cho người Việt để nói và viết một cách đúng ngữ pháp, vì:

  1. Hình thức động từ trong tiếng Anh có sự thay đổi tùy theo chủ ngữ. Trong tiếng Việt, động từ được sử dụng như nhau cho tất cả chủ ngữ.

Ví dụ:

  • Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh
    Hình thức động từ có sự phân chia thành nhóm có quy tắc và bất quy tắc. Điều này không xảy ra trong tiếng Việt

Ví dụ:

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

  • Hình thức phủ định của động từ có sự xuất hiện của các trợ động từ, phân chia theo chủ ngữ. Trong tiếng Việt, hình thức phủ định được thành lập bằng cách sử dụng các từ mang nghĩa phủ định như nhau cho tất cả chủ ngữ.

Ví dụ:

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

Cách sử dụng mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh được sử dụng để làm rõ danh từ đứng trước nó bằng việc cung cấp thêm thông tin về đối tượng người, sự vật, sự việc. Trong tiếng Anh, mệnh đề quan hệ được thành lập một cách rất hệ thống với những nguyên tắc nhất định đối với loại đại từ quan hệ (who, which, that, where, when, why) và những ràng buộc liên quan, cấu trúc mệnh đề quan hệ (đại từ quan hệ là chủ ngữ hay tân ngữ), sự giới hạn và không giới hạn, và cả các hình thức rút gọn mệnh đề quan hệ.

Trong tiếng Việt, khái niệm mệnh đề quan hệ hầu như không tồn tại và tiếng Việt cũng không có lớp từ tiếng liên quan đến đại từ quan hệ (Nguyễn 33). Các thông tin chi tiết làm rõ danh từ thường đứng kế nhau trong một chuỗi và thường không theo những nguyên tắc thành lập.

Ví dụ:

Từ tiếng Việt có những đặc điểm gì khác so với từ tiếng Anh

Nhận xét

Theo Grabe & Kaplan, kiến thức về ngôn ngữ mẹ đẻ có sự ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc diễn ngôn của ngôn ngữ thứ hai (272). Xét về cú pháp học, điều này xảy ra khi người học ngôn ngữ hai có xu hướng chuyển những đặc điểm tiếng mẹ đẻ vào cách thành lập các cấu trúc câu trong ngoại ngữ hai và gây ra các vấn đề về ngữ pháp.

Đối với các điểm ngữ pháp nêu trên, thói quen sử dụng tiếng Việt sẽ khiến người Việt học tiếng Anh gặp phải các vấn đề về cấu trúc ngữ pháp như:

  1. Thành lập cụm danh từ tiếng Anh với vị trí danh từ và tính từ không chính xác, ví dụ: neighbors friendly (những người hàng xóm thân thiện)

  2. Quên chia động từ trong các thì tiếng Anh, ví dụ: she wash her clothes by hand (cô ấy giặt đồ bằng tay), hoặc sử dụng thì tiếng Anh một cách lúng túng, ví dụ: he was go to class late (anh ấy đã đến lớp muộn), hoặc dùng hình thức phủ định không chính xác, ví dụ: They not register the course (họ không đăng ký khóa học)

  3. Quên dùng mệnh đề quan hệ khi muốn làm rõ danh từ, ví dụ: people play sports usually look healthy (những người chơi thể thao thường trông khỏe mạnh)

Do đó, có thể nói, sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ vào việc tiếp thu một ngoại ngữ hai chính là một trong những nguyên nhân giải thích các các lỗi sai thường gặp khi viết tiếng Anh nói chung, và lỗi sai liên quan đến cấu trúc ngữ pháp nói riêng.

Mở rộng vấn đề

Khía cạnh người học tiếng Anh

Từ sự phân tích sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh, người học tiếng Anh cần nắm bắt những lợi thế và có nhận thức đúng đắn về năng lực ngoại ngữ của mình. Thứ nhất, ở những cấp độ cơ bản, khi mà việc viết câu tiếng Anh với sự sắp xếp thông tin hợp lý vẫn còn là một thử thách, người học có thể tận dụng trình tự hình thành nội dung tiếng Việt để diễn đạt nội dung tiếng Anh, ít nhất đối với những cấu trúc câu được nêu trong bài viết. Yan Hui cũng khẳng định rằng tiếng mẹ đẻ là một công cụ hữu ích giúp người học phát triển ngôn ngữ thứ hai ở nhiều khía cạnh (99). Điều này sẽ giúp giảm bớt các áp lực và khó khăn trong quá trình làm việc với ngữ pháp để nói và viết câu cơ bản.

Thứ hai, người học tiếng Anh cũng cần hiểu rằng quá trình chuyển tiếng Việt vào sự tiếp thu tiếng Anh luôn thường xuyên diễn ra và có thể gây ra những các lỗi sai thường gặp khi viết tiếng Anhvề ngữ pháp. Theo đó, việc tìm ra nguồn gốc cụ thể của vấn đề, nắm vững những sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh giữa hai hệ thống ngôn ngữ và khắc phục là điều cần thiết để nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của mình.

Khía cạnh người dạy tiếng Anh

Việc người học chuyển đặc điểm của tiếng Việt vào việc học tiếng Anh là một hiện tượng tự nhiên, không thể tránh khỏi ở những giai đoạn đầu của việc học ngoại ngữ. Theo đó, người dạy tiếng Anh cần có những sự kiên nhẫn nhất định đối với người bắt đầu học ngoại ngữ hoặc đang ở những cấp độ tiếng Anh nền tảng. Ở những cấp độ tiếng Anh cao hơn khi mà năng lực ngoại ngữ của người học có tiến bộ, người dạy cần khuyến khích việc tư duy bằng tiếng Anh khi viết và nói, giúp người học dần giúp người học thoát ra khỏi những lệ thuộc vào tiếng Việt. Ở bất kỳ giai đoạn nào, việc đưa ra những nhận xét cụ thể, chính xác đối về khả năng tiếng Anh của người học luôn là điều cần thiết.

Tổng kết

Mức độ khó khăn trong việc tiếp thu một ngôn ngữ mới phụ thuộc chủ yếu vào mức độ giống và khác nhau giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ đó (Yan Hui 98). Bài viết khai thác những tác động tích cực lẫn tiêu cực của tiếng mẹ đẻ lên việc học tiếng Anh. Sự tương đồng và sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong các cấu trúc ngữ pháp có thể được sử dụng như công cụ hỗ trợ hoặc để tìm ra các vấn đề trong việc sử tiếng Anh nói chung và các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh nói riêng. Bài viết này không phải là một nghiên cứu sâu về đối chiếu ngôn ngữ, các cấu trúc câu được nêu trong bài viết mang tính đại diện và có thể được sử dụng như một nội dung tham khảo.

Đọc thêm: Sự ảnh hưởng của tiếng Việt tới quá trình cải thiện việc học tiếng Anh (Phần 1)