Trong văn bản “mẹ tôi”, thì thái độ của người bố như thế nào với en-ri-cô?

Cuộc đời là hành trình dài rộng và mỗi chúng ta luôn bị cuốn vào đó. Và rằng, khi tất cả cuộc đời này có thể quay lưng với chúng ta thì mái ấm gia đình, thì bàn tay mẹ vẫn luôn chào đón, luôn chở che cho ta. Rồi đây trong đời, cũng có những lúc ta sẽ mắc sai lầm với người mẹ kính yêu của mình nhưng trên tất cả mẹ vẫn là điều kì diệu mà đời đã ban tặng. Bài “Mẹ tôi” như một cách cho ta nhìn lại chính mình trong quan hệ với người mẹ của mình. Sau đây là bài văn cảm nhận bài “Mẹ tôi”. Khi viết, các bạn có thể bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc cá nhân của riêng mình để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn. Các bạn có thể tham khảo những bài viết dưới đây để từ đó có thể định hình cách viết cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!

BÀI VĂN 1 CẢM NGHĨ VỀ BÀI MẸ TÔI LỚP 7 HAY NHẤT

Đề tài về mẹ luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ ca thế giới, rất nhiều nhà văn đã thành công và để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc khi viết về đề tài này. Tiêu biểu trong số đó là văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô- đơ A-mi-xi được trích từ tập “Những tấm lòng cao cả”.

 Văn bản nói về nguyên nhân tại sao người bố viết thư cho con, ông viết cho con trai mình để cảnh cáo, phê phán thái độ sai trái của con trai mình, En-ri-cô. Xuyên suốt bức thư là tâm trạng giận dữ của người cha với hành động của con mình. Thái độ vô cùng nghiêm khắc qua câu: “Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa.” đã thể hiện nỗi đau đớn, bực bội khi người cha thấy được sự thiếu lễ độ của En-ri-cô với mẹ. Người cha so sánh: “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.” càng giúp ta hiểu rõ sự đau đớn của ông. Ông rất yêu thương con nên mới dùng lời nói như mệnh lệnh để nghiêm khắc phê phán con, càng thương con bao nhiêu, nỗi đau trong lòng ông lại càng nhiều bấy nhiêu. Để En-ri-cô hiểu được lòng mình, người cha kể lại những việc mà mẹ cậu đã làm cho cậu để cậu được như ngày hôm nay. Trong thư, ông viết: “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình bên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.” và “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh máu thịt, hi sinh tính mạng để cứu sống con.”. Từ đó, người cha như muốn con thấy biết rằng mẹ cậu là một người rất yêu cậu, rất quan tâm, hết mình vì cậu, đó là tình yêu vô bờ bến không gì sánh bằng, người mẹ ấy có thể hi sinh cả tính mạng, máu thịt cho cậu. Vậy mà đứa con ở đây lại là một đứa con vô ơn bạc nghĩa với người mẹ ấy, điều này đã khiến cho bố En-ri-cô vừa phẫn nộ, vừa đau đớn. Không những vậy, bố của En-ri-cô còn chỉ ra cho cậu: “Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.”, rồi “Có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón con vào lòng.”. Và người cha nói rằng, dù cậu có lớn lên khỏe mạnh, thành đạt thì cậu vẫn chỉ là một đứa bé yếu đuối và không được chở che khi không có mẹ. Lúc ấy cậu ắt sẽ cảm thấy hối hận vì những việc mình đã làm khiến mẹ đau lòng, buồn phiền, rồi dù không thể sống thanh thản và luôn cầu xin linh hồn mẹ tha thứ thì tất cả cũng đã quá muộn và vô ích. Cuộc sống của cậu sẽ trở nên thật khó khăn, lương tâm luôn cắn rứt và sẽ chẳng giây phút nào cậu cảm thấy yên bình. Từ tất cả những câu nói trên, người cha đã giúp En-ri-cô hiểu được vai trò lớn lao của mẹ trong cuộc sời cậu. Ông yêu cầu con một cách dứt khoát: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải thành khẩn xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng.”, ông muốn con trai mình hãy dùng cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người châu Âu: hãy xin mẹ hôn lên trán để chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán cậu. Hơn nữa, ông cũng dùng cách trừng phạt của người châu Âu để trừng phạt con trai mình: “Trong một thời gian, con đừng hôn bố.” cho thấy ông rất nghiêm khắc dạy dỗ En-ri-cô.

Xem thêm:  Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê – nin: Học, học nữa, học mãi

 Bức thư giúp người đọc hiểu được đây là một người cha tuyệt vời thế nào. Ông chọn cách viết thư mà không nói trực tiếp với con nhưng vẫn bày tỏ được hết những suy nghĩ của mình. Bởi khi viết thư, người bố có thời gian suy nghĩ hơn, mọi lời răn dạy sẽ thấu đáo hơn. Sau khi đọc xong bức thư này, chắc chắn En-ri-cô sẽ có thời gian suy ngẫm về lỗi lầm của mình và hiểu được tình cảm mà cha mẹ dành cho mình. Đây là một cách dạy con rất tế nhị và với cách dạy này cùng với ông bố tâm lí như vậy, En-ri-cô sẽ thấm thía và ắt hẳn sẽ sửa chữa được lỗi lầm. Đó cũng là một cách dạy con tốt và đạt hiệu quả cao.

Văn bản được viết dưới dạng nhật kí, là một bức thư mà khiến cho người đọc, người nghe đều phải suy ngẫm, và khiến chúng ta biết trân trọng, yêu thương cha mẹ của mình. Chính vì vậy, tác phẩm mới có thể sống mãi với thời gian và có giá trị nhân đạo, được mọi người yêu mến tới tận ngày nay.

Trong văn bản mẹ tôi”, thì thái độ của người bố như thế nào với en-ri-cô?

Mẹ và con

BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 2 CẢM NGHĨ VỀ BÀI VĂN MẸ TÔI LỚP 7

Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,

Con nuôi mẹ con kể từng ngày.

Mẹ nuôi được mười con

Mười con không nuôi được một mẹ.

Mỗi khi lời thơ vang lên trong tôi tình mẫu tử thiêng liêng cao quý lại lắng đọng. Cuộc sống mỗi người chúng ta đều có những mối quan hệ khác nhau. Nhưng có lẽ tình cảm mẹ con là thứ tình cảm ngay từ khi sinh ra chúng ta đã được tận hưởng. Nó chân thành,ngọt ngào và hơn thế nữa nó còn chứa đựng nhiều nỗi niềm. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu người biết ơn và trân trọng điều đó. Đã bao lần những đứa con đã làm mẹ đẫm lệ.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya

Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét- môn- đô đờ A- mi- xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả gửi đến người đọc một bài học nhân sinh sâu sắc và cảm động về đạo làm con cách ứng xử của một người con đối với đấng sinh thành ra mình. Bài văn được viết duoi hình thức một bức thư càng làm tăng tính chân thành và xúc động.

Bài văn là bức thư của người cha gửi cho đứa con trai của mình là En ri cô. Ông đã viết bức thư này trong tâm trạng buồn bã và tức giận khi biết đứa con trai của mình đã có thái độ không đúng mực với người mẹ của mình khi cô giáo đến thăm nhà. Đây là lá thư thể hiện sự bất bình của oong đối với thái độ của nguoi con trai đồng thời cũng thể hiện tình cảm của ông dành cho vợ của mình nói riêng và toàn thể những nguoi phụ nữ nói chung. Đó là tình yêu thương, sự trân trọng và lòng biết ơn. Dù có ở đâu đi chăng nữa thì tình mẫu tử vẫn là thứ bất diệt.

Điều đầu tiên là bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ. Hơn hết ông còn tức giận vì đứa con của mình đã quên công lao sinh thành dưỡng dục khổ cực của người mẹ kính yêu. Để những lời dạy bảo càng sâu sắc và thấm thía hơn người cha đã gợi lại cho đứa con của mình những ngày tháng người mẹ đã thức suốt đêm bên chiếc nôi bé nhỏ để chăm sóc con. Ông đã chỉ cho người con của mình thấy rằng tình mẹ bao la và rộng lớn biết nhường nào. Nếu như tình cảm của cha đối với con là sự khiêm khắc mong cho con trưởng thành, còn đối với mẹ thì khác đó là biển trời yêu thương và bao dung. Mẹ mang nặng chín tháng mười ngày sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Tần tảo nuôi con sớm hôm không quản ngại khó khăn cực khổ. Người sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình để cứu con, sẵn sàng hi sinh cả thanh xuân để bảo vệ con. Ông có thái độ cương quyết như thế bởi ông không thể chấp nhận được thái độ hỗn láo của cậu con trai đối với người mà ông hết mực yêu thương chân trọng. Ông khiêm khắc trách phạt là muốn con mình nhận ra được rằng chỉ có tình mẫu tử là trường tồn vĩnh cửu theo thời gian.“Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lọa những lúc đã làm mẹ đau lòng…”

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân

Ông viết bức thư này gửi đến cậu con trai của mình nhưng bên cạnh đó cũng là gửi đến tất cả những ngừoi làm con một thông điệp đầy ý nghĩa dù có đi đâu tình mẫu tử vẫn là thứu thiêng liêng nhất.

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn

Soạn văn 7 tập 2 kết nối tri thức

Giải khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo

Giải toán 7 tập 2 cánh diều

Giải lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức

Giải giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo

Soạn văn 7 tập 1 cánh diều

Giải khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức

Giải công nghệ 7 chân trời sáng tạo

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều

Giải lịch sử và địa lí 7 cánh diều

Giải giáo dục công dân 7 kết nối tri thức

Giải tin học 7 chân trời sáng tạo

Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều

Giải công nghệ 7 kết nối tri thức

Giải âm nhạc 7 chân trời sáng tạo

Giải giáo dục công dân 7 cánh diều

Giải tin học 7 kết nối tri thức

Giải mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo

Giải công nghệ 7 cánh diều

Giải âm nhạc 7 kết nối tri thức

Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo

Giải mĩ thuật 7 kết nối tri thức

Giải tiếng Anh 7 Friends Plus

Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 kết nối tri thức

Giải giáo dục thể chất 7 chân trời sáng tạo

Giải mĩ thuật 7 cánh diều

Giải tiếng Anh 7 Global Success

Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 cánh diều

Giải giáo dục thể chất 7 kết nối tri thức

Giải tiếng Anh 7 cánh diều

Giải toán 7 tập 1 chân trời sáng tạo

Giải toán 7 kết nối tri thức

Giải giáo dục thể chất 7 cánh diều

Giải toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 7

Giải toán 7 chân trời sáng tạo

Giải toán 7 tập 1 kết nối tri thức

Soạn văn 7 tập 1 chân trời sáng tạo

Soạn văn 7 kết nối tri thức

Giải toán 7 tập 2 kết nối tri thức

Soạn văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo

Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức

Giải lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo

Giải toán 7 tập 1 cánh diều

Giải môn Giáo dục công dân lớp 7