Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa nhà văn đã viết: nghĩ cho cùng

$\textit{ 1.}$

`+`Nội dung đoạn văn trên: lí tưởng sống cao đẹp, cống hiến và làm việc của anh thanh niên.

$\textit{ 2.}$

`+`Trong truyện ''Lặng lẽ Sa Pa'', nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết: "Nghĩ cho cùng, "Lặng lẽ Sa Pa" là một bức chân dung ". Theo em, đó là bức chân dung anh thanh niên công tác trên đỉnh Yên Sơn nói riêng và là bức tranh của những con người đang âm thầm cống hiến và xây dựng đất nước nói chung. Thông qua cách nhìn nhận và đánh giá của người họa sĩ già, tác giả đã xây dựng hình ảnh người thanh niên với lí tưởng, khát vọng sống cao đẹp và nhiết huyết của tuổi trẻ.

Giải chi tiết:

1. Giới thiệu chung

- Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngán và kí. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình.

- Lặng lẽ Sa Pa: sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập Giữa trong xanh (1972), là một trong những tác phẩm thành công của ông. Truyện viết về anh thanh niên với những vẻ đẹp tiêu biểu của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ.

- Đoạn trích nằm ở phần cuối tác phẩm, là cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên và ông họa sĩ, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.

*Vài nét về nhân vật anh thanh niên:

- Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm giữa cỏ cây, mây mù lạnh lẽo. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cụ thể là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết. Xung quanh anh chỉ là máy móc và cây rừng. Anh có bốn ca: 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối, 1 giờ sáng. Tính chất công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, đặc biệt là làm việc lúc 1 giờ sáng, có mưa gió, bão tuyết.

à Hoàn cảnh sống đặc biệt. Cái khó khăn lớn nhất là nỗi cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao. Anh thèm người đến độ có khi phải tự lăn cây ra chắn giữa đường để xe dừng lại, để được gặp mọi người một lát rồi lại tiếp tục công việc.

2. Phân tích

* Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích      

- Anh thanh niên mang trong mình tất cả vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong công cuộc dựng nước và giữ nước, tràn đầy nhiệt huyết và tình yêu thương con người, với một đời sống tâm hồn phong phú.

- Say mê, đầy nhiệt huyết với công việc “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi. Cất nó đi, cháu buồn chết mất”. Đó là lời tâm sự của anh thanh niên khi nói chuyện với ông họa sĩ. Anh thấy công việc của mình có ích. Niềm say mê, tự giác, yêu nghề thể hiện trong cuộc sống thường ngày, qua lời kể say mê của anh với cô kĩ sư và ông họa sĩ.

- Luôn khát khao hòa hợp, giao lưu với mọi người. Anh thanh niên cống hiến hết mình vì “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc.” Anh ý thức công việc của mình gắn bó với bao anh em đồng chí dưới xuôi.

=> Luôn biết ống vì cộng đồng, ý thức sâu sắc mình là một cá nhân trong xã hội, đóng góp của mình là một phần bé nhỏ cho sự phát triển chung của bao nhiêu công việc lớn lao. Anh thanh niên là một người khiêm tốn, thành thực, đáng khâm phục.

- Thái độ chân thành, cởi mở. Anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sư như những người bạn lâu năm.

- Anh rất ham đọc sách, bác lái xe tặng sách, anh mừng quýnh. Lúc nào anh cũng có người trò chuyện, đó là sách. Sách không chỉ là niềm vui, là người thân mà còn là một người thầy ->Anh rất ham học hỏi, ham hiểu biết.

*Nhận xét:

- Chỉ bằng một số chi tiết và xuất hiện trong một thời gian ngắn, tác giả đã khắc họa chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tư tưởng, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, công việc. Đó là nét đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, có lí tưởng đẹp, nghị lực, tinh thần trách nhiệm với công việc, tình yêu lao động, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước.

3. Liên hệ

-Thế hệ thanh niên trong tác phẩm  Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lạc quan, yêu đời giữa mưa bom bão đạn. Lý tưởng sáng ngời nhất là chiến đấu vì độc lập, tự do của quê hương đất nước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

                         Chỉ cần trong xe có một trái tim

- Những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê: dũng cảm, anh hùng nhưng vẻ đẹp tâm hồn phong phú.

=> Những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.

=> Anh thanh niên, những người lái xe Trường Sơn hay các cô gái thanh niên xung phong là đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 của thế kỉ XX, trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Họ là biểu tượng của những người Việt Nam đẹp nhất:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

Họ có thể có tên họ cụ thể, có thể chỉ được nhắc đến qua lứa tuổi, nghề nghiệp nhưng họ làm nên biểu tương của một đất nước Việt Nam anh hùng. Họ đã làm nên Đất Nước.

4. Tổng kết

- Khẳng định vẻ đẹp của anh thanh niên và thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

- Tình cảm của người viết: yêu mến, trân trọng, tự hào, ý thức về hành động để xứng đáng với những gì các thế hệ cha anh đã cống hiến.

- Rút ra bài học về sự cống hiến, hi sinh thầm lặng.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Theo tác giả, tác phẩm " Lặng lẽ Sa Pa" là 1 bức chân dung , đó là chân dung của ai? Hiện ra trong cái nhìm và suy nghĩ của những nhân vật nào? Vì sao tác giả lại khảng định đó là bức chân dung?

Các câu hỏi tương tự

): Bàn về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: “ Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long các nhân vật dù được miêu tả nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào cũng hiện lên với những nét cao quý đáng khâm phục” 1, Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. (0,5điểm) 2, Trong tác phẩm có những nhân vật dù chỉ xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên xong vẫn hiện lên với những nét cao quý đáng khâm phục. Đó là những nhân vật nào? Điểm chung đáng khâm phục giữa họ là gì ? (1,5 điểm) 3, Cùng với những người lao động khác giữa núi rừng Sa Pa, nhân vật anh thanh niên giúp cho bức tranh cuộc sống lao động nơi đây trở nên thật đẹp. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tình yêu đối với công việc của anh thanh niên. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán. Gạch chân và chú thích rõ. (3,5 điểm) 4. Trong tác phẩm, Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho nhân vật mà gọi theo nghề nghiệp, lứa tuổi. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm không đặt tên riêng mà lấy công việc để gọi tên nhân vật. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? ( 0,5 điểm)

Bức chân dung trong truyện ngắn

Theo tác giả Nguyễn Thành Long, “nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung”. Đó là bức chân dung người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây phủ cây phong, một mình giữa cái lặng lẽ của Sa Pa.

Tác giả gọi tác phẩm của mình là một bức chân dung bởi lẽ: ông chỉ để nhân vật chính (anh thanh niên) xuất hiện trong một cuộc gặp gỡ ngắn (nửa giồ đồng hồ) với ba nhân vật khác (ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ). Cuộc sống, tình cảm, việc làm của anh hiện lên qua lòi kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông họa sĩ, cô kĩ sư và qua lòi bộc bạch của chính anh. Cốt truyện đơn giản, không xung đột, không thắt nút, kịch tính, cao trào như nhiều truyện ngắn khác, mà nhẹ nhàng, bàng bạc một chất thơ thấm thìa, sâu sắc. Qua những nét phác họa, chân dung nhân vật chính nổi bật lên nét đẹp tinh thần, tình cảm và lôì sông tiêu biểu của thanh niên thòi đại Hồ Chí Minh.

Đề bài: Làm sáng tỏ ý kiến: "Suy cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung"

Bài làm

Nguyễn Thành Long viết truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa trên một chuyến xe khách lên vùng cao. Xây dựng truyện ngắn này, ông cố tình nêu lên chủ đề: “Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”. Sau đó ông rút lại: “Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung.”

Từ hình tượng, chân dung của nhân vật chính, chúng ta có đủ cơ sở làm rõ nhận định của nhà văn.

Ra mắt bạn đọc truyện ngắn này trong tập Giữa trong xanh, xuất bản năm 1972, sau đó ông viết bài “Trường hợp viết Lặng lẽ Sa Pa” để trình bày rõ thêm nguyên nhân đưa đến cảm hứng sáng tác. Ở vùng núi đồi chập chùng này có nhiều con người, phụ trách nhiều ngành nghề khác nhau, cùng góp phần làm phong phú cuộc sống chung. Điều đáng nói là họ làm việc tận tình sôi nổi, tích cực giữa không gian yên tĩnh ấy. Trong số những con người âm thầm làm việc đó, có một chàng thanh niên với nhiều nét độc đáo. ông gọi đó là “Bức chân dung” vì anh là người ý thức đầy đủ trách nhiệm, rất yêu nghề, yêu cuộc sống, giàu tình người. Bức chân dung do nhà nghệ thuật tạo hình có công dựng nên qua ngọn bút điêu luyện. Chàng trai ấy, cũng như những con người âm thầm làm việc giữa núi rừng, có nhiều nét độc đáo. Một khía cạnh đáng ghi nhận là anh sông, làm việc một mình trên trạm khí tượng, đỉnh Yên Sơn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Cho nên có người cường điệu cho rằng, đó là “con người cô độc nhất thế gian”. Bức chân dung ấy, được nhà văn giới thiệu như thế này:

“Một thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”.

Với tuổi đời hai mươi bảy đầy nhựa sống, nhà khoa học chấp nhận tìm đến một nơi vắng vẻ để làm việc là điều hiếm thấy. Vì lứa tuổi ấy biết bao trai tráng đang hưởng thụ, trụy lạc nơi ánh sáng đô thành. Chàng trai đặc biệt chọn nơi sống và làm việc rất độc đáo, nơi: “Bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. Anh sống trong một căn nhà ba gian chung quanh đủ các loại máy móc đo đạc.

Nơi “bốn bề” suốt ngày vi vu tiếng thông reo, gió rít. Một nơi thiên nhiên khắc nghiệt “lạnh lẽo” triền miên. Ngoài những báo cáo định kì, bằng số liệu chính xác, anh còn: “Dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.

Chỉ một thân, một bóng, vậy mà chàng trai nuốt trôi cả khôi công việc: “đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất”. Mặt khác, anh còn “phục vụ sản xuất” và “phục vụ chiến đấu”. Anh đã góp phần tạo cuộc sống ổn định của bà con nông dân. Anh đã góp công bắn rơi máy bay phản lực Mỹ. Chính vì vậy nên nhà họa sĩ rất hài lòng khi xác nhận đúng đối tượng để ông sáng tác. Do đức tính siêng năng, yêu nghề nên chàng trai mới chấp nhận sống, làm việc giữa núi rừng yên lặng đó.

Xem thêm Tóm tắt lặng lẽ sa pa

Chàng trai còn tỏ rõ thái độ vô cùng quý yêu cuộc sống, cho dù công việc vất vả, gian khổ, anh tâm tình với bác họa sĩ: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”

Tình cảm anh dành cho công việc chẳng khác gì tình cảm của thanh niên khác dành cho tình nhân. Nhiệm vụ dù “gian khổ” giữa thiên nhiên mênh mông, nhưng anh vẫn gắn bó, đằm thắm, nồng nàn.

Nghe anh tâm sự “cháu buồn đến chết mất” có lẽ nhà họa sĩ hài lòng lắm. Vì ông đã bắt gặp một bức chân dung ưng ý, thiết tha yêu nghề. Thử hỏi cùng lứa tuổi như anh, được bao nhiêu người nói như thế?

Chàng trai lại ý thức đầy đủ, sâu sắc về công việc được giao. Anh nhận định rất khoa học về tình hình thời tiết: “Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta.” Chàng trai rất am hiểu tình hình khí hậu, đó là do anh đọc, nghiên cứu tài liệu địa lí của đất nước. Có tinh thần trách nhiệm lắm nên anh ra công đọc sách báo và san bằng mọi gian khổ khó khăn như thế.

Anh thanh niên sống lành mạnh và tự lực, rất sáng tạo trong hoàn cảnh đơn độc: chăn nuôi đế cải thiện bữa ăn, vườn hoa đa sắc hương làm vui cảnh sống, tự tìm nguồn vui qua sách báo, tài liệu... Anh tâm tình với cô bạn kĩ SƯ: “Cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”.

Xem thêm Soạn Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9

Đọc sách, báo, tài liệu cũng là cách để người đọc tiếp xúc, trò chuyện với tác giả. Anh nghĩ vậy. Mỗi tác giả viết bằng phong cách khác nhau “mỗi người mỗi vẻ” không ai giống ai cả. Đọc để nhận định vấn đề, để đánh giá phong cách viết, việc đọc sách của anh có mục đích rõ ràng.

Sống một mình, con người dễ lâm vào cảnh buông thả quá đáng, nhưng chàng trai không bê bối tồi tệ. Anh chỉ đọc sách bổ sung kiến thức, làm phong phú việc làm mà thôi. Công việc gian khổ, anh không tỏ ý kênh kiệu, cáu gắt. Anh không muốn người khác đề cao. Khi nhà họa sĩ định tạo chân dung, anh tìm cách giới thiệu “con người làm việc âm thầm” khác giữa núi đồi Sa Pa:

“Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ”.

Đó là một trong những con người tích cực làm việc đằng sau cái lặng yên của Sa Pa. Dưới kia có thêm ông kĩ sư vườn rau, chàng trai trên đỉnh Phăng-xi-păng... đúng như nhà văn viết:

“Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa... có những con người làm việc”.

Mỗi người một việc làm khác nhau, nhưng có điểm chung như nhau: cùng góp sức làm đẹp cuộc sống. Được dịp tiếp xúc, chuyện trò với những người từ dưới xuôi lên, là dịp may của chàng trai, là khát vọng của anh. Anh là nhân tố tuyệt đẹp về sự hi sinh các thú vui cá nhân, để chăm lo cuộc sống cua cộng đồng. Đó là một bức chân dung đã được nhà văn trang trọng giới thiệu với bạn đọc.

Thật đúng như ông nhận định nơi vùng cao, dưới đồi núi chập chùng kia, rất nhiều bàn tay, khối óc âm thầm miệt mài với công tác chuyên môn được xã hội trao cho. Nổi bật và điển hình là chân dung của chàng trai sống làm việc trên đỉnh Yên Sơn.

Nhìn chung, nhà văn có nhận định chính xác, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung. Bức chân dung điển hình cho những tài năng đang lặng lẽ tích cực làm việc nơi núi rừng âm u. Họ có chung các đức tính: yêu nghề, yêu cuộc sống giàu tình cảm và xác định đúng lí tưởng để phục vụ. Chọn chàng trai nơi Yên Sơn để tạc thành “bức chân dung” tích cực lao động là đúng.