Trong thí nghiệm so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá dụng cụ để thực hiện thí nghiệm bào gồm

Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón

1/ Nội dung kiến thức liên quan

a/ Thoát hơi nước

Các em đọc lại kiến thức thoát hơi nước ở bài 3: Thoát hơi nước để hiểu bản chất của thí nghiệm.

b/ Vai trò của phân bón

- Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất, trong thành phần chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng, trung lượng, vi lượng, đất hiếm, hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit fulvic, vi sinh vật có ích, có một hoặc nhiều: chất giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất điều hòa sinh trưởng thực vật, chất phụ gia, yếu tố hạn chế sử dụng...

- Các em xem lại vai trò dinh dưỡng của nito ở bài 5: Dinh dưỡng nito ở thực vật để giải thích kết quả hiện tượng.

2/ Chuẩn bị

a/ Thí nghiệm 1

- Cây có lá nguyên vẹn.

- Cặp nhựa hoặc gỗ.

- Giấy lọc.

- Đồng hồ bấm tay.

- Dung dịch coban clorua 5 %.

- Bình hút ẩm.

b Thí nghiệm 2

- Hạt lúa đã nảy mầm 2 - 3 ngày.

- Chậu hay cốc nhựa.

- Thước nhựa có chia mm.

- Tấm xốp đặt vừa trong lòng chậu có khoan lỗ.

- Ống đong dung tích 100ml.

- Đũa thủy tinh.

- Hóa chất: Dung dịch dinh dưỡng (phân NPK) 1g/lit.

3/ Nội dung và cách tiến hành

a/ Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.

- Dùng 2 miếng giấy có tẩm coban clorua đã sấy khô đạt lên mặt trên và mặt dưới của lá.

- Đặt tiếp 2 lam kính lên cả mặt trên và mặt dưới của lá, dùng kẹp, kẹp lại.

- Bấm đồng hồ để tính thời gian giấy chuyển từ màu xanh sang màu hồng.

b/ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK.

+ Một chậu TN (1) cho vào dung dịch NPK.

+ Một chậu đối chứng (2) cho vào nước sạch.

+ Cả 2 chậu đều bỏ tấm xốp có đục lỗ, xếp các hạt đã nảy mầm vào các lỗ, rễ mầm tiếp xúc với nước.

- Tiến hành theo dõi cho đến khi thấy 2 chậu có sự khác nhau.

4/ Thu hoạch

a/ Thí nghiệm 1: Bảng ghi tốc độ thoát hơi nước của lá tính theo thời gian

Ví dụ:

Nhóm

Ngày, giờ

Tên cây, vị trí

của lá

Thời gian chuyển màu của giấy coban clorua

Mặt trên

Mặt dưới

1

...

Lá cây cà chua

12s

8s

...

...

...

...

b/ Thí nghiệm 2
Ví dụ:

Tên cây

Công thức TN

Chiều cao cây (cm/cây)

Nhận xét

Mạ lúa

Đối chứng (nước)

15 cm/cây

Cây chỉ được cung cấp nước → thiếu chất dinh dưỡng cho mọi hoạt động sống của cây → cây chậm phát triển và có màu vàng, thân mảnh mai thiếu sức sống

Thí nghiệm (dung dịch NPK)

18- 20 cm/cây

Cây được cung cấp chất dinh dưỡng NPK → cây sinh trưởng và phát triển bình thường

Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 bài 7

Câu 1: Cân bằng nước là hiện tượng:

A. Cây thừa nước và được sử dụng đến khi có sự bão hoà nước trong cây
B. Xảy ra khi cây luôn luôn được bão hoà nước
C. tương quan về tỷ lệ hút nước và thoát hơi nước dẫn đến bão hoà nước trong cây
D. Cây thiếu nước được bù lại do quá trình hút nước

Câu 2: Cân bằng nước là:

A. tương quan giữa lượng nước cây hấp thụ vào so với lượng nước thoát của cây
B. tương quan giữa lượng nước tưới vào cho đất so với lượng nước thoát ra cho cây
C. tương quan giữa lượng nước thoát ra so với lượng nước hút vào
D. tương quan giữa lượng nước làm sản phẩm cho quang hợp so với lượng nước thải ra qua quang hợp

Câu 3: Cây mất cân bằng nước khi nào?

A. Hút nước quá ít
B. Thoát nước quá mạnh
C. Hút nước nhiều hơn thoát nước
D. Hút nước ít hơn thoát nước

Câu 4: Trong các hiện tượng sau đây, có bao nhiêu hiện tượng dẫn đến sự mất cân bằng nước trong cây?
(1) Cây thoát hơi nước quá nhiều.
(2) Rễ cây hút nước quá ít.
(3) Cây hút nước ít hơn thoát hơi nước.
(4) Cây thoát nước ít hơn hút nước

A. 3
B. 2
C. 4
D. 1

Câu 5: Cây đạt trạng thái cân bằng nước khi

A. Hút nước bằng thoát hơi nước
B. Hút nước ít hơn thoát hơi nước
C. Hút nước nhiều hơn thoát hơi nước
D. Có quan điểm khác

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về quy trình và các tiến hành thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón đối với thực vật... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án giúp bạn đọc trau dồi nội dung kiến thức bài học. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài 13 trang 19 Sách bài tập ( SBT) Sinh 11 : Hãy bố trí thí nghiệm để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.

Hãy bố trí thí nghiệm để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.

Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm cooban clorua đã sấy khô (có màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt lá. Tiếp theo, dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín.

Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian. Sau đó ghi vào bảng sau:

Quảng cáo

Ngày, giờ

Tên cây, vị trí của lá

Thời gian chuyển màu của giấy tẩm côban clorua

Hướng dẫn nội dung Thực hành Sinh 11 Bài 7: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón. Tổng hợp các bài Thực hành Sinh 11 chi tiết nhất

  • Khoảng 98% lượng nước mà rễ hấp thụ bị mất do thoát hơi nước.
  • Hai con đường thoát hơi nước ở lá: qua khí khổng và qua cutin

+ Thoát hơi nước do khí khổng là chủ yếu => Do đó sự điều tiết độ mở khí khổng là quan trọng nhất

+ Thoát hơi nước qua cutin trên biều bì lá: phụ thuộc vào độ dày của lớp cutin

  • Các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự thoát hơi nước: nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng,…
  • Vai trò của Nitơ đối với đời sống thực vật:
    • giúp cây sinh trưởng và phát triển
    • là thành phần không thể thay thế cấu trúc nên nhiều hợp chất sinh học quan trọng như protein, axit nucleic, diệp lục, ATP, …
    • tham gia điều tiết các quá trình trai đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào
  • Để có năng suất cây trồng cao cần bón phân hợp lí:
    • đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng
    • đúng nhu cầu của giống, loài
    • phù hợp với từng thời kì sinh trưởng và phát triển

Học xong, học sinh có khả năng:

  • Sử dụng giấy cooban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở mặt lá.
  • Biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng.

1. Thí nghiệm 1

  • Cây có lá nguyên vẹn
  • Cặp nhựa hoặc cặp gỗ
  • Bản kính hoặc lam kính
  • Giấy lọc
  • Dung dịch côban clorua 5%
  • Bình hút ẩm

2. Thí nghiệm 2

  • Hạt thóc đã nảy mầm 2 – 3 ngày
  • Chậu nhựa có đường kính phía trong khoảng 10 – 20cm
  • 1 bình nhựa hoặc thủy tinh dung tích 1 lít
  • Thước nhựa có chia độ đến mm
  • Tấm xốp tròn có kích thước nhỏ hơn lòng chậu có khoan lỗ.
  • Ống đong có dung tích 100ml, bình nhựa hay thủy tinh có mỏ.
  • Đũa thủy tinh dài hơn chiều cao của chai được dùng làm thí nghiệm
  • 1 g phân bón NPK, 1 lít nước sạch.

1. Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt lá

– Dùng hai miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy khô có màu xanh da trời, đặt đối xứng nhau qua hai mặt của lá .

– Tiếp theo, dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy lọc này ở cả 2 mặt lá tạo thành hệ thống kín

– Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá trong cùng thời gian

2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK

Mỗi nhóm thực hiện một lần nhắc lại thí nghiệm gồm 1 chạu đối chứng (chỉ có nước sạch) và một chậu thí nghiệm (chứa dung dịch NPK) như sau:

– Pha một chai phân NPK có nồng độ 1g/1l như đã nêu ở trên

– Rót  dung dịch NPK vừa pha vào chậu thí nghiệm và đặt miếng xốp vào chậu trồng cây đã có trong môi trường nuôi cấy

– Chọn các hạt nảy mầm có kích thước tương đương nhau. Số lượng hạt đã nảy mầm tùy thuộc vào số lỗ trong tấm xốp

– Xếp các hạt đã được vào các lỗ trong tấm xốp, cho rễ chui vào lỗ hướng xuống dung dịch dưỡng trong chậu. Mỗi lỗ chỉ xếp một hạt. Cần thao tác nhẹ nhàng để không bị gẫy mầm

– Đặt các chậu vào góc thực nghiệm trong phòng có ánh sáng hoặc đưa ra vườn trường. Cần đặt các chậu sao cho ánh sáng chiếu đồng đều nên mỗi chậu. Tiếp theo, cần chăm sóc để cây được chiếu sáng hàng ngày cho đến khi thấy được sự khác biệt giữa cây thí nghiệm và cây đối chứng

1. Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt lá

Bảng 7.1. Bảng ghi tốc độ thoát hơi nước của lá tính theo thời gian

Nhóm

Ngày giờ

Tên cây, vị trí lá

Thời gian chuyển màu của giấy côban clorua

Mặt trên

Mặt dưới

1

…..

Lá cà chua

13 s

7 s

…..

…..

…..

…..

…..

Hiện tượng:

  • Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua chuyển từ xanh da trời sang màu hồng nhanh hơn mặt trên lá.
  • Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua xuất hiện màu hồng nhiều hơn mặt trên lá.

Giải thích:

  • Cây thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng
  • Số lượng khí khổng ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên lá

Kết luận:

  • Thoát hơi nước ở mặt dưới lá xảy ra nhanh hơn và nhiều hơn mặt trên lá

2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK

Bảng 7.2. Kết quả thí nghiệm

Tên cây

Công thức thí nghiệm

Chiều cao trung bình (cm/cây)

Nhận xét

Mạ lúa Đối chứng 14,5cm/cây Cây thấp, chậm phát triển, thân mảnh mai, có màu vàng úa
Thí nghiệm 17,5 – 20 cm/cây Cây phát triển hình thường

Kết quả:

  • Cây ở chậu thí nghiệm phát triển và cao hơn cây ở chậu đối chứng

Giải thích: Các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng đối với sinh triển và phát triển ở thực vật

  • Cây ở chậu đối chứng chỉ được cung cấp nước, thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây, quá trình chuyển hóa trong cây diễn ra yếu (quang hợp yếu…) dẫn đến cây chậm phát triển, có màu vàng thân mảnh mai thiếu sức sống.
  • Cây ở chậu thí nghiệm được cung cấp đủ NPK cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

Video liên quan

Chủ đề