Trong giai đoạn 1919 -- 1930 sự kiện lịch sử nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam

Trong 6 bài trước, PGS.TS Vũ Quang Hiển đã hướng dẫn các bạn ôn thi phần lịch sử thế giới. Trong bài 7 này, chúng ta sẽ bắt đầu với lịch sử Việt Nam, giai đoạn 1919-1930.

Show

A. Mục tiêu

– Trình bày được những nét chính của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng tới Việt Nam (các nước tư bản thắng trận họp tại Véc-xai phân chia lại thế giới; bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế).

– Trình bày được Nội dung Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ  hai của thực dân Pháp ở Đông Dương, cùng với các chính sách về chính trị, văn hóa và giáo dục.

– Tóm tắt được sự biến đổi về mặt kinh tế và xã hội Việt Nam; phân tích được địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời thuộc địa; rút ra được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc đó.

– Trình bày được điều kiện lịch sử và các hoạt động tiêu biểu của phong trào yêu nước: Hoạt động của người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài (Trung Quốc và Pháp), những hoạt động của tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của công nhân.

– Nêu được những hoạt động và phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.

– Trình bày được sự ra đời, hoạt động và vai trò của các tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.

– Phân tích được nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái.

– Trình bày được sự phát triển của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

– Trình bày được nguyên nhân và sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản năm 1929.

– Trình bày được hoàn cảnh lịch sử và nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Đảng.

– Phân tích được nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đặc biệt làm rõ tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh.

– .Phân tích được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.

– Phân biệt được các khái niệm: lý luận cách mạng giải phóng dân tộc; cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng thổ địa (trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương lĩnh chính trị tháng 10-1930); tự phát, tự giác (trong phong trào công nhân), lực lượng, động lực cách mạng.

B. Nội dung

I. Những chuyển biến về kinh tế và xã  hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Hoàn cảnh quốc tế tác  động đến Việt Nam

– Các nước đế quốc thắng trận phân chia lại thế giới, thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

  • Chiến tranh thế giới đã tàn phá, làm cho các nước tư bản gặp nhiều khó khăn, nước Pháp thiệt hại nặng nề.
  • Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây.
  • Các đảng Cộng sản lần lượt ra đời. Quốc tế Cộng sản được thành lập.

2. Chính sách thống trị và bóc lột của thực dân Pháp ở Việt Nam

* Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

– Mục đích: bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục địa vị kinh tế của nước Pháp trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

– Tăng cường đầu tư vốn trên quy mô lớn, tốc độ nhanh vào các nước ở Đông Dương. Trong vòng 6 năm (1924 – 1929), số vốn đầu tư tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.

– Hướng đầu tư: công nghiệp và nông nghiệp. Trong nông nghiệp: tập trung vào đồn điền (nhất là đồn điền cao su). Trong công nghiệp: tập trung khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than).

– Mở mang một số  ngành công nghiệp chế biến quặng kẽm, thiếc; sản xuất tơ, sợi, gỗ, diêm, đường, xay xát….

– Thương nghiệp: ngoại thương có bước phát triển mới. Giao lưu nội địa được đẩy mạnh. Pháp thi hành chính sách độc chiếm thị trường, dùng hành rào thuế quan để ngăn chặn hàng nhập từ nước khác.

– Giao thông vận tải phát triển (kể cả đường sắt, đường bộ và đường thuỷ), nhằm phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự. Các tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối thêm đoạn Đồng Đăng – Na Sầm, Vinh – Đông Hà. Nhiều cảng biển mới được xây dựng như Bến Thuỷ, Hòn Gai.

– Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế  Đông Dương, phát hành tiền giấy, cho vay lãi. Thực dân Pháp còn tăng thuế để bóc lột nhân dân.

*  Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục

– Về chính trị: tiếp tục thi hành chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay thực dân Pháp và tay sai. Bộ máy cảnh sát, mật thám, nhà tù tiếp tục được củng cố đến tận các hương thôn để xâm nhập, kiểm soát các làng xã. Đồng thời, chúng cũng thi hành vài cải cách chính trị – hành chính để đối phó với biến động ở Đông Dương.

– Về văn hoá, giáo dục

+ Hệ thống giáo dục được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học. Tuy vậy, trường học được mở hết sức nhỏ  giọt, chủ yếu phục vụ cho công cuộc khai thác.

+ Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, có hàng chục tờ báo bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và thống trị ở Đông Dương. Các trào lưu tư tưởng, khoa học, kĩ thuật, văn hóa phương Tây xâm nhập mạnh vào Việt Nam.

3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam

a. Chuyển biến về kinh tế

  • Nền kinh tế tư bản thực dân tiếp tục được mở rộng và trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam.
  • Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến, song chỉ mang tính chất cục bộ; chủ yếu vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, ngày càng bị cột chặt vào kinh tế Pháp.

b.  Chuyển biến về giai cấp xã hội

– Sự phân hóa giai cấp xã hội Việt Nam diễn ra sâu sắc hơn.

+ Địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa thành ba bộ phận tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Một bộ phận trung, tiểu địa chủ có ý thức chống đế quốc và tay sai. Bộ phận đại địa chủ thường được Pháp sử dụng trong bộ máy cai trị.

+ Giai cấp nông dân chiếm  đại đa số trong xã hội Việt Nam (khoảng 90%), bị bị bần cùng hóa không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và tay sai rất gay gắt. Đây là một động lực của cách mạng.

+ Giai cấp tiểu tư  sản gồm chủ xưởng, những người buôn bán nhỏ, học sinh, sinh viên, trí thức… tăng nhanh về số  lượng, có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

+ Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phân hóa thành hai bộ phận tư sản mại bản và  tư sản dân tộc, trong đó tư sản dân tộc Việt Nam là lực lượng có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

+ Giai cấp công nhân ra đời trước Chiến tranh thế giới thứ nhât, ngay trong cuộc khai thác thuộc địa của Pôn Đume với số lượng khoảng 10 vạn, sau chiến tranh tăng lên 22 vạn (1929). Công nhân Việt Nam bị thực dân và tư sản áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân, được kế thừa truyền thông yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng vươn lên thành động lực mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

– Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự  phân hóa giai cấp, mâu thuẫn xã hội và tác  động của trào lưu cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga đã thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam ngày càng phát triển.

Giới thiệu về cuốn sách này

Cô Lê Thị Thu Hương, giáo viên môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết, kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 gồm những nội dung chính như sau:

Nội dung thứ nhất là phong trào dân tộc dân chủ [1919-1925]. Với phần kiến thức này, học sinh cần nắm được những ảnh hưởng, tác động đến phong trào dân tộc dân chủ.

Cụ thể là Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, học sinh cần hiểu đúng tính chất của phong trào này với giai cấp tiên phong là tiểu tư sản trí thức, hình thức đấu tranh là bãi khóa, bãi thị, biểu tình và đấu tranh bằng báo chí [tiếng Việt, tiếng Pháp]...

Ngoài ra, trong đề thi còn có các câu hỏi theo dạng sắp xếp mốc thời gian, sự kiện. Muốn làm được dạng bài đây, học sinh cần nhớ được những mốc thời gian, sự kiện quan trọng. Ví dụ, năm 1919 có phong trào trấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa; năm 1925, có cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu… “Thực chất, các phong trào này đều không đạt được thắng lợi như mong muốn. Nguyên nhân là do sự tự phát và thiếu giai cấp lãnh đạo”.

Nội dung thứ hai học sinh cần quan tâm là 3 tổ chức cách mạng và 3 tổ chức cộng sản. Cụ thể, tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập năm 1927, đại diện cho giai cấp tư sản dân tộc với khuynh hướng dân chủ tư sản.

Đến năm 1930, tổ chức này với cuộc khởi nghĩa Yên Bái, đã chấm dứt vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập tháng 6/1925, theo khuynh hướng vô sản.

Đến năm 1929, phân hóa thành Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng. Tân Việt Cách mạng Đảng với đại diện là tầng lớp tiểu tư sản trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản. Tổ chức này thành lập năm 1928, khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đang có chủ trương vô sản hóa. Do đó, một bộ phận trong Tân Việt Cách mạng Đảng đã thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin nên đã gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.N ăm 1929, các bộ phận còn lại trong Tân Việt Cách mạng Đảng đã thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Nội dung thứ ba là sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam [1930]. Trong phần này, học sinh cần lưu ý các kiến thức liên quan đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, bao gồm các mốc thời gian, sự kiện, vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam… Bên cạnh đó, thí sinh cần nắm rõ ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dưới đây là video cô Lê Thị Thu Hương chia sẻ cụ thể về các nội dung kiến thức mà học sinh cần trang bị để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp sắp tới: