Trình bày tổng quan về tình hình nuôi đặc điểm sinh học của một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt

Để nâng cao năng suất, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vụ xuân hè, các địa phương trong tỉnh đã và đang áp dụng cách nuôi kết hợp, xen ghép nhiều đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, nuôi luân canh các đối tượng khác nhau mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trình bày tổng quan về tình hình nuôi đặc điểm sinh học của một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt
Nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp tại xã Nga Tân (Nga Sơn) đầu tư cơ sở hạ tầng, nuôi 3 vụ trong năm.

Vụ xuân hè 2021, huyện Nga Sơn thả nuôi thủy sản với diện tích 890 ha nước ngọt, 370 ha nước mặn, 439 ha nước lợ và hơn 20 ha nuôi tôm công nghiệp. Phấn đấu năng suất bình quân đối với nuôi cá truyền thống nước ngọt đạt 2,5 tấn/ha; tôm, cua các loại nuôi quảng canh cải tiến đạt 1 tấn/ha và tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt 12,2 tấn/ha... Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng còn nuôi xen vụ trên diện tích nuôi cá nước ngọt, nước lợ bình quân đạt 1,2 tấn/ha. Để đạt được kết quả trên, huyện Nga Sơn đang tập trung xây dựng kế hoạch nuôi cụ thể vùng NTTS tại 3 xã Nga Tân, Nga Tiến và Nga Thủy và đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả các diện tích mặt nước, bãi triều; ruộng nhiễm mặn, ruộng sâu trũng cấy lúa, trồng cói kém hiệu quả kinh tế. Mở rộng hình thức nuôi xen ghép các loại thủy sản, như: cá đối mục với cua xanh, cá rô phi với tôm sú và rau câu,... theo hình thức thâm canh để giảm bớt rủi ro trong nuôi trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ thuật nuôi, giống mới và sử dụng thức ăn công nghiệp, bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh đối với vùng nuôi. Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nga Tân, cho biết: Trong những năm qua, xã đã khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất sản xuất cói không hiệu quả sang NTTS và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Đồng thời, xây dựng các mô hình NTTS theo hình thức xen ghép, kết hợp cá đối, tôm thẻ và cua xanh trong cùng một ao, đem lại lợi ích kép cho người dân, vừa có giá trị kinh tế, vừa có tác động tích cực đến môi trường ao nuôi. Với hình thức nuôi này sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì tính ổn định của vùng nuôi. Ngoài ra, người dân trong xã đã chuyển đổi 45 ha NTTS quảng canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, nhiều hộ gia đình có thu nhập từ 1 - 5 tỷ đồng/ha. Đơn cử, như hộ các ông Phạm Văn Hiếu, thôn 4; Trần Văn Lâm, thôn 7; Nguyễn Văn Kiên, thôn 3...

Hiện toàn tỉnh có 19.500 ha diện tích NTTS; trong đó, nước ngọt 14.150 ha, nước mặn 1.250 ha, nước lợ 4.100 ha. Những năm gần đây, diện tích NTTS được mở rộng, đối tượng nuôi ngày càng đa dạng, năng suất và sản lượng ngày càng tăng. Để giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất, cải tạo hệ sinh thái vùng nuôi... các hộ NTTS ở các địa phương trong tỉnh đã áp dụng cách nuôi kết hợp, xen ghép nhiều đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, nuôi luân canh các đối tượng khác nhau theo mùa vụ trong năm. Tại các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn... đã thực hiện các mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua xanh và cá rô phi đơn tính; mô hình nuôi tôm kết hợp với cá đối mục... Đây là những mô hình dễ thực hiện, vốn đầu tư phù hợp với người dân. So với NTTS độc canh trên cùng diện tích, nuôi luân canh, xen canh các đối tượng khác cho giá trị kinh tế cao hơn khoảng 30%. Việc áp dụng hình thức nuôi kết hợp nhiều đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, nhằm tận dụng những đặc điểm sinh học của các đối tượng đó để hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, việc kết hợp các đối tượng nuôi có đặc tính hỗ trợ lẫn nhau, hạn chế được lượng thức ăn dư thừa, giảm các nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

Với việc đa dạng hóa con nuôi trong NTTS đã nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất, duy trì tính ổn định của vùng nuôi; hạn chế những rủi ro do dịch bệnh, do điều kiện tự nhiên, môi trường không thuận lợi. Tạo hướng đi mới cho nghề NTTS và giúp xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, tạo cho người dân ý thức về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhất là, đã cải tạo được những ao, đầm kém hiệu quả trong nuôi trồng thâm canh, mang lại thu nhập cho người dân.

Bài và ảnh: Hải Đăng

10:29, 02/01/2019

Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH của BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và thú y có hiệu lực từ 10/02/2019.

Trình bày tổng quan về tình hình nuôi đặc điểm sinh học của một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt

Kiến thức tối thiểu của ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ CĐ - Ảnh minh họa

Theo đó, tại Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH quy định kiến thức tối thiểu người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt như sau:

 - Mô tả được đặc điểm sinh học của một số loài ĐVTS nước ngọt có giá trị kinh tế; nêu vai trò, đặc điểm nhận dạng một số thủy sinh vật trong thủy vực nước ngọt;

- Trình bày được đặc điểm và phân tích vai trò, ứng dụng của vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;

- Trình bày và giải thích được quy trình công nghệ sản xuất và nuôi thương phẩm một số đối tượng cá nước ngọt có giá trị kinh tế;

- Trình bày và giải thích được quy trình công nghệ sản xuất và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt;

- Trình bày và giải thích được quy trình công nghệ nuôi cá cảnh;

- Trình bày và giải thích được quy trình công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá nước lạnh;

- Mô tả được phương pháp xác định một số chỉ tiêu môi trường nước; phân tích, đánh giá được biện pháp quản lý một số yếu tố môi trường trong nuôi thủy sản nước ngọt;

- Trình bày được phương pháp chuẩn bị và sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;

- Mô tả được phương pháp vận chuyển động vật thủy sản nước ngọt; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động vật thủy sản trong quá trình vận chuyển;

- Trình bày được biện pháp phòng bệnh tổng hợp, phương pháp chẩn đoán bệnh ĐVTS; phân tích, đánh giá biện pháp trị một số bệnh thường gặp ở động vật thủy sản nước ngọt;

- Trình bày và phân tích được nguyên tắc sử dụng các loại chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất, thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm và các trang thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;

- Trình bày được lý thuyết giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng trong giao tiếp với khách hàng;

- Trình bày được biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất, tin học theo quy định.

 Chi tiết xem tại Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH, được ban hành ngày 28/12/2018.

Lê Vy

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Trình bày tổng quan về tình hình nuôi đặc điểm sinh học của một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt

Cần nhiều đầu tư để nuôi thủy sản nước ngọt phát huy lợi thế Ảnh: Quang Quyết

Phát triển bền vững

Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển thủy sản nước ngọt (nội đồng) do có nhiều sông, suối, hồ chứa… Như tại các tỉnh phía Bắc có địa hình tự nhiên đa dạng, có thể phát triển nhiều loại hình nuôi thủy sản như nuôi lồng bè trong hồ chứa, sông suối, nuôi ao, nuôi kết hợp trong ruộng lúa… và đa dạng đối tượng nuôi, phát triển các thủy sản đặc sản, có giá trị. Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh phía Bắc là 205.253 ha, giảm 9,75% so năm 2015, trong đó nuôi nước ngọt đạt 157.767 ha (giảm 11,05%). Phát huy tiềm năng và lợi thế nuôi cá nước ngọt, người dân các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc đã lựa chọn nuôi những giống chất lượng như cá trôi, trắm, chép, rô phi đơn tính, điêu hồng, cá lăng… cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy chưa tạo thành hàng hóa tập trung nhưng mang lại hiệu quả xã hội rất lớn như cung cấp sản phẩm tại chỗ, cải thiện đời sống cho đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, giải quyết việc làm, giảm tệ nạn phá rừng.

Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, cá nước lạnh được nuôi tại một số tỉnh như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Thuận, Bình Định đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo thống kê, đã có khoảng hơn 100 cơ sở tại 22 tỉnh, thành phố nuôi cá nước lạnh, tập trung nhiều nhất tại các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên, điển hình là Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lâm Đồng, Bình Thuận… Diện tích nuôi cá nước lạnh khu vực  này hơn 55 ha (chiếm 85% cả nước), năng suất bình quân 19,27 tấn/ha (năm 2012 bình quân đạt 13,5 tấn/ha) và năm 2017, sản lượng hơn 1.000 tấn, chiếm khoảng 70% sản lượng cá nước lạnh cả nước.

Vùng ĐBSCL có khoảng 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều (70 – 80% là bãi triều cao). Mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cao 20 – 30%, mùa mưa 5 – 20%, thâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40 – 60 km. Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nước quy mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, lợ, ngọt). Về nuôi nước ngọt, Bộ NN&PTNT đã công bố quy hoạch diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020 là 7.260 ha theo tiêu chuẩn VietGAP; Diện tích này được phát triển tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh và Hậu Giang.

Nhiều bất cập

Đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường vùng nuôi trên sông, hồ, đầm, phá; nhiều vùng hồ chứa chưa được khai thác hợp lý để nuôi trồng. Vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch còn bấp cập, chất lượng con giống chưa có nhiều cải thiện, thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn sản phẩm thủy sản nước ngọt tiêu thụ nội địa. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, nhiều địa phương còn chưa phát huy được hết lợi thế, nhất là sử dụng nguồn nước từ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt; chưa xác định được đối tượng nuôi chủ lực và chưa có quy hoạch phát triển theo hướng hàng hóa xuất khẩu.

Mặc dù, nuôi thủy sản nước ngọt các tỉnh phía Bắc phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường, khó lường, mưa lũ, lũ quét, lũ ống thường xuyên xảy ra khiến cho người nuôi luôn đối mặt với nhiều khó khăn, bất lợi. Ngoài ra, địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông không thuận lợi, khiến việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Trong khi, diện tích nuôi thủy sản chủ yếu trong các hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, dịch vụ hậu cần nghề cá chưa được đầu tư tương xứng, vì vậy chưa tạo thành vùng sản xuất tập trung để có nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu, mà chủ yếu vẫn phục vụ tiêu dùng nội địa.

Giải pháp phát triển

Lợi thế cho phát triển các diện tích nuôi thủy sản nước ngọt còn rất lớn, nhất là tại các địa phương có nhiều tiềm năng để mở rộng sản xuất hàng hóa tập trung, nhất là các đối tượng có giá trị kinh tế cao.

Với vấn đề con giống, các cơ sở sản xuất giống thủy sản, các doanh nghiệp tập trung quản lý tốt chất lượng con giống, thức ăn; có kế hoạch và đầu tư về con giống bố mẹ đạt chuẩn thay thế nguồn giống tự nhiên của một số loài thủy sản đặc sản đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nâng cao chất lượng giống bản địa, giống truyền thống; từng bước đưa các loài giống mới, giống có chất lượng cao, giống nhập ngoại vào nuôi để nâng cao năng suất, sản lượng và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Ông Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết, khó khăn nhất của nghề nuôi thủy sản nước ngọt là chủng loại và diện tích ao nuôi chưa tập trung và đồng bộ, trong khi, muốn ký kết hợp đồng tiêu thụ thì phải có sản lượng lớn, chất lượng đảm bảo. Bên cạnh đó, yếu tố con giống phải đáp ứng được nhu cầu của người dân, đây là những việc mà ngành thủy sản sắp tới sẽ phải chú trọng thực hiện.

Còn ông Nguyễn Khắc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên thì kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư sản xuất giống thủy sản nước ngọt ngay tại địa phương nhằm tạo sự chủ động cho việc nuôi thủy sản nước ngọt thương phẩm. Về phía người nuôi cần tạo mối liên kết bền vững với các nhà hàng, siêu thị, nhà máy chế biến, xuất khẩu. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản nước ngọt. Quan tâm đến việc đẩy mạnh hệ thống dịch vụ cung ứng các nhu cầu vật tư, thức ăn và các sản phẩm liên quan phục vụ nuôi thủy sản nước ngọt. Chú trọng thúc đẩy hoạt động của các cơ quan chuyên môn chuyên ngành thủy sản, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và thông tin kinh tế thị trường liên quan về thủy sản nước ngọt cho bà con ngư dân, nhân rộng các điển hình nuôi thủy sản nước ngọt tiên tiến để mọi người dân áp dụng có hiệu quả.

Nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học cũng là giải pháp cần hướng đến và phát triển để tạo sự ổn định và bền vững cho các đối tượng thủy sản nước ngọt. Như chia sẻ của Bà Ngô Thị Kim Cương, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP Đà Nẵng, đây là hướng đi tất yếu trong giai đoạn hiện nay; bởi việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá nước ngọt sẽ rút ngắn thời gian nuôi, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn mà còn tiến tới phát triển thủy sản bền vững.

>> Năm 2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đồng ý nguyên tắc thực hiện Dự án “Điều tra nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng” giai đoạn 2018 – 2020. Theo đó, giao Bộ NN&PTNT chủ động làm việc với các Bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư xác định nguồn kinh phí thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; tiến hành sơ kết tình hình thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020, đặc biệt là tình hình triển khai các dự án ưu tiên; trên cơ sở đó, đánh giá các kết quả đạt được, hiệu quả của Chương trình.