Trẻ bị ngứa lỗ hậu môn vì sao

Những nguyên nhân gây khó chịu ở hậu môn đối với trẻ em bao gồm táo bón, vệ sinh kém và giun kim. Cảm giác đau khi đi ngoài có thể dẫn tới táo bón và một chỗ nứt hậu môn- vết rách gây đau ở niêm mạc lót trong hậu môn, điều này thường dẫn tới táo bón thêm vì bé sợ đau mà nín đi cầu. Với nhiều trẻ ngứa do giun kim, dữ dội nhất là vào ban đêm. Gãi vào chỗ ngứa sẽ làm cho da kích ứng hơn nữa và dễ bị nhiễm trùng.

Những nguyên nhân nghiêm trọng của đau hậu môn bao gồm cả bệnh trĩ là không phổ biến, nếu trẻ bị trĩ thì có thể đó là một biểu hiện của bệnh khác nghiêm trọng hơn.

Hãy nhớ để ý bất cứ hiện tượng bầm dập nào quanh hậu môn. Hiện tượng này gợi ý khả năng trẻ bị lạm dụng tình dục, nhất là khi trẻ ngần ngại nói lý do bị bầm và khó chịu.

Kiểm soát giun kim

Giun kim đựơc tìm thấy ở khắp nơi, ở mọi lứa tuổi và mức độ kinh tế. Đặc biệt phổ biến ở trẻ em, giun kim rất dễ truyền từ trẻ này sang trẻ khác, đặc biệt ở các trung tâm nuôi dạy trẻ. Nhiễm giun kim rất phiền toái nhưng vô hại, dù giun kim có khả năng mang vi khuẩn trong phân tới đường sinh dục nữ và gây viêm âm đạo.

Trẻ ăn phải trứng giun kim trong móng tay, trên quần áo, hay chăn nệm, hoặc bụi trong nhà. Trứng nở trong dạ dày và ấu trùng xâm nhập vào ruột, ở đó chúng phát triển thành những con giun trắng dài tầm 1 cm. về đêm, giun cái đẻ trứng gần hậu môn của trẻ. Trẻ gãi chỗ ngứa, điều này khiến móng tay bé dính thêm trứng giun và trẻ có thể ăn lại chúng vào ngày hôm sau.

Nếu con bạn bị ngứa, thường xuyên ngọ nguậy khó ngủ, hãy lấy băng dính dán vào hậu môn và xung quanh vào buổi sáng sớm sau đó đem tới gặp bác sĩ nhi: trứng và giun dính vào đó sẽ được tìm thấy nếu có.

Giun kim có thể bị tiêu diệt bằng thuốc sổ giun trong 1 vài ngày. Do hiện tượng tái nhiễm rất phổ biến, nên có thể cần phải lặp lại điều trị. Giặt chăn ga và quần áo bằng nước nóng để loại bỏ trứng và ngăn giun kim lan rộng. Nên sổ giun định kì cho cả nhà.

Lưu ý

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu con bạn bị:

  • Đau và chảy máu hậu môn
  • Táo bón nặng và khó chịu ở hậu môn
  • Trĩ
  • Ngứa, dữ dội hơn về đêm
  • Đau, mẩn đỏ ở hậu môn
  • Bầm dập gần hậu môn

Nứt hậu môn sẽ không tự lành nếu phân không được làm mềm bằng các phương pháp cần thiết (thuốc nhuận tràng, chế độ ăn…) quá trình lành lại có thể mất hàng tuần.

Phác đồ điều trị giun kim

  • Albendazole 400 mg uống 1 lần khi bụng trống, nhắc lại sau 2 tuần

(hoặc mebendazole 100 mg uống 1 lần, nhắc lại sau 2 tuần)

  • Pyrantel pamoate 11 mg/ kg, tối đa 1 g, nhắc lại liều trên sau 2 tuần

Tài liệu tham khảo

//www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/695295407334649

Trẻ bị ngứa hậu môn nguyên nhân vì sao?

Thứ Hai ngày 22/02/2021

  • Trẻ mọc răng có thể kéo theo một loạt những vấn đề về sức khỏe
  • Mách mẹ cách tăng miễn dịch cho trẻ hay ốm yếu
  • 7 bước trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Có nhiều trẻ hay bị ngứa hậu môn, gãi nhiều gây trầy xước, viêm nhiễm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này như thế nào?

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi gặp rất nhiều vấn đề về tiêu hóa. Ngứa hậu môn có lẽ là tình trạng nhiều mẹ thường thấy ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý biểu hiện này.

Nguyên nhân phổ biến gây ngứa hậu môn ở trẻ

Có một số nguyên nhân thường gặp mà nhiều trẻ cảm thấy ngứa ngáy ở hậu môn. Mẹ có thể tham khảo để nhận định bé nhà mình thuộc trường hợp nào.

Trẻ bị ngứa hậu môn.

Nhiễm giun kim

Đây có lẽ là nguyên nhân đầu tiên mà mẹ nghĩ đến khi thấy con bị ngứa hậu môn. Giun kim rất dễ lây lan qua “bàn tay bẩn”. Vì thế, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi còn chưa có thói quen giữ vệ sinh cá nhân, hay cho tay lên mũi miệng rất hay nhiễm giun.

Biểu hiện nhiễm giun kim là trẻ bị ngứa hậu môn vào buổi tối đi ngủ khoảng từ 10h. Trẻ có thể bị thức giấc giữa đêm vì ngứa, khó chịu, khóc đêm.

Nhiễm nấm ở hậu môn

Nấm men là tác nhân chính thường xuất hiện ở các nếp gấp của cơ thể. Hậu môn có nhiều nếp gấp lại thường xuyên ẩm ướt là môi trường thuận lợi để nấm men sinh sôi phát triển. Vùng nếp gấp hậu môn bị dày lên, có màu đỏ và gây ngứa rất nhiều.

Hậu môn bị ẩm ướt

Sau khi trẻ tắm rửa, làm ướt không được lau khô, môi trường ẩm ướt dính vào quần, bỉm khiến trẻ ngứa ngáy vùng hậu môn.

Những trẻ vẫn còn đóng bỉm rất hay bị ngứa hậu môn do bỉm ướt không được thay thường xuyên.

Hậu môn bị phát ban mọc mụn nước

Đây là nơi rất dễ bị bí bách hoặc cơ thể bị nhiệt nóng cũng có thể mọc nhiều mụn nước, nổi mẩn đỏ xung quanh viền hậu môn. Trẻ càng gãi, mụn nước vỡ ra càng gây ngứa và viêm nhiễm vùng hậu môn.

Trĩ, táo bón ở trẻ nhỏ

Trĩ không chỉ gặp phải ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải. Táo bón lâu ngày, ngứa hậu môn là biểu hiện của bệnh trĩ ở trẻ nhỏ. Táo bón vừa là triệu chứng vừa là nguyên nhân khiến trẻ mắc trĩ. Mà trẻ nhỏ bị táo bón do chế độ ăn uống là rất thường gặp.

Táo bón gây ngứa hậu môn ở trẻ.

Mặc quần quá bó, mặc nhiều lớp quần

Đây có lẽ là nguyên nhân mà nhiều mẹ bỏ sót không biết tại sao trẻ hay bị ngứa hậu môn. Quần quá bó nhất là vào mùa hè khi trẻ vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi khiến hậu môn ngứa ngáy.

Mùa đông mặc nhiều lớp quần áo cũng khiến trẻ bí bách khó chịu ở hậu môn.

Vì thế, mẹ cần chú ý hơn về cách ăn mặc của trẻ.

Dị ứng

Những trẻ có cơ địa dị ứng thì các loại vải, nước giặt, nước xả quần áo cũng có thể khiến trẻ bị ngứa hậu môn. Trường hợp dị ứng thì phần da trên cơ thể trẻ cũng sẽ bị nổi ban, ngứa ngáy.

Trẻ bị ngứa hậu môn phải làm sao?

Tùy vào từng nguyên nhân mà các cách xử lý khi trẻ gặp phải tình trạng ngứa hậu môn.

Tẩy giun cho trẻ định kì

6 tháng 1 lần trẻ cần được tẩy giun sán. Hầu hết các thuốc giun trên thị trường đều có tác dụng diệt giun kim. Vì thế, mẹ nhớ đừng quên tẩy giun cho bé. Đối với trẻ bị nhiễm giun cần đi khám bác sĩ để soi phân tìm trứng giun và uống thuốc diệt giun theo chỉ định. Sau khi uống thuốc 1 tuần trẻ vẫn có thể bị ngứa hậu môn.

Mẹ cũng có thể bắt giun kim bằng băng dính trắng vào buổi tối sau 10h. Đây là thời điểm giun chui ra ngoài để đẻ trứng.

Cho trẻ ngâm mông vào chậu nước ấm

Nước ấm có thể làm dịu vùng hậu môn bị ngứa rát đồng thời tăng kích thích hậu môn giảm tình trạng táo bón cho trẻ.

Mẹ có thể thả thêm muối hột, baking soda vào chậu nước ấm giúp làm sạch vùng hậu môn cho trẻ.

Điều trị táo bón, trĩ ở trẻ

Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh hoặc ngâm mông trong chậu nước ấm, tăng cường vận động. Những biện pháp này giúp giảm thiểu tình trạng táo bón từ đó ngăn chặn hình thành bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.

Cho trẻ ăn nhiều rau giảm táo bón.

Nếu các biện pháp tại nhà không giúp trẻ đi vệ sinh được bình thường, ngứa hậu môn tái diễn liên tục thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Phòng tránh ngứa hậu môn ởtrẻ

Ngoài những cách điều trị ngứa hậu môn thì mẹ cũng cần phải phòng tránh, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

  • Cắt ngắn móng tay cho trẻ, hạn chế cho trẻ gãi nhiều gây trầy xước, viêm lan ở hậu môn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tắm rửa hàng ngày.
  • Lau khô hậu môn không mặc quần ướt ẩm.
  • Chọn các loại giặt xả dịu nhẹ, chọn quần áo vải cotton, sợi bông mềm mại, thấm mồ hôi tránh dị ứng cho trẻ.
  • Mặc quần áo rộng rãi cho trẻ. Thay quần áo hàng ngày, khi bẩn, ẩm ướt cần thay ngay.

Trên đây là những thông tin liên quan đến biểu hiện ngứa hậu môn xảy ra ở trẻ. Nguyên nhân thường gặp, các xử lý và phòng tránh khi gặp phải tình trạng này đã được chia sẻ chi tiết. Tuy đây không phải là biểu hiện nghiêm trọng nhưng mẹ cũng cần đặc biệt chú ý để xử lý chấm dứt sự khó chịu cho bé.

Lâm Khuê

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • nhiễm giun sán
  • dị ứng
  • ngứa hậu môn
  • chăm sóc trẻ

Trẻ có thể bị ngứa hậu môn do vệ sinh cơ thể không đúng cách, táo bón kéo dài, nhiễm giun kim hoặc do hẹp hậu môn bẩm sinh. Hiện tượng ngứa hậu môn thường không nguy hiểm nhưng có thể khiến trẻ bứt rứt, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và chậm phát triển.

Vì sao trẻ bị ngứa hậu môn? Phụ huynh cần làm gì để khắc phục?

Ngứa hậu môn là hiện tượng vùng da bên trong và xung quanh cơ quan này bị kích thích và tổn thương, gây ra hiện tượng ngứa ngáy và khó chịu.

Triệu chứng ngứa hậu môn không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn xảy ra ở trẻ em với nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân cụ thể sẽ giúp phụ huynh dễ dàng trong việc khắc phục triệu chứng này ở con trẻ.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây khiến trẻ bị ngứa hậu môn:

Nhiễm giun kim được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ngứa ngáy và khó chịu hậu môn ở trẻ nhỏ. Hiện tượng ngứa hậu môn do giun kim xảy ra chủ yếu vào ban đêm vì lúc này giun cái bò xuống hậu môn đẻ trứng và tiết ra dịch gây ngứa dữ dội.

Giun kim sinh sống và đẻ trứng ở hậu môn, từ đó gây ngứa ngáy và khó chịu ở vùng da này

Trong trường hợp do nhiễm giun kim, bạn có thể nhận thấy trẻ hay cáu bẳn, mất ngủ, dễ bực dọc và thường xuyên đưa tay gãi hậu môn. Để xác định liệu trẻ có nhiễm giun kim hay không, phụ huynh có thể dùng đèn soi sẽ thấy giun kim và các nang trứng nằm bên trong nếp gấp hậu môn.

Trẻ nhỏ dễ bị táo bón do thói quen ít uống nước và ăn rau xanh. Táo bón là tăng áp lực lên niêm mạc hậu môn và dễ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu và đau rát.

Nếu tình trạng táo bón kéo dài, trẻ có thể bị nứt kẽ hậu môn hoặc thậm chí là mắc bệnh trĩ.

Vệ sinh hậu môn không đúng cách có thể khiến phân và bụi bẩn tích tụ, gây ra hiện tượng ngứa ngáy và khó chịu. Ngứa hậu môn do vệ sinh kém là nguyên nhân dễ cải thiện và khắc phục nhất.

Ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ có thể là hệ quả do vệ sinh cơ thể không đúng cách

Tuy nhiên nếu để kéo dài, vùng da ở hậu môn có thể nhiễm trùng, áp xe và hoại tử.

Hẹp hậu môn là dị tật bẩm sinh do khiếm khuyết từ gen di truyền. Trẻ bị hẹp hậu môn thường gặp khó khăn khi đi đại tiện và dễ gặp phải các triệu chứng như đau rát, sưng viêm, ngứa ngáy, chảy máu,…

Làn da của trẻ nhỏ thường nhạy cảm với các tác nhân kích thích. Trong trường hợp hậu môn ma sát với tã, quần áo hoặc tiếp xúc với xà phòng có độ tẩy mạnh, vùng da này có thể bị ngứa, viêm và chảy dịch.

Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi hậu môn xuất hiện các vết nứt sau khi đi đại tiện. Bệnh lý này có thể khởi phát do táo bón kéo dài hoặc do vùng da hậu môn bị khô.

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn thường bị ngứa ngáy, sưng đỏ và đau rát ở vùng da này

Ban đầu nứt kẽ hậu môn chỉ gây ngứa và kích thích nhẹ. Tuy nhiên khi vết nứt đi sâu vào niêm mạc, trẻ có thể quấy khóc do đau hậu môn, chảy máu, tụ mủ,…

Việc thu nạp các thực phẩm có khả năng dị ứng cao như mực, tôm, hải sản, nấm,… có thể gây tiêu chảy và ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ. Ngoài ra trẻ ăn thực phẩm có tính nóng (ớt, tỏi, tiêu,…) cũng có thể bị ngứa rát hậu môn khi đại tiện.

Ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến và hiếm khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu triệu chứng xảy ra với tần suất dày đặc và mức độ nặng nề, trẻ có thể rơi vào tình trạng bực dọc, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và chậm phát triển.

Hơn nữa tổn thương ở hậu môn cũng có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, gây đau rát và nhiễm trùng. Vì vậy khi nhận thấy triệu chứng ngứa hậu môn ở trẻ, phụ huynh nên chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục.

Trẻ bị ngứa hậu môn thường dễ cáu bẳn, mệt mỏi, chán ăn,… Vì vậy bạn có thể cải thiện triệu chứng này ở con trẻ với những biện pháp sau đây:

Khi nhận thấy con trẻ ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn, cần vệ sinh cơ thể cho trẻ đúng cách. Đối với những trẻ lớn hơn, bạn nên giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của thói quen vệ sinh cá nhân và hướng dẫn cho trẻ cách tự vệ sinh.

Khi vệ sinh cho trẻ, bạn chỉ nên sử dụng nước sạch hoặc nước muối pha loãng. Sử dụng xà phòng chứa chất tẩy mạnh có thể gây kích ứng và tổn thương da. Ngoài ra, cần lau khô hậu môn và vùng kín của trẻ trước khi mặc quần áo.

Táo bón là một trong những nguyên nhân gây ngứa và đau rát ở hậu môn. Vì vậy bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để hạn chế nguyên nhân này.

Cho trẻ uống đủ nước có thể làm mềm phân và hạn chế tình trạng kích thích niêm mạc hậu môn
  • Khuyến khích trẻ uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ ngày. Nếu trẻ khó chịu khi uống nước lọc, bạn có thể cho trẻ uống nước ép trái cây để kích thích vị giác.
  • Bổ sung rau xanh và trái cây trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nếu trẻ không thích ăn rau, bạn có thể thay thế bằng các loại củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt,…
  • Nên chế biến thức ăn cho trẻ ở dạng lỏng như nấu canh, soup, cháo,… để tránh tình trạng táo bón và ngứa hậu môn.
  • Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng và kích thích hậu môn như thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ, hải sản, đậu phộng,…
  • Cho trẻ ăn đúng giờ, hạn chế tình trạng ép trẻ ăn quá nhiều. Nếu trẻ lười ăn, bạn nên tìm gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn cách khắc phục.

Với trường hợp ngứa ngáy và đau rát do hẹp hậu môn, phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám và tiến hành nong hậu môn.

Phương pháp này được thực hiện trong khoảng 6 – 12 tháng nhằm nới rộng không gian hậu môn và cải thiện các triệu chứng khó khăn khi đại tiện ở trẻ.

Trẻ bị ngứa ở hậu môn có thể do viêm da tiếp xúc gây ra. Nếu do nguyên nhân này, bạn có thể cải thiện bằng cách loại bỏ các tác nhân kích thích xung quanh trẻ.

Thay tã thường xuyên có thể hạn chế được tình trạng ma sát và ngứa ngáy ở mông, hậu môn
  • Thay thế tã, nước xả vải, xà bông tắm,… nếu nghi ngờ các sản phẩm này là nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa hậu môn.
  • Mặc quần vừa kích cỡ với cân nặng của trẻ, đồng thời nên lựa chọn trang phục có chất liệu thông thoáng và mát mẻ.
  • Thường xuyên thay tã để tránh hiện tượng ma sát gây ngứa hậu môn và hăm da.

Nhiễm giun kim là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa ngáy hậu môn vào ban đêm. Vì vậy nếu nhận thấy giun kim và ấu trùng ở nếp gấp hậu môn, bạn nên cho trẻ thực hiện các biện pháp điều trị.

Các loại thuốc trị giun kim:

  • Albendazole: Cho trẻ uống 1 viên thuốc (400mg) và nhắc lại sau 1 tháng.
  • Mebendazole: Tương tự Albendazole, bạn cho trẻ uống 1 viên thuốc (500mg) và nhắc lại sau 1 tháng.

Các loại thuốc trị giun kim chỉ được sử dụng cho trẻ nhỏ trên 2 tuổi. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ dưới độ tuổi được quy định.

Có thể thoa dầu dừa lên hậu môn để giảm ngứa ngáy và khó chịu do nhiễm giun kim

Với những trẻ dưới 2 tuổi, bạn có thể áp dụng một số mẹo trị giun kim từ dân gian như:

  • Dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn và ức chế hoạt động sinh sản của giun kim. Vì vậy bạn có thể vệ sinh hậu môn cho trẻ, lau khô, sau đó thoa dầu dừa lên vùng da này. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày có thể hạn chế hiện tượng ngứa ngáy và khó chịu.
  • Nước ép tỏi: Tương tự dầu dừa, nước ép tỏi có khả năng sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Sử dụng nước ép tỏi lên hậu môn có thể gây hư hại ấu trùng giun kim và giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên nước ép tỏi có tính cay nồng, vì vậy chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi.

Trẻ bị ngứa hậu môn là tình trạng khá phổ biến. Khi nhận thấy trẻ có triệu chứng này, phụ huynh nên xác định nguyên nhân và tiến hành các biện pháp khắc phục phù hợp. Tuy nhiên với những trường hợp có dấu hiệu chảy máu hậu môn kèm theo mủ/ dịch, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm: 5 mẹo chữa ngứa hậu môn tại nhà cực hay – Hết ngứa tức thì

Video liên quan

Chủ đề