Trách nhiệm nghĩa vụ của học sinh

Câu hỏi: Trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường?

Lời giải:

Trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường:

1.Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2.Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

5.Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên nhé!

1. Quyền của HSSV

- Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường.

- Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường; được nhà trường phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt nghiệp, rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến HSSV.

- Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm:

+ Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao;

+ Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ;

+ Được chăm lo, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước;

+ Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của HSSV, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài nhà trường theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường;

+ Được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

- Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ; được miễn học phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước.

- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của HSSV.

- Được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của trường. Việc ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định tại Quy chế công tác HSSV nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- HSSV đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ sơ HSSV, các giấy tờ có liên quan khác và giải quyết các thủ tục hành chính.

- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi, rèn luyện tốt và được hưởng các chính sách ưu tiên khác theo quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức.

2.Nhiệm vụ củaHọc sinh, sinh viên

- Học tập và rèn luyện theo kế hoạch và chương trình đào tạo của Trường.

- Tham gia các hoạt động của HSSV về học tập lý thuyết, thực hành, thực tập tại các bệnh viện, các trạm y tế xã và thực tế tại cộng đồng; các hoạt động văn hoá, thể thao và các hoạt động khác theo đúng nội quy, quy chế của Trường.

-Chấp hành pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Trường, kính trọng các cô giáo, các nhà quản lý và các tập cơ sở; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.

-Giữ gìn và bảo vệ tài sản, các công trình công cộng trong trường và nơi thực tập, thực tế, ngoài xã hội. Giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

-Đóng học phí đầy đủ, đúng kỳ hạn theo quy định của Trường.

- Bảo vệ và phát huy truyền thống của Trường.

3. Các điều hành bị cấm học, sinh viên

- Vô lễ, xúc phạm nhân, danh dự, phân loại thể giáo viên, Bộ phận quản lý và trường học sinh.

- Gian nan trong học tập, kiểm tra và thi.

Đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, các chất độc hại, lưu hành văn hoá phẩm đồi truỵ.

Đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong trường và ngoài xã hội.

Uống rượu, bia trong trường.

Câu hỏi: Nghĩa vụ của học sinh THPT

Trả lời:

Nghĩa vụ của học sinh THPT gồm:

- Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục Nhà nước

- Yêu Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dân chủ cộng hòa xã hội

- Kính trọng, yêu quí và giúp đỡ gia đình

- Đi nghĩa vụ quân sự khi 18 tuổi và thực hiện các bước nghiêm chỉnh

- Thực hiện tốt các chuẩn mực xã hội, chấp hành tốt quy định Đảng và Nhà nước

Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức vềNghĩa vụ của học sinh THPT nhé!

1. Nhiệm vụ của học sinh THPT

Căn cứ theo Tiểu mục C Mục II Quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, khen thưởng và kỷ luật học sinh các trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành kèm theoQuyết định 1118/QĐ năm 1987thì nhiệm vụ của học sinh trung học phổ thông (phổ thông cấp III) bao gồm:

- Chăm chỉ, tự giác học tập để nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản. Trau dồi phương pháp học tập và khả năng tự học, tự mở rộng kiến thức của mình. Trung thực trong học tập, không “quay cóp”.

- Tích cực vận dụng kiến thức vào lao động sản xuất và đời sống.

- Tích cực tham gia lao động công ích, lao động sản xuất, hướng nghiệp, học nghề. Giữ kỷ luật, an toàn trong thực hành kỹ thuật và lao động. Chăm chỉ lao động giúp gia đình. Sẵn sàng tham gia lao động theo yêu cầu xã hội.

- Giữ gìn và bảo vệ và tài sản xã hội chủ nghĩa. Thực hành tiết kiệm, không lãng phí, không đua đòi ăn diện. Tích cực đấu tranh chống hành vi phá hoại hoặc lấy cắp tài sản chung.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung thật tốt. Tích cực luyện tập thể dục, thể thao. Không uống rượu, không uống thuốc.Nghiêm túc luyện tập quân sự. Sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động chính trị- xã hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ. Thường xuyên tìm hiểu các sự kiện chính trị trong nước và trên thế giới. Sử dụng thời gian hợp lý và có ích. Không xem, không nghe, không lưu truyền và không làm theo văn hóa phẩm phản động, đồi trụy.

- Đoàn kết, đấu tranh xây dựng tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của tập thể. đề cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Phấn đấu trở thành đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đoàn viên tích cực.

- Sống trung thực, thẳng thắng, khiêm tốn, chân thành và tôn trọng bạn bè. Xây dựng tình bạn nam, nữ trong sáng và lành mạnh. Văn minh lịch sự trong giao tiếp với mọi người. Không gây gỗ, đánh nhau.

- Kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo, ông bà, bố mẹ và anh chị anh em. Tôn trọng và quan tâm với mọi người.Làm gương cho các em nhỏ noi theo. Tuyệt đối không có hành vi xúc phạm tới thầy giáo, cô giáo và các người khác.

- Nghiêm túc thực hiện những yêu cầu về học tập và rèn luyện. Tuân theo kỷ luật của nhà trường. Tôn trọng và bảo vệ danh dự của nhà trường, của thầy giáo, cô giáo và tập thể học sinh.

- Triệt để chấp hành chủ trương của đảng chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tự giác thực hiện các quy tắc sinh hoạt nơi công cộng. Tham gia bảo vệ và trật tự an toàn xã hội.

2. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự

a. Học tập QS, chính trị, rèn luyện thể lực do nhà trường tổ chức.

Trách nhiệm của HS đang học ở các trường:

+ Phải học tập xong chương trình GDQP theo quy định.

+ Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện, phấn đấu đạt kết quả cao.

+ Kết hợp học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng nếp sống văn minh chấp hành đầy đủ các quy định trong luật NVQS.

b. Chấp hành những quy định về đăng ký NVQS.

- Tuổi đăng ký NVQS: Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trong năm. Vào tháng 4 hàng năm theo lệnh gọi của chỉ huy quân sự quận, huyện.

- Ý nghĩa của việc đăng ký NVQS :

+ Đăng ký NVQS để nắm tình hình bản thân, gia đình học sinh. Giúp cho việc tuyển chọn, gọi nhập ngũ chính xác.

+ Đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện luật NVQS.

+ Học sinh phải đăng ký kê khai đầy đủ chính xác đúng thời gian quy định.

c. Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ

- Trách nhiệm của cơ quan

- Trách nhiệm của HS:

+ Đi kiểm tra và khám sức khoẻ theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự huyện.

+ Đi đúng thời gian, địa điểm theo quy định trong giấy gọi.

+ Khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ, phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám.

d. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ.

- Trách nhiệm của cơ quan. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày.

- Trách nhiệm của công dân được gọi nhập ngũ:

+ Phải có mặt đúng thời gian địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

+ Công dân nào kkhông thể đúng thời gian phải có giấy chứng nhận của uỷ ban nhân dân.

+ Công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lý theo luật NVQS.

Học sinh có trách nhiệm:

Học phải đi đôi với hành, vận dụng kết quả học tập vào việc xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể có kỉ luật, văn minh trong nhà trường và ngoài xã hội, chấp hành đầy đũ những quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự trong thời gian học tập tại trường như đăng kí nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khỏe khám tuyển, nhập ngũ.

- Việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự trước hết là thực hiện tốt việc đăng kí nghĩa vụ quân sự.

Học sinh đi kiểm tra và khám sức khỏe theo giấy gọi của Ban chỉ huy cấp huyện (quận) nơi cư trú.

Phải có mặt đúng thời gian, ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.