Trách nhiệm la gì trong quản trị học

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, để bộ máy hoạt động hoạt động trơn tru, thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả, cần phát huy vai trò của quản lý. Chính vì vậy, từ lâu quản trị học đã sớm được đưa vào nghiên cứu, bàn luận và trở thành ngành học chủ chốt tại một số trường đại học.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến quản trị học là gì?

Khái niệm quản trị

Bàn về khái niệm quản trị, hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau, điển hình là 3 quan điểm dưới đây:

– Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được.

– Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của môi trường.

– Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên để hoàn thành mục tiêu đã định.

Ta thấy rằng, các quan điểm trên về quản trị đều có tính đúng đắn tuy nhiên có sự khác nhau về phạm vi nội hàm của khái niệm. Từ đây, chúng ta có thể rút ra được định nghĩa quản trị học là gì?

Khái niệm quản trị học

Có thể hiểu quản trị học là ngành khoa học nghiên cứu về các nguyên tắc, quy luật, phương pháp, kỹ thuật quản trị trên cơ sở đó vận dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề quản trị. Từ góc độ này, quản trị là một hoạt động mang tính khoa học. Khoa học quản trị là một bộ phận tri thức tích lũy qua nhiều thời kỳ, thế hệ sau kế thừa thế hệ trước, đồng thời thừa hưởng kết quả nghiên cứu từ nhiều ngành khoa học như kinh tế học, xã hội học, tâm lý học,…

Mặt khác, khi xem xét từ khía cạnh kỹ năng, quản trị học còn được nhìn nhận là nghệ thuật quản trị. Nghệ thuật quản trị là các kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết để đạt mục tiêu và hiệu quả cao. Nghệ thuật quản trị được thể hiện tương đối đa dạng bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như:

– Nghệ thuật dùng người

Mỗi con người đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nhà quản trị giỏi phải biết khai thác, phát huy các ưu điểm đồng thời phát hiện và khắc phục hạn chế, nhược điểm của một người. Để làm được điều đó, đòi hỏi nhà quản trị cần có sự am hiểu về tâm lý học, đồng thời phải thật khéo léo, tinh tế.

– Nghệ thuật giáo dục con người

Hoạt động giáo dục con người trong lĩnh vực quản trị thường bao gồm các hình thức như khen, chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng, kỷ luật,… Các nhà lãnh đạo cần phối hợp linh hoạt, phù hợp để đem lại hiệu quả cao.

– Nghệ thuật ứng xử

Nghệ thuật ứng xử là sự lựa chọn lời nói, cách nói và thái độ phù hợp với người nghe. Khi giao tiếp người nói cần có thái độ tôn trọng, thành ý, khiêm tốn và hòa nhở. Mặt khác, cần lựa chọn cách nói (nói thẳng, gợi ý, triết lý,…) cần phù hợp với trình độ và tâm lý của người nghe.

Nghệ thuật quản trị còn biểu hiện ở nghệ thuật tạo thời cơ, nghệ thuật sử dụng các đòn bẩy, nghệ thuật ra quyết định,…

Như vậy, quản trị học là gì được nhìn nhận từ hai khía cạnh chủ yếu là tính khoa học và tính nghệ thuật.

Trách nhiệm la gì trong quản trị học

Sự cần thiết của quản trị

Ngày nay, quản trị học ngày càng thể hiện vai trò của mình trong thực tiễn và được đánh giá cao trong mọi lĩnh vực. Sở dĩ quản trị có vai trò to lớn như vậy là do chúng đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn:

– Quản trị là hoạt động cần thiết phải thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.

– Quản trị nhằm mục đích tạo lập và duy trì một môi trường nội bộ tốt nhất, trong đó các cá nhân làm việc theo nhóm có thể đạt được một hiệu suất cao nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

Khi tìm hiểu về quản trị học là gì, chúng ta không thể bỏ qua các chức năng của quản trị.

Chức năng quản trị

Từ các định nghĩa nêu trên, ta có thể thấy quản trị có 4 chức năng cơ bản sau:

– Hoạch định:

Đây là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị, bao gồm việc xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu và thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động.

– Tổ chức:

Đây là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự cho một tổ chức. Hoạt động tổ chức bao gồm các công việc như xác định những việc phải làm, người thực hiện, cách thức phối hợp,…

– Lãnh đạo:

Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải nắm được động cơ và hành vi của cấp dưới, nhờ đó động viên, điều khiển, lãnh đạo kịp thời. Do vậy, mỗi nhà quản trị sẽ chọn các phong cách lãnh đạo khác nhau, giải quyết hài hòa các mối quan hệ, thay đổi nhận thức và hành vi của cấp dưới.

– Kiểm tra:

Đây là chức năng cuối cùng trong tiến trình quản trị, bao gồm xác định thành quả, so sánh thành quả. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu, sửa chữa sai lệch, nhằm đảm bảo tổ chức đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu.

Qua các thông tin ở trên, bạn đọc đã nắm được các thông tin cơ bản liên quan đến quản trị học là gì? Từ đây, chúng ta cũng thấy được rằng, quản trị vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Với tính chất đa dạng, quản trị khẳng định rõ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một tổ chức.

Chiếc ghế lãnh đạo không hề đơn giản, mặc dù không trực tiếp thực hiện công việc, nhưng phải có cái nhìn tổng quan các hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, đây cũng là vị trí gánh vác rất nhiều trọng trách vô cùng quan trọng. Dù quy mô hay loại hình công ty như thế nào, nhà lãnh đạo cũng đều có những trách nghiệm cốt lõi như sau:

Trách nhiệm về tầm nhìn chiến lược

Lãnh đạo phải xác định và định hướng chiến lược của công ty. Nếu không có điều đó, công ty đơn thuần chỉ là một bộ sưu tập các mục tiêu cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc.

Trong khi những người khác hỗ trợ hình thành tầm nhìn chiến lược thì lãnh đạo phải có khả năng mô tả các tầm nhìn đó một cách rõ ràng, hấp dẫn và thú vị. Tất cả các nhân viên bên trong tổ chức nên hiểu định hướng đó sẽ ảnh hưởng đến công việc và trách nhiệm của họ như thế nào.

Trách nhiệm la gì trong quản trị học

Trách nhiệm về nguồn nhân lực

Quản trị con người luôn là bài toán hóc búa nhất đối với các nhà quản lý, lãnh đạo. Trách nhiệm của lãnh đạo liên quan rất lớn đến cân bằng nguồn lực phù hợp với mục tiêu của công ty.Với đội ngũ phù hợp, mọi công việc đều ổn thỏa ngược lại mọi thứ đều là vấn đề.

Trách nhiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa là một tập hợp các quan điểm, mục tiêu, hành vi và giá trị đặc trưng của công ty. Mỗi một tổ chức đều có văn hóa doanh nghiệp khác nhau và một phần quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp chính là giá trị: lãnh đạo đảm bảo tất cả các giá trị được áp dụng thống nhất từ dưới lên trên, tại tất cả các phòng ban. Một nền văn hóa tốt sẽ tạo cho con người cảm giác an toàn và được tôn trọng, cho phép doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.

Trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định

Không ai có thể là chuyên gia về mọi lĩnh vực trong doanh nghiệp nhưng các lãnh đạo là người được giao trọng trách trong việc ra quyết định. Nhiều vấn đề đòi hỏi giải pháp ảnh hưởng đến nhiều phòng ban và chỉ lãnh đạo mới có quyền biến nó thành hành động.

Trách nhiệm đảm bảo hiệu suất

Mọi người đều đồng ý rằng lãnh đạo chịu trách nhiệm cuối cùng cho hiệu suất của công ty. Để thành công, nhà lãnh đạo phải có vai trò tích cực trong việc kiểm soát hoạt động. Lãnh đạo cũng là đại diện kết nối giữa các hoạt động nội bộ và các đối tác bên ngoài. Để phát triển thành công, lãnh đạo nên hiểu rõ bức tranh toàn cảnh về các chức năng mà chỉ có lãnh đạo đảm nhiệm, hãy luôn ưu tiên chúng và tìm cách giải quyết cân bằng các vấn đề.

(Tổng hợp)

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Chief Executive Officer

"Góp phần đưa ra lời giải cho bài toán quốc tế hóa
trình độ nguồn nhân lực quản lý và lãnh đạo ở Việt Nam
"

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây