Tốc độ tăng trưởng dân số là gì

(TG) - Trong các cuộc bàn thảo liên quan đến Dự thảo Chiến lược Dân số Việt Nam tới năm 2030 do Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp tổ chức, bên cạnh những vấn đề về cơ cấu, chất lượng dân số... thì quy mô dân số là một trong những vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm, bàn thảo.

Tốc độ tăng trưởng dân số là gì
Cán bộ dân số tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân. Ảnh: TL

Những siêu đô thị trong thời gian gần

Thông tin từ Tổng cục Dân số cho thấy, quy mô dân số nước ta hiện nay gần 95 triệu người, tốc độ gia tăng dân số hàng năm vẫn ở mức trên 1%. Nghĩa là mỗi năm, dân số Việt Nam có thêm gần 1 triệu người.

Ông Đinh Thái Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, thường trực Tổ Biên tập xây dựng Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 chỉ ra một vấn đề, trong khi nhiều tỉnh có tốc độ phát triển dân số hàng năm thấp, thậm chí khoảng 0% (như Nam Định 0,04%, Thái Bình là 0,09%, An Giang là 0,09%), thì một số thành phố, tỉnh có kinh tế tương đối phát triển lại có tốc độ gia tăng dân số hàng năm cao, thậm chí vượt mức 2% (Bình Dương - 3,76%, Bắc Ninh - 3,11%, Đồng Nai- 2,21%).

“Trên toàn quốc, một số thành phố có quy mô dân số lớn, khoảng 8 triệu người và sẽ trở thành các siêu đô thị trong thời gian gần. Tổng cục Thống kê đã chỉ ra, quy mô dân số TPHCM năm 2017 là gần 8,5 triệu, Hà Nội là gần 7,5 triệu. Ngược lại một số tỉnh có quy mô dân số nhỏ, khoảng 0,5 triệu người như Bắc Kạn, Lai Châu, Kon Tum...”, ông Đinh Thái Hà nói.

Ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho hay, xét trên phạm vi toàn quốc, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế và duy trì liên tục trong 12 năm. Tuy nhiên, nhiều tỉnh mức sinh biến động với biên độ lớn.

Phân tích cụ thể, ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số (Tổng cục Dân số) cho biết, các tỉnh phía Nam, mức sinh có xu hướng liên tục giảm, một số tỉnh giảm xuống mức rất thấp (dưới 1,6 con) như Đồng Tháp (1,34 con), TPHCM (1,36 con), Bà Rịa - Vũng Tàu (1,37 con), Hậu Giang (1,53 con). Ngược lại nhiều tỉnh phía Bắc mức sinh không ổn định, một số tỉnh đã tăng cao trở lại (trên 2,5 con). Điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2017 chỉ ra, mỗi phụ nữ trong tuổi sinh đẻ ở Hà Tĩnh sinh trung bình 3,24 con, Nghệ An (2,87 con), Lai Châu (2,86 con), Điện Biên (2,84 con), Quảng Trị (2,83 con)...

Hiện có 4/6 vùng kinh tế - xã hội chưa đạt được mức sinh thay thế, có nơi rất cao, quy mô dân số tiếp tục tăng nhanh. Trong khi ở một số vùng đô thị, kinh tế phát triển, mức sinh đã xuống thấp, có nơi thấp xa so với mức sinh thay thế. Chênh lệch mức sinh giữa các vùng sẽ trở thành yếu tố bất lợi cho việc ổn định quy mô dân số và phát triển kinh tế- xã hội, tác động tiêu cực đến bảo đảm an sinh xã hội.

“Nhiều gia đình có điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc con cái thì sinh ít con trong khi nhiều gia đình khó khăn thì sinh nhiều con ảnh hưởng đến việc nuôi, dạy và nâng cao chất lượng dân số”, ông Đinh Thái Hà chỉ ra vấn đề khó khăn.

Cùng với đó, ông Hà cũng cho rằng di cư là vấn đề xã hội đáng quan tâm trong thời gian tới. Dự báo di cư sẽ tăng lên 45% vào năm 2020 và lên 50% vào năm 2025.

Thực trạng này đòi hỏi phải có chính sách dân số và phát triển linh hoạt, phù hợp với từng địa phương, từng giai đoạn để góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Đảm bảo công bằng trong tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ KHHGĐ

Đại diện Tổng cục Dân số cho rằng, trong thời gian qua, chính sách dân số tập trung vào đối tượng là các phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ, không muốn sinh nhiều con; Nhà nước ưu tiên hỗ trợ cho đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Các đối tượng vị thành niên, thanh niên chưa kết hôn, người di cư, người lao động trẻ tại khu công nghiệp, khu chế xuất chưa được quan tâm đúng mức.

Từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ sử dụng phương tiện tránh thai hiện đại có xu hướng giảm, một số biện pháp tránh thai (BPTT) có hiệu quả cao, tác dụng lâu dài giảm nhanh, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Cơ cấu sử dụng BPTT có thay đổi theo hướng đang dạng hóa. Tuy nhiên, tỷ trọng sử dụng các BPTT truyền thống hiệu quả thấp có xu hướng tăng. Khả năng đáp ứng và tiếp cận dịch vụ ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn thấp, đôi khi còn gián đoạn.

Các dịch vụ hỗ trợ sinh sản mới tập trung ở các trung tâm y tế lớn, chi phí cao. Khả năng tiếp cận dịch vụ hạn chế, ảnh hưởng đến quyền làm mẹ và hạnh phúc gia đình. Cùng với hội nhập quốc tế, xu hướng kết hôn muộn, có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong 16 năm (1999-2016), tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) của nam đã tăng thêm gần 2,0 năm, SMAM của nữ tăng 0,2 năm. Cùng đó, một xu hướng xã hội đang diễn ra là làm mẹ đơn thân ngày càng phổ biến. Nhu cầu đổi mới, phát triển toàn diện các dịch vụ, chính sách hỗ trợ là hết sức cần thiết.

Trong khi đó, công tác đào tạo, bồ dưỡng kiến thức liên tục cho người cung cấp dịch vụ còn hạn chế. Tỷ lệ nhân viên y tế, dân số tại cơ sở được đào tạo, đào tạo lại còn thấp, chưa thường xuyên.

Báo cáo Chương trình Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2020 cho thấy, tỷ lệ trạm y tế có cán bộ được đào tạo về kỹ thuật KHHGĐ là 67,4%, kỹ năng truyền thông tư vấn là 72%. Trung tâm y tế huyện có cán bộ được đào tạo cũng còn hạn chế (đặt dụng cụ tránh thai: 76,9%; cấy thuốc: 70,2%; tiêm thuốc: 64,3%; kỹ năng truyền thông tư vấn: 78,5%). Cùng đó, trang thiết bị, dụng cụ còn thiếu, đặc biệt tuyến xã...

Một trong những mục tiêu đầu tiên được đặt ra trong dự thảo Chiến lược Dân số Việt Nam tới năm 2030 là duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng. Theo đó, những mục tiêu cụ thể như: Bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con, quy mô dân số 104 triệu người; Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế; Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; Giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn./.

T.N

Hiện nay, mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế luôn có những tác động và đi liền với nhau. Chắc hẳn ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế không còn xa lạ đối với những ai nghiên cứu về vấn đề dân số. Lí thuyết dân số học lạc quan chính là một trong ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu lí thuyết dân số học lạc quan là gì cũng như mối liên hệ với tăng trưởng kinh tế?

Tốc độ tăng trưởng dân số là gì

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về dân số:

Ta hiểu về dân số như sau:

Dân số được hiểu cơ bản là tổng số dân sống của một nước. Quy mô dân số bị quy định bởi tỷ suất sinh (tính bằng phần nghìn), tỷ suất chết và sự di cư trong quá khứ và hiện tại.

Trong các nền kinh tế cổ truyền, dân số ổn định mặc dù tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử cũng cao và không có các luồng di cư lớn. Khi các nước bước vào giai đoạn phát triển mạnh, mức sống tăng nhanh, điều kiện sinh hoạt, y tế tốt hơn, dẫn tới tỷ suất chết giảm và dân số tăng nhanh. Hiện tượng này được gọi là bùng nổ dân số.

Các chiến lược dân số:

Sự bùng nổ dân số trong giai đoạn hiện nay có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng và mức sống. Tuy nhiên, những chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn có thể làm giảm, thậm chí loại trừ tác động tiêu cực này. Khi chiến lược phát triển phù hợp giúp cho đất nước hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, cả tỷ suất sinh và tỷ suất chết đều giảm, do đó dân số ổn định trở lại. Thực tế ở các nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Nhật đã minh chứng cho nhận định này.

Các chiến lược dân số được hiểu là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước. Đây là một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế – xã hội và cũng là yếu tố cơ bản để nhằm mục đích có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Ý nghĩa của dân số:

Xem thêm: Tỷ lệ gia tăng tự nhiên là gì? Ý nghĩa và công thức xác định tỷ lệ gia tăng tự nhiên?

Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội đó chính là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác động tích cực đến sự phát triển.

Ðể nhằm mục đích có sự phát triển bền vững, việc đáp ứng tăng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ  hiện tại không được ảnh hưởng các thế hệ tương lai trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và chất lượng của sự phát triển. Trong thực tế, các yếu tố dân số có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên và trạng thái môi trường. Dân số phù hợp sự phát triển đòi hỏi sự điều chỉnh các xu hướng dân số phù hợp sự phát triển nền kinh tế – xã hội của đất nước.

Sự phù hợp đó cũng là yếu tố quan trọng kích thích sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao tiềm lực của lực lượng sản xuất. Đây cũng chính là yếu tố cơ bản nhằm mục đích để có thể xóa đói, giảm nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ suy dinh dưỡng, cũng như nâng cao trình độ học vấn, nâng cao vị thế của người phụ nữ, giảm rủi ro về môi trường, mở rộng dịch vụ y tế, xã hội và huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh, khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó đã góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chiến lược dân số cũng là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước và nó cũng là một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế – xã hội và chiến lược dân số là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu và cũng vừa là động lực của sự phát triển.

2. Lý thuyết dân số học lạc quan:

Khái niệm lí thuyết dân số học lạc quan: 

Lí thuyết dân số học lạc quan chính là một trong ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế.

Vào đầu những năm 1980, hàng loạt nghiên cứu thực chứng đã chỉ ra những lập luận không thuyết phục của lí thuyết dân số học bi quan, trong đó quan trọng nhất là lí thuyết này không tính đến tầm quan trọng của công nghệ và mức tích tụ nhân lực trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Các nghiên cứu này thuộc nhóm lí thuyết dân số học lạc quan. Và các nghiên cứu này cho rằng tăng dân số có thể tạo ra một nguồn lực kinh tế quan trọng.

Các chủ thể là những nhà nghiên cứu lập luận rằng dân số tăng lên cũng có thể làm tăng mức tích tụ nhân lực và quốc gia có dân số lớn có thể tận dụng tính qui mô để hấp thụ các tri thức, công nghệ cần thiết cho tăng trưởng.

Xem thêm: Lão hóa dân số là gì? Đặc trưng, hậu quả của lão hóa dân số?

Nghiên cứu của Simon (1981) (theo trích dẫn của Bloom và cộng sự, 2003) cũng đã chỉ ra rằng tăng dân số nhanh có thể có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế vì dân số tăng có thể tạo sức ép phải cải tiến công nghệ sản xuất. Đây là một nhân tố quan trọng của tăng trưởng dài hạn.

Một ví dụ khác cụ thể đó chính đó chính là cách mạng xanh từ những năm 1950 đã xuất hiện và làm tăng sản lượng nông nghiệp thế giới lên gần bốn lần dù chỉ sử dụng thêm 1% đất đai, và nó đã giải quyết được nhu cầu cho một lượng lớn dân số.

Trong những năm gần đây, yêu cầu tìm hiểu và đánh giá cụ thể hơn mối quan hệ giữa biến động dân số với tăng trưởng kinh tế ngày càng cấp thiết hơn.

Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển đang trải nghiệm những biến động dân số mạnh mẽ bởi do tác động của các chính sách dân số thì nhu cầu này cũng lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Lí thuyết dân số học lạc quan trong tiếng Anh được gọi là gì?

Lí thuyết dân số học lạc quan trong tiếng Anh được gọi là Optimistic hay Anti-Malthusian.

Ba quan điểm về mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế:

Cho đến nay, lịch sử dân số học đã trải qua ba quan điểm về mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế với những lí luận và bằng chứng khác nhau:

Xem thêm: Cơ cấu dân số là gì? Đặc trưng và phân loại cơ cấu dân số?

– Lí thuyết dân số học bi quan với lập luận chủ yếu là tăng dân số tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Lí thuyết dân số học bi quan chính là một trong ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế.

Người khởi xướng lí thuyết này là Thomas Malthus thông qua cuốn sách Thực chứng về qui luật dân số của ông viết năm 1789.

Lí thuyết dân số học bi quan của Ông cho rằng, trong bối cảnh nguồn lực bị giới hạn, nhu cầu lương thực ngày càng tăng và tiến bộ công nghệ chậm chạp sẽ làm trầm trọng hơn sức ép từ việc tăng dân số.

Vì thế, nhu cầu lương thực sẽ luôn thấp hơn mức cần thiết và điều này sẽ chỉ dừng lại khi mức tăng dân số bị chậm lại do tỉ lệ chết cao hơn.

Đặc biệt từ cuối thập niên 1940 cho đến những năm 1970, hàng loạt nghiên cứu với luận điểm “bi quan” cho rằng dân số ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì dân số tăng nhanh sẽ đe dọa đến nguồn cung lương thực và tài nguyên tự nhiên.

Các chủ thể là những nhà hoạch định chính sách ủng hộ luận điểm này đã tiến hành thực hiện hàng loạt chính sách dân số nghiêm ngặt nhằm giảm tỉ lệ sinh.

Các chủ thể cho rằng tốc độ tăng dân số chậm sẽ cải thiện tăng trưởng kinh tế vì nguồn lực sẽ được tiết kiệm và sử dụng cho mục đích thúc đẩy tăng trưởng thay vì được sử dụng cho mục đích sinh sản, cũng như góp phần giảm tải cho cơ sở hạ tầng và môi trường.

– Lí thuyết dân số học lạc quan thì lại cho rằng tăng dân số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế;

– Lí thuyết dân số học trung tính cho rằng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác.

Lí thuyết dân số học trung tính trong tiếng Anh được gọi là Balanced views.

Lí thuyết dân số học trung tính cũng chính là một trong ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế.

Vào đầu những năm 1990, một nhóm các nhà dân số học khác đánh giá tác động của tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế ở một góc độ rộng hơn và thận trọng hơn.

Các chủ thể là những đại diện cho những người theo lí thuyết dân số học trung tính với quan điểm cho rằng tăng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế qua nhiều kênh khác nhau mà những kênh này có thể lại tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.