Tổ xây dựng là ai

Tổ xây dựng là ai

TRUYỀN THỐNG GIỖ TỔ NGÀNH XÂY DỰNG 2018

Rất nhiều ngành nghề từ thời xa xưa đến nay đều có ngày giỗ tổ để tưởng nhớ đến người sáng lập nghề và truyền bá rộng rãi trong xã hội. Đối với nghề xây dựng ở Việt Nam, người đã sáng lập của nghề được dân gian ta suy tôn như ông Tổ của ngành xây dựng chính là Cao Lỗ.

Trong thực tế, sự tôn vinh những vị tổ nghề là một việc làm phổ biến của người dân các làng nghề ở Việt Nam, ca ngợi những anh hùng lao động giỏi, tri ân đến những người đã có công gây dựng, phát triển ngành nghề. “Việc thần thánh hóa những người thợ thủ công tài giỏi, những ông tổ sư các nghề vốn là một đặc điểm phổ biến của truyền thuyết ở nhiều nước. Về ý nghĩa, nó thể hiện nguyện vọng của nhân dân muốn biểu dương, ca ngợi những thành quả lao động, lý tưởng hóa, nâng lên thành những mẫu mực đẹp đẽ. Nhưng riêng ở Việt Nam lại mang một màu sắc khác: đó là biểu hiện cao đẹp của truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, truyền thống ghi nhớ công ơn của tổ tông, gần là ông bà, cha mẹ mình, xa hơn chung hơn là tổ tiên của dân tộc mình”.

Tổ xây dựng là ai

Việc thờ phụng tổ nghề vốn là truyền thống tốt đẹp, thể hiện lòng trân trọng, biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có công truyền bá một nghề cho hậu thế. Đây còn là sự khẳng định và tôn vinh thương hiệu của nghề.

Theo thông lệ truyền thống, sáng ngày 05/02/2018 nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Đinh Dậu, toàn thể Ban Giám Đốc, CB-CNV Công ty TNHH Xây dựng Nhà Việt đã cùng nhau tụ họp thắp lên nén hương tưởng nhớ vị Tổ sư của nghề hết sức trang trọng. Chính mỗi dịp như vậy, những người con ngành xây dựng còn tìm thấy một sức mạnh tinh thần để có thêm niềm tin đối với bản thân cũng như nghề nghiệp.

Cùng lòng yêu nghề và nhiệt huyết với công việc, toàn thể anh em Công ty đã tổ chức buổi lễ thành công trong không khí rộn ràng của một mùa xuân mới sắp tới. Mọi người đều cầu mong tất cả mọi việc đều suôn sẻ thuận lợi, công ty ngày càng có nhiều công trình xây dựng lớn được thực hiện cùng với nhiều thành công lớn cho ngành xây dựng Việt Nam.

Một số hình ảnh từ buổi lễ:

Tổ xây dựng là ai

Giám đốc Trương Bá Ngọc thực hiện nghi thức cúng giỗ.

Tổ xây dựng là ai

Toàn thể nhân viên cùng thắp hương cầu cho Nhà việt một năm mới suôn sẻ và thành công.

Tổ xây dựng là ai

Trong các ngành nghề ở nước ta, ngành xây dựng bao gồm nghề thợ mộc, thợ xây, và thợ cơ khí. Trong năm có đến 2 ngày giỗ cách nhau 6 tháng đó là ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch.

Theo lịch sử Trung Quốc vào thời chiến tranh Lục quốc, có một vị thợ mộc kiệt xuất nhất nước Lỗ, tuân lệnh hoàng đã nghiên cứu trong 3 năm trời và chế tạo ra một con diều bằng gỗ có thể chở được một người, dựa vào sức gió mà bay lên do thám tình hình quân sự ở biên giới nước Tống. Người này chính là Lỗ Ban, danh tiếng lừng lẫy khắp 4 phương, được ca tụng là tinh hoa nghề thợ mộc nước Lỗ.

Tổ xây dựng là ai
Ông tổ nghề xây dựng Lỗ Ban

Trước thời Lục quốc phân tranh khoảng 500 năm, cũng tại Lỗ quốc có một người là Công Thư Ban, con của Lỗ Chiêu Công đã chỉ đạo thợ thầy xây dựng pháo đài hoàng cung, đã suy nghĩ chế tạo ra hai vật dụng để công việc xây dựng được chính xác và nhanh gọn. Đó là “ quy”  tựa như chiêc compa hiện nay, và “ củ” là chiếc thước bọt nước thời xưa. Đó cũng là nơi xuất phát câu nói “ làm theo quy củ” được lưu truyền đến tật ngày nay mỗi khi cần làm việc đúng thứ tự và chính xác.

Theo truyền thuyết, giới thợ thầy lúc đso gọi ông Lỗ Công Thư Ban, về sau chỉ gọi là Lỗ Ban cho tiện. Ông là người nghiên cứu thiên văn, địa lý kết hợp cùng 8 quẻ Bát quái để tạo ra cây thước Lỗ Ban đặc sắc của nghề mộc( hiện này thì nghề thợ hồ cũng sử dụng) để thuận tiện cho công việc đặt đòn mái, đo khuôn nhà cửa.

Tổ xây dựng là ai
Lễ vật trong mâm cúng giổ tổ nghề xây dựng

Cúng tổ ngày nay

Hiện nay, những làng nghề xây dựng đều công nhận Lỗ Ban là tổ nghề của mình. Cứ vào ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hằng năm đều tổ chức ngày giỗ tổ nghề của Lỗ Ban.

Lễ giỗ Tổ nghề được tất cả anh em nghiệp đoàn tổ chức nghiêm túc và trang trọng, đặc biệt là ngày 20 tháng Chạp Âm lịch.

Ngày xưa, cúng Tổ nghề phải có lễ Tam sanh, người đứng ra tổ chức và chủ trì buổi lễ là bậc kỳ tài, có uy tín hoặc cao tuổi nhất trong làng nghề, mọi người sẽ cũng nhau đóng góp tiền bạc để buổi lễ diễn ra trọn vẹn và trang trọng nhất.

Và ngày đó các thợ mới vào nghề, cũng xem đây là lễ nhập môn để ra mắt Tổ. Lễ vật thợ mới dâng tặng là một chú gà trống choai,một chai rượu nếp trắng, một thẻ nhang thơm. Trong lòng nguyện ý, đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy. Chủ trì buổi lễ tiếp nhận lễ vật và ban cho “ tân môn đồ” một ly rượu trắng, sau đó “ tân môn đồ”  kính cẩn nâng ly rượu mời người thợ tài giỏi để tôn làm thầy giáo mà học hỏi. Người thầy uống cạn ly với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật trọn tình, trọn nghĩa.

Giỗ tổ ngày nay

Qua những năm khói lửa phân tranh, việc cúng Tổ làng nghề dần mai một và gần như bị người đời quên mất. Hiện nay, song song với việc phục hưng những làng nghề ở nước ta, việc tổ chức lễ giỗ tổ các làng nghề được chú trọng và phát triển. Ngày càng nhiều ngày lễ lớn, nhất là về tổ nghề được đông đảo mọi người mong đợi và hưởng ứng.

Giỗ tổ nghề là cách thể hiện tinh thần “ uống nước nhớ nguồn” và “ tôn sư trọng đạo” để nhớ ơn các bậc tiền bối kiệt xuất có công lớn trong truyền dạy và phát triển nghề, đây cũng là dịp để mọi người cầu mong ơn trên giúp đỡ và khuyến khích, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc làm ăn. Lễ giỗ tổ nghề còn là một nét đẹp truyền thống cao quý trong xã hội hiện đại hóa quá nhanh như ngày nay, chúng cần được giữ gìn và phát huy cho con cháu đời sau.

Lễ vật trong mâm cúng nghề xây dựng

  • Trái cây ngũ quả
  • Hoa Cúc Kim Cương
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo hủ, Muối hủ, Trà pha sẵn,
  • Rượu nếp
  • Nước chai
  • Trầu cau
  • Giấy cúng Giỗ tổ ngành Xây dựng
  • Xôi
  • Gà luộc
  • Heo quay con
  • Bánh bao, Bánh hỏi, Bánh chưng/bánh tét, Chả lụa…

Khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, chủ nhà may hay người thợ chính ăn mặc chỉnh tề (áo dài hay âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề xây dựng và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát đạt. Lễ cúng xong, thợ thầy cùng vui hưởng, chuyện trò, trao đổi công việc.

Tổ xây dựng là ai
Văn khấn ông tổ nghề xây dựng

Bài văn khấn giổ tổ nghề xây dựng

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …….

Ngụ tại……….

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……..

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……….

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề…………. . thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Chuyên: nhận đặt mâm cúng trọn gói, cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng cô hồn …… nhận đặt xôi chè cúng, mâm quả cưới hỏi …..

Liên hệ hotline: 0377.439.394 hoặc 0896.439.394 để https://dichvudocungbinhduong.com phục vụ bạn chu đáo nhất.

>>> Có thể bạn cần biết: Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc